Những con số đáng lo ngại về dịch COVID-19 tại Hàn Quốc, Pháp và Anh
Ngày 9/12, Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở mức trên 7.000 ca, trong khi số bệnh nhân nguy kịch tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh thời tiết lạnh hơn và hiệu quả của vaccine giảm dần.
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), trong 24 giờ qua, nước này có 7.102 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc lên 496.584 ca. Số ca mắc mới đã giảm nhẹ so với mức kỷ lục 7.175 ca ghi nhận ngày 8/12.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tăng 57 ca lên tổng cộng 4.077 ca. Đáng chú ý, số bệnh nhân nguy kịch tăng 857 ca, mức cao nhất từ trước đến nay, gây thêm áp lực cho hệ thống y tế vốn đã quá tải của Hàn Quốc.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Hàn Quốc đã tái áp đặt các hạn chế và áp dụng “thẻ vaccine” nhằm hạn chế mọi hoạt động tụ tập và khuyến khích người dân tiêm chủng. Các biện pháp có hiệu lực từ ngày 6/12 đến ngày 2/1/2022.
Video đang HOT
* Ngày 8/12, Pháp phát hiện 61.340 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ tháng 11 vừa qua, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 8.048.931 ca.
Theo Cơ quan Y tế công cộng Pháp, tỷ lệ mắc bệnh tại nước này hiện là 448 ca/100.000 dân. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua là 133 ca, khiến tổng số ca tử vong từ đầu dịch đến nay vượt ngưỡng 120.000 ca. Một số khu vực ở Pháp, trong đó có thủ đô Paris, đã phải tăng cường nhân viên y tế và giường bệnh tại các bệnh viện để ứng phó làn sóng lây nhiễm hiện tại.
Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 5 đang tấn công nước Pháp, người phát ngôn chính phủ Gabiel Attal đã kêu gọi người dân tuân thủ các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang và xuất trình thẻ tiêm chủng tại những địa điểm công cộng có không gian kín. Từ ngày 10/12/2021 đến 6/1/2022, cấm tuyệt đối hoạt động khiêu vũ trong quán bar và nhà hàng để hạn chế nguy cơ lây lan virus gây bệnh.
Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Pháp Jean-Francois Delfraissy cho rằng có thể cần đến mũi vaccine thứ tư để đối phó với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Ông lưu ý hiện Pháp còn khoảng 400.000 công dân trên 80 tuổi có nguy cơ cao vẫn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Hiện 75,8% dân số Pháp đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ và hơn 12 triệu người đã tiêm mũi tăng cường.
* Tại Anh, 51.342 ca mắc mới COVID-19 đã được ghi nhận trong ngày 8/12, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 10.610.958 ca. Ngoài ra, số ca tử vong mới là 161 ca.
Theo phóng viên TTXVN tại London, phần lớn số ca mắc mới là nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, số ca nhiễm Omicron cũng đang gia tăng, với 131 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 568 ca.
Trong cuộc họp báo cùng ngày 8/12, Thủ tướng Boris Johnson thông báo kích hoạt Kế hoạch B ứng phó COVID-19 ở Anh. Ông khẳng định các biện pháp hạn chế trong Kế hoạch B là “phù hợp và có trách nhiệm”, nhấn mạnh sự xuất hiện của Omicron và cùng với số ca mắc mới biến thể này tăng khiến chính phủ phải phản ứng ngay.
Tại cuộc họp báo, Giáo sư Chris Whitty, Giám đốc y tế vùng England, cho biết mặc dù Omicron hiện không chiếm tỷ lệ lớn trong các ca mắc COVID-19 theo ngày, nhưng các kết quả phân tích dữ liệu cho thấy biến thể này đang lây lan với tốc độ nhanh với tỷ lệ nhiễm mới tăng gấp đôi trong 2-3 ngày.
Cố vấn khoa học hàng đầu của Chính phủ Anh, ông Patrick Vallance, cũng cho rằng tốc độ lây lan nhanh của Omicron sẽ làm gia tăng các ca mắc mới và các ca bệnh nặng phải nhập viện, có thể gây quá tải cho hệ thống y tế nói chung. Kết quả phân tích của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cho thấy biến thể Omicron sẽ gây ra ít nhất 50% số ca mắc mới COVID-19 tại Anh trong 2-4 tuần tới.
Nhiều nước cam kết phối hợp chống lại các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền
Trong tuyên bố chung sau hội nghị trực tuyến về Sáng kiến chống mã độc tống tiền do Mỹ chủ trì vào ngày 14/10, các nhà lãnh đạo từ hàng chục quốc gia trên thế giới đã thừa nhận mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền trên toàn cầu ngày càng gia tăng, đồng thời cam kết phối hợp để giải quyết vấn đề này.
Tuyên bố trên nhấn mạnh mối đe dọa từ các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền là "phức tạp, mang tính toàn cầu và cần có sự ứng phó chung", đồng thời cho biết các quốc gia đều nhận thấy cần phải hành động khẩn cấp, xác định những ưu tiên chung và nỗ lực hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi gồm các bộ trưởng và đại diện của 31 nước tham dự cùng Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận rằng mã độc tống tiến là một mối đe dọa an ninh toàn cầu đang gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về an ninh và kinh tế. Chúng tôi mong muốn hợp tác với nhau và với các đối tác quốc tế khác nhằm đẩy mạnh trao đổi thông tin và cung cấp hỗ trợ theo yêu cầu nhằm có thể chống lại những hành vi dùng mã độc tống tiền gây phương hại đến cơ sở hạ tầng và các tổ chức tài chính trên những vùng lãnh thổ của chúng tôi". Các nước cũng cam kết sẽ cân nhắc mọi công cụ quốc gia để chống lại những đối tượng thực hiện những hành vi dùng mã độc tống tiền nhằm đe dọa cơ sở hạ tầng thiết yếu và sự an toàn của cộng đồng.
Tham gia hội nghị kéo dài 2 ngày (13-14/10) này có các nước Anh, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Israel, Kenya, Mexico cùng nhiều quốc gia khác và Liên minh châu Âu (EU). Tại sự kiện này, các nước đã nhắc lại những cuộc tấn công mạng đã xảy ra tại nước mình như Israel và Đức. Tại Mỹ cũng đã xảy ra nhiều cuộc tấn công mạng trong thời gian gần đây. Đầu tháng 7, tin