Những con số gây sốc về mức độ tàn phá của đại dịch Covid-19
Những con số dưới đây giúp chúng ta phần nào hình dung được những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đến nước Mỹ và toàn thế giới.
Những tác động của virus SARS-CoV-2 đang ngày càng lan rộng và không có dấu hiệu dừng lại. Các bệnh viện bị quá tải. Số người thất nghiệp tăng lên. Cuộc sống hàng ngày bị đình trệ.
Những tác động của virus SARS-CoV-2 đang ngày càng lan rộng và không có dấu hiệu dừng lại. Ảnh: Reuters
Việc đánh giá toàn diện về tác động của đại dịch Covid-19 là một vấn đề phức tạp bởi dịch bệnh có thể chưa kết thúc trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng nữa. Dù vậy, những con số dưới đây có thể giúp chúng ta phần nào cảm nhận được những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 tại tâm dịch nước Mỹ và trên thế giới.
221
Đây là số quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca mắc Covid-19 trên khắp thế giới. Những ca bệnh này đều được ghi nhận trên mọi châu lục ngoại trừ châu Nam Cực.
1
Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới cả về số ca mắc Covid-19 và số ca tử vong vì dịch bệnh này. Tính đến ngày 21/4, Mỹ ghi nhận gần 800.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và hơn 42.000 ca tử vong. Tây Ban Nha đứng vị trí thứ 2 với hơn 200.000 ca mắc Covid-19 và Italy ở vị trí thứ 3 với hơn 180.000 ca.
200.000
Đây là số ca tử vong dự đoán ở Mỹ nếu tất cả các biện pháp nhằm làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 được thực hiện, Anthony Fauci – Giám đốc Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia cho biết. Theo dữ liệu từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC), đại dịch gần đây nhất do virus H1N1 gây nên, ước tính đã khiến 12.469 người tử vong tại Mỹ.
Ngày 14/4
Đây là ngày Mỹ có số ca tử vong vì dịch Covid-19 trong ngày cao nhất với 2.405 người. Con số này đã tăng vọt so với số liệu cách đó 1 tháng khi ngày 14/3, Mỹ chỉ ghi nhận 58 ca tử vong trên toàn quốc.
1,6 tỷ
Theo UNESCO, đây là số trẻ em trên khắp thế giới chịu ảnh hưởng bởi lệnh đóng cửa trường học. Theo báo cáo này, gần như mọi quốc gia đều đã đóng cửa tất cả trường học để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Mỹ, Canada, Nga và Australia không ban hành quy định bắt buộc trên toàn quốc mà để chính quyền địa phương lựa chọn liệu có cần thiết đóng cửa trường học hay không.
Video đang HOT
Nhiều trường học trên thế giới đã chuyển sang học tập từ xa trong thời gian dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn. Việc học trực tuyến giúp học sinh theo kịp chương trình khi ở nhà nhưng lại làm nảy sinh một loạt vấn đề khác. Các nhà giáo dục lo ngại những học sinh không thể truy cập internet hoặc không có các thiết bị cần thiết có thể bị tụt lại phía sau khi các lớp học diễn ra trên mạng trong khi ở Mỹ, hàng triệu trẻ em dựa vào các suất ăn miễn phí tại trường.
97%
Đây là tỷ lệ người Mỹ phải thực hiện lệnh ở nhà. Ngoại trừ 7 bang thì tất cả các bang và khu vực khác ở Mỹ đều ban hành lệnh ở nhà. Các thống đốc cũng tính đến việc lập nên các liên minh giữa các bang để hợp tác với nhau khi những bang này mở cửa trở lại
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết bang này sẽ kéo dài thời gian thực hiện lệnh ở nhà cho tới ít nhất là ngày 15/5. Trong khi đó, lệnh ở nhà của Thống đốc bang California Gavin Newsom thì không có thời hạn kết thúc. Bang này hiện mở rộng lệnh ở nhà trên toàn bang đến ngày 3/5 trong khi ở các khu vực khác như Los Angeles có thể lâu hơn.
