Những con số thú vị về “chuyện yêu” của phụ nữ
Trang web Ivillages đã tiến hành khảo sát 200 cặp vợ chồng (độ tuổi 18-49) về đời sống gối chăn của họ trong năm 2010 vừa qua.
23% phụ nữ “yêu” 1-3 lần/tháng
Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi: “Bạn có thường xuyên yêu?” thì đáp án phần lớn là 1-3 lần mỗi tháng (độ tuổi 18-49). 21% cho biết có tần suất “giao ban” trên 10 lần mỗi tháng. Có đến 9% nói, họ “ngủ chay” suốt năm.
1/7 từng thử điều mới mẻ trên giường
Phụ nữ trong độ tuổi 18-29 hào hứng với những kỹ thuật mới nhất.
58% không có tâm trạng “yêu”
“Không phải tối nay, anh yêu” là câu từ chối khá phổ biến. Hơn một nửa số phụ nữ này không có hứng thú với “chuyện ấy” trong vòng một tuần vừa qua.
Phụ nữ độ tuổi 18-29 hài lòng với chuyện đó nhất
Video đang HOT
Thống kê cho thấy, nhóm 18-29 tuổi thỏa mãn nhất với chuyện yêu, với 45% thừa nhận “vô cùng mãn nguyện”. Phụ nữ độ tuổi 40-49 ít hài lòng hơn cả, với 1/5 thổ lộ: “không có chút cảm xúc nào”.
34% phụ nữ độ tuổi 30-39 hài lòng với chuyện gối chăn của họ.
Hầu hết các cặp đôi dùng dầu bôi trơn
Trả lời cho câu hỏi: “Để cải thiện chuyện ấy, bạn làm gì?”, phần lớn các cặp đôi đều chung quan điểm: dùng dầu bôi trơn (41%), thậm chí là “đồ chơi” (17%), gel hỗ trợ cảm giác (17%)…
62% phụ nữ tưởng tượng về người khác
Nếu bạn thường xuyên mơ tưởng về nhân vật nổi tiếng khi “yêu” thì bạn chẳng phải là duy nhất. 6/10 phụ nữ có tưởng tượng về người đàn ông khác, nhất là khi “chuyện đó” đang dần tẻ nhạt.
Hãy thêm “gia vị” cho đời sống gối chăn của bạn và biết đâu, “nhân vật ảo” kia chẳng mấy chốc sẽ lùi vào dĩ vãng.
41% thích ngủ hơn “yêu”
Trong khi 37% nói rằng, không gì tuyệt vời hơn được gần gũi bạn tình thì có đến 41% thừa nhận, họ thích ngủ hơn. Các giải pháp “trốn tránh” khác là xem phim (21%) và đọc sách (16%).
Theo Mevabe
Nỗi lo lây nhiễm bệnh từ "chuyện ấy"
Phải làm gì khi người bạn đời mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục? Có cách nào bảo vệ mình mà vẫn giữ được "lửa" cho đời sống gối chăn?
Không phải ai cũng biết cách ứng xử trong trường hợp tế nhị này. Bác sĩ Trần Quốc Long, Phó trưởng khoa Khám, bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Bưu điện II, TPHCM, sẽ giải đáp những vướng mắc của bạn:
Người mắc các bệnh liên quan đến đường sinh dục (STDs) có khả năng lây nhiễm cao tuyệt đối không được quan hệ với người chưa mắc bệnh?
Về mặt khoa học, quan điểm trên được cho là hợp lý. Trên thực tế, chuyện cấm kỵ người bệnh sinh hoạt vợ chồng là điều không dễ. Sinh hoạt chăn gối là nhu cầu tất yếu của con người. Vì vậy, dù biết mình đang mắc bệnh truyền qua đường tình dục nhưng nhiều người vẫn rất khó làm chủ được lý trí.
Ngoài ra, với những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, việc cấm kỵ tuyệt đối đôi khi dẫn đến những hệ luỵ về mặt tinh thần. Người bệnh bị cách ly sẽ trở nên tự ti, dằn vặt bản thân từ đó dễ bị stress, sang chấn tâm lý.
Do đó, việc cấm kỵ không hẳn là biện pháp tốt. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh STDs, tuỳ trường hợp và triệu chứng bệnh, các cặp vợ chồngnên gặp các bác sĩ chuyên khoa để có cách giải quyết phù hợp.
Người bình thường sử dụng bao cao su khi quan hệ với người nhiễm HIV sẽ không bị lây nhiễm?
Suy nghĩ trên chưa hẳn đúng. Số ca bị lây nhiễm HIV chiếm khoảng 70 - 90% trường hợp bị bệnh do lây truyền qua đường tình dục. Trong dịch thể sinh dục lúc giao hợp chứa rất nhiều vi rút của bệnh, người đang bị viêm loét đường sinh dục khi giao hợp sẽ có nguy cơ lây nhiễm gấp bội. Việc sử dụng bao cao su đúng cách giúp giảm khả năng lây nhiễm nhưng đây không phải là giải pháp tuyệt đối.
Nếu đã được tiêm ngừa vắc xin chống viêm gan siêu vi B, chúng ta không cần lo lắng về việc lây nhiễm bệnh từ người bạn đời?
Viêm gan siêu vi B lây truyền qua đường tình dục do tiếp xúc với tinh dịch và dịch tiết ở âm đạo. Giao hợp qua ngả hậu môn- trực tràng, đường miệng- lưỡi gây nhiều sang chấn. Những người đang bị trầy xước niêm mạc vùng răng miệng hay có vết viêm loét đường tiêu hoá, nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Để tránh bị lây nhiễm, bạn nên tạo miễn dịch chủ động cho bản thân bằng giải pháp ai cũng tạo được miễn dịch cho cơ thể. Tốt nhất, bạn hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế những ảnh hưởng về sau, nhất là sự lây truyền cho mẹ rồi tiếp tục lây sang thai nhi.
Trong quá trình điều trị bệnh chlamydia, bệnh nhân không được phép quan hệ gối chăn, sau khi chữa khỏi mới nên gần gũi bạn đời?
Không nhất thiết phải như vậy. Bệnh chlamydia có tính chất lây nhiễm nhưng chúng ta không nên đặt nặng vấn đề bệnh tật mà chuyển sang cấm kỵ phòng the.
Chlamydia dễ được điều trị bởi kháng sinh thông thường và việc phòng bệnh cũng khá đơn giản, chẳng hặn như thông qua việc sử dụng bao cao su đúng cách. Nếu dùng các loại thuốc như azithomycin hay nhóm doxy, sau 2 tuần bạn có thể sinh hoạt chăn gối bình thường.
Theo Tiếp thị gia đình
"Kẻ thù" của đời sống gối chăn Tình dục cũng có chuyện "kẻ ăn không hết, người lần không ra", dù những người "lần không ra" đó chẳng bệnh tật gì cả. Đơn giản, họ có mọi thứ cho từng cuộc "hạnh ngộ", nhưng thiếu mỗi một thứ, mà lại là thứ quan trọng nhất: hứng! Hứng là một cách nói khác của ham muốn. Ham muốn bất chợt trỗi...