Những con số giật mình của “chuyện ấy”
Số bạn tình trung bình của nam giới trong cả cuộc đời là bao nhiêu? Độ tuổi nào có tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục cao nhất?
Các con số cũng có thể nói lên rất nhiều điều về “chuyện ấy”, nhất là khi đó là những con số gây bất ngờ.
1. Những ai bị nhiễm bệnh tình dục?
Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh (Mỹ) cho thấy, có ít nhất 50% số nam giới và phụ nữ từng quan hệ tình dục mắc phải virus HPV một lần trong đời. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến với hai dạng thức: nguy cơ cao và ít nguy hiểm. Trong đó, dạng thức ít nguy hiểm chỉ gây ra viêm nhiễm cơ quan sinh dục, trong khi dạng nguy cơ cao có thể gây ung thư. Trong 90% trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ đào thải được mầm bệnh sau 2 năm.
HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến với hai dạng thức
2. Mỗi người có bao nhiêu bạn tình?
Một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm Số liệu Y tế Quốc gia Mỹ đối với những người trưởng thành trong độ tuổi 20-59, phụ nữ có trung bình 4 bạn tình trong cuộc đời, còn con số này ở nam giới lên tới 7 người.
3. Có phải lần nào cũng lên được đỉnh?
Nếu như 75% nam giới luôn đạt đỉnh trong mỗi lần quan hệ thì chỉ có 29% phụ nữ trải nghiệm được cảm giác này. Thêm nữa, hầu hết phụ nữ đều không thể “sung sướng” từ giao hợp đơn thuần mà cần phải có các biện pháp hỗ trợ khác, cuộc khảo sát tại Mỹ và Anh tiết lộ.
Video đang HOT
4. Có nhất thiết phải ngủ chung?
Dù đang sống cùng bạn đời/bạn tình nhưng cứ 10 cặp đôi thì lại có một cặp cho biết họ thường xuyên ngủ riêng. Việc “giường ai nấy ngủ” giúp họ ngon giấc và thoải mái hơn.
5. Độ tuổi “lần đầu”
Cuộc khảo sát với nhiều trường Đại học tại Mỹ cho thấy, độ tuổi làm chuyện ấy lần đầu ở nam trung bình là 16.9, còn ở nữ muộn hơn một chút (17,4 tuổi). Một nghiên cứu khác lại cho thấy độ tuổi này có thể liên quan đến gene di truyền: nhiều đặc tính được truyền từ đời trước sang đời sau có thể khiến cho một người sẵn sàng quan hệ sớm hơn so với bình thường.
Dù đang sống cùng bạn đời/bạn tình nhưng cứ 10 cặp đôi thì lại có một cặp cho biết họ thường xuyên ngủ riêng.
6. Những ai cần trợ giúp?
Nếu như chỉ có xấp xỉ 5% số nam giới ở độ tuổi 40 bị rối loạn chức năng sinh dục thì tỷ lệ này ở độ tuổi trên 65 tuổi đã tăng lên 25%.
7. Ai “khỏe” nhất trong lịch sử?
Một phụ nữ Nga thế kỷ 18 hiện nắm giữ kỷ lục thế giới về việc hạ sinh nhiều con nhất: 69 người sau 27 lần mang thai, trong đó có 6 cặp sinh đôi, 7 cặp sinh ba và 3 lần sinh tư. Tuy nhiên, kỷ lục về người đàn ông có nhiều con nhất trong lịch sử phải thuộc về một vị hoàng đế xứ Maroc với ít nhất 342 con gái và 525 con trai, theo sách Kỷ lục Guinness.
Theo Y Lam (Vietnamnet)
4 con đường nhiễm bệnh tình dục bất ngờ nhất
Trên thực tế, các bệnh tình dục còn có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ bằng miệng, sữa mẹ hoặc tiếp xúc da với da.