Trong khi đó, một số thống đốc khác đã thông báo về kế hoạch mở cửa trở lại một số ngành kinh doanh. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp nhận định hôm 20/4 rằng, một số ngành kinh doanh nhất định như trung tâm thể hình, các tiệm làm đẹp, cắt tóc, làm móng hay mát xa có thể mở cửa lại trong tuần này.
2.000 tỷ USD
Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, đây là số tiền mà nền kinh tế toàn cầu có thể mất trong đại dịch Covid-19.
22 triệu
Đây là số người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong tháng 3 khi nhiều ngành kinh doanh buộc phải đóng cửa. Điều này tức là khoảng 13,5% lực lượng lao động của nước này đang thất nghiệp. Đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ khi Bộ Lao động Mỹ bắt đầu thống kê số liệu này vào những năm 1960.
0
Theo dự đoán của Goldman Sachs hồi tháng 2, đây là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty Mỹ trong năm 2020.
Ngày 16/3
Đây là ngày mà chỉ số Dow Jones giảm 2.997 điểm – mức giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử.
225 tỷ USD
Đây là doanh thu mà ngành nhà hàng ở Mỹ đã mất trong mùa xuân do phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19, Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ cho biết.
150.000
Theo Tom Frieden – cựu Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh, 150.000 là số xét nghiệm được thực hiện hàng ngày ở Mỹ.
16
Đây là số trang đăng cáo phó mà Boston Globe công bố ngày 19/4. Cùng ngày này vào năm 2019, số trang báo tử chỉ ở con số 7.
Những tờ báo tại những điểm nóng khác trên khắp nước Mỹ cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số trang đăng cáo phó và báo tử được xuất bản./.
Kiều Anh
Bác sĩ nhiễm nCoV: Cảm giác thực sự khủng khiếp
Laura Mulvey, 33 tuổi, làm việc tại khoa cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York chia sẻ câu chuyện về công tác chống dịch của nước Mỹ.
Bác sĩ này từng được xác định là đã nhiễm nCoV. Sau sáu ngày điều trị tại bệnh viện nơi mình làm việc, cô đang dần hồi phục tại nhà. Laura đã chia sẻ câu chuyện trên tờ Time.
Bác sĩ Laura Mulvey trong phòng cách ly để điều trị Covid-19 hôm 26/3. Ảnh: TIME.
Ngay những ngày đầu tháng 2, những người làm y tế đều rất quan tâm tới Covid-19, chỉ có điều không lo lắng như bây giờ. Tại bệnh viện, chúng tôi nhận ra những mối đe dọa tiềm tàng từ rất sớm. Nơi chúng tôi làm việc là giao lộ của nhiều khu phố khác nhau, một trong số đó là khu phố Tàu Brooklyn Chinatown. Từ đầu tháng, đã bắt đầu xuất hiện những bệnh nhân tìm đến với nỗi băn khoăn rằng họ có thể đã nhiễm nCoV.
Tất cả chúng ta đã nhìn thấy thực tế ở Trung Quốc, nhưng bản thân tôi cũng không nghĩ rằng mình có thể mường tượng nổi về mức độ nghiêm trọng của nó. Tôi cũng không nghĩ rằng những vấn đề của loại virus này trở nên rõ ràng ngay lập tức: giai đoạn ủ bệnh dài khiến người ta không dễ dàng phát hiện ngay, nhưng đó cũng đồng thời là tiến trình của bệnh. Nếu ai đó đang sử dụng máy thở, trừ khi họ chết, nếu không họ sẽ vẫn phải gắn với chiếc máy thở đó trong suốt vài tuần. Thế nên, khi tính toán đến những nguồn thiết bị cốt yếu, bạn sẽ cần nhiều hơn những gì mình dự đoán ban đầu.
Chúng tôi nhận ra rằng các tiêu chí để xét nghiệm virus của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) đã sai hướng. Trước đó, chúng tôi có một số bệnh nhân tìm đến với nỗi lo rằng họ đã nhiễm nCoV, họ bị sốt, ho và đi từ Vũ Hán về. Nếu bạn kiểm tra từ lúc đó, khả năng bệnh nhân có virus là gần 100%. Nhưng theo những hướng dẫn, chúng tôi không có khả năng kiểm tra. Không ai được test. Chúng tôi thậm chí phải gọi đến Sở Y tế để xin phép được gửi tăm bông đến.
Đầu tháng 3, chúng tôi đã đeo khẩu trang mỗi ngày khi làm việc. Trước đó, các bệnh nhân được cho là mắc nCov được chăm sóc trong các phòng cá nhân, thường là các phòng cách ly áp lực âm. Tuy nhiên, mọi thứ cũng đã trở nên vô cùng căng thẳng những ngày sau đó.
Sau khi tôi trở về sau một kỳ nghỉ vào đầu tháng 3, tôi đã làm việc với một vài ca trong phòng chăm sóc đặc biệt thuộc khoa cấp cứu, trong đó tôi đã phải đặt nội khí quản cho 8 bệnh nhân, trong vòng 2 ngày 14-15/3. Một trong số họ bị ngưng tim. Đặt nội khí quản có lẽ là một trong những công việc nguy hiểm nhất, thời điểm này bệnh nhân rối loạn nhịp tim. Ba ngày sau đó, tôi ở nhà nghỉ ngơi trong ngày cuối tuần, rồi tôi bắt đầu ốm. Tôi sốt, đau họng một chút. Hai ngày sau đó, tôi cảm thấy ổn, và rồi rơi vào tình trạng khó thở như chưa từng có trước đây.
Những bạn bè là bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho tôi. Ngày thứ tư, tôi không thể nào nói chuyện điện thoại mà không ho và khó thở, vì thế, bạn bè thuyết phục tôi đến viện. Bạn tôi, một bác sĩ đã đón tôi với đầy đủ cá thiết bị bảo hộ cá nhân trong xe của cô ấy, và chúng tôi lái xe đến viện.
Tôi đã được điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao, và vài phút sau khi được điều trị, tôi đi từ cảm giác thực sự khủng khiếp đến cảm nhận "tạm ổn". Liệu pháp này đã thực sự giúp ích.
Không dễ khi trở thành bệnh nhân lúc này, đặc biệt là trong bệnh viện của bạn. Bạn hoàn toàn đơn độc. Không ai đến thăm hỏi, trừ phi bạn gần chết, hoặc bạn là một đứa trẻ con. Không khí kỳ lạ trong bệnh viện lúc này, tất cả những người già đều đang thở máy, và hoàn toàn đơn độc.
"Phần khó khăn nhất không phải là không thở được. Đó còn là sự cô độc trong phòng bệnh", bác sĩ Laura nói. Ảnh: TIME.
Dù sao thì tôi cũng còn cảm thấy khá hơn các bệnh nhân khác. Có nhiều những bệnh nhân đứng sau lớp cửa kính phòng, các nhân viên y tế đi lại trong bộ đồ bảo hộ, tâm trạng đầy sợ hãi. Nếu bạn cần thứ gì đó, cũng sẽ thật khó để được đáp ứng, bởi vì nhân viên phải trang bị đầy đủ các bảo hộ mới có thể tiếp xúc với bạn. Bản thân bạn cũng không muốn đòi hỏi bất cứ thứ gì, bởi vì về mặt cá nhân, chẳng ai muốn đặt người khác vào vòng nguy hiểm một cách không cần thiết.
Phần khó khăn nhất không phải là không thở được dễ dàng. Đó còn là việc không biết làm gì. Tám ngày trước, tôi còn khuyên bệnh nhân: "Nhập phòng ICU trong 6 ngày, sau đó sẽ cảm thấy tốt hơn, rồi bạn sẽ về nhà, dễ đối phó thôi". Tôi làm công việc chữa bệnh, tôi đã chứng kiến nhiều người bị bệnh, chứng kiến nhiều người trẻ bị bệnh. Và tôi đã đặt nội khí quản cho rất nhiều người trong số họ. Việc hiểu rằng phải lãnh một nguy cơ rủi ro cao khi đặt nội khí quản cho nhiều người, thực tế này thực sự đáng sợ. Và giờ tôi ngồi đây, không thể làm gì.
Quan trọng hơn, tôi không có bất cứ sự hỗ trợ xã hội nào. Gia đình tôi được cách ly ở vùng ngoại ô, họ sống ở đó suốt từ đầu năm. Tôi có thể FaceTime, điều mà nhiều người lớn tuổi không thể. Nhưng hai đứa trẻ nhà tôi, một đứa 2, một đứa 4 tuổi, không biết tôi bị bệnh. Chúng nghĩ tôi đi làm. Tôi đeo khẩu trang, thế nên chúng không thể nào thấy bố đang được điều trị.
Tôi tự quản lý việc điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao của mình. Sau 6 ngày ở viện, tôi đã có thể bỏ máy thở cao trong một thời gian dài. Bệnh viện đã đầy, và tôi, chỉ đủ sức tạm ổn để tự chăm sóc tại nhà. Bệnh viện toàn người ốm, môi trường bệnh tật, tôi không muốn ở thêm bất cứ phút nào nhiều hơn mức cần thiết. Tôi chắc chắn phổi mình đã tổn thương và cần một giai đoạn dài để hồi phục. Sẽ cần thời gian, trước khi tôi có thể chắc chắn rằng mình không có nguy cơ nhiễm trùng.
Virus đang tác động đến một tập hợp con của những người đang bị nhiễm bệnh, nhưng dư chấn của nó được cảm nhận ở rất nhiều khu vực khác nhau. Tác động tiêu cực tới tâm lý, cảm xúc của các nhân viên y tế chắc chắn dẫn đến việc nhiều người rời khỏi ngành y.
Chính phủ nghĩ rằng chúng tôi có thể đi làm mà không có PPE thích hợp và đẩy cuộc sống của chúng tôi vào vòng rủi ro. Đó là điều mà bạn không thể vượt qua, nó là sự nhẫn tâm với mạng sống con người.
Tôi nghĩ rằng nhẽ ra họ đã phải cố gắng từ nhiều tháng trước. Có những người có thể sẽ bỏ lỡ chụp X quang tuyến vú và bị ung thư vú. Họ đau ngực, họ không muốn đến viện, vì họ không muốn bị nhiễm nCoV. Nhẽ ra, chính phủ nên xác định rằng điều này sớm là mối đe dọa với sức khỏe, an toàn công cộng và chuyển hướng các nguồn lực sang. Nếu điều đó đã được thực hiện, thì vấn đề này đã không bị đẩy xa đến vậy.
Đó là việc các bệnh viện phải tự bảo vệ mình, bởi các tổ chức y tế cộng đồng không cung cấp đầy đủ đầu vào và sự hỗ trợ. Đó thực sự là vai trò của tổ chức sức khỏe cộng đồng, thay vì các bệnh viện, để xác định và dập tắt các mối đe dọa. Các bệnh viện đã làm rất tốt công tác điều trị bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi không phải là tổ chức y tế công cộng, và chúng tôi cần họ đẩy mạnh hành động.
Thùy Linh
Gần 600 ca thiệt mạng trong ngày, Pháp thắt chặt kiểm soát toàn quốc Trong 24 giờ qua, các bệnh viện trên toàn nước Pháp ghi nhận 588 ca thiệt mạng vì virus Sars-CoV-2, đưa tổng số ca chết người toàn quốc vượt 6.500. Ngày 3/4, nước Pháp tiếp tục vượt kỷ lục về số ca chết người trong 24 giờ qua, liên quan đến dịch Covid-19, với 588 trường hợp. Tổng số người thiệt mạng từ...