Bạn đã từng nghe nói tới bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh tình dục - STDs) và nghĩ rằng chỉ có quan hệ tình dục là con đường duy nhất làm cho bệnh lây lan. Và bạn cũng cho rằng chỉ cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục là đủ để phòng tránh bệnh. Nếu bạn thực sự nghĩ vậy, hãy thay đổi suy nghĩ ngay lập tức.
Trên thực tế, các bệnh tình dục cũng có thể lây từ người này sang người kia theo nhiều con đường khác nhau, thậm chí lây truyền qua những con đường mà bạn không thể ngờ tới.
Hãy cùng tìm hiểu 4 con đường lây lan bệnh tình dục sau đây để xem bạn đã bao giờ nghe nói đến chúng chưa nhé.
1. Quan hệ đường miệng
Mặc dù không có nguy cơ lây bệnh tình dục cao như giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn nhưng quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục và HIV. Tinh dịch và dịch tiết âm đạo được coi là chất tiếp xúc có khả năng "phát tán" bệnh.
Quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần dùng bao cao su thì mới an toà. (Ảnh minh họa)
Bất kì ai khi tiếp xúc với tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết xước, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh thì đều có thể nhiễm bệnh. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần dùng bao cao su thì mới an toàn (loại trừ các trường hợp tiếp xúc qua da, chất dịch...).
2. Đường máu
Trước đây, hiến tặng máu thường không được sàng lọc viêm gan và kết quả là người nhận máu hiến tặng khi xét nghiệm máu thì thấy dương tính với bệnh viêm gan. Điều này cũng tương tự với bệnh HIV hoặc AIDS. Chính vì vậy, giờ đây, khi thực hiện khâu hiến tặng máu, người ta phải làm cẩn thận các xét nghiệm sàng lọc để tránh cho nhận những mẫu máu có chứa bệnh, kể cả bệnh tình dục. Việc này giúp phòng ngừa lây truyền bệnh tình dục từ người này sang người khác qua con đường máu. Bởi vì, trong cơ thể người bị bệnh, virus bệnh có mặt trong tất cả chất dịch.
Ngay cả việc dùng chung kim tiêm cũng có thể đưa virus từ máu người này sang người kia và làm lây truyền bệnh.(Ảnh minh họa)
3. Sữa mẹ
Nếu một người phụ nữ mang bệnh tình dục không được điều trị, đôi khi bệnh có thể được truyền cho đứa trẻ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ (hoặc thậm chí trong chuyển dạ và sinh nở). Các bệnh tình dục này có thể ủ bệnh, không phát tác ra ngoài sau nhiều năm hoặc ở một điều kiện cụ thể nào đó thì bệnh mới biểu hiện ra. Đây chính là lý do tại sao nhiều chị em chưa hề quan hệ tình dục lần nào mà lại có xét nghiệm dương tính với các bệnh tình dục.
Các bệnh tình dục này có thể ủ bệnh, không phát tác ra ngoài sau nhiều năm. (Ảnh minh họa)
4. Tiếp xúc da với da
Ngay cả chỉ tiếp xúc da với da thôi cũng đủ để làm lây truyền bệnh tình dục, trong đó HPV (u nhú ở người) là dễ lây lan nhất. Đây là lý do giải thích tại sao ước tính rằng 70% dân số Hoa Kỳ có virus HPV khu trú trong người. Cũng giống như quan hệ đường miệng, nếu trên da có các vết xước thì virus sẽ dễ thâm nhập qua vết xước đó để vào cơ thể.
Theo T. Liên - TTVN
Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ Các vấn đề về tình dục (TD) trải dài suốt cuộc đời của người phụ nữ, từ thắc mắc ở tuổi dậy thì cho đến những thay đổi về chức năng TD sau tuổi mãn kinh hay ở tuổi già. Hiểu được các vấn đề liên quan đến TD cũng là một cơ hội nhằm ngăn ngừa về các bệnh lây lan qua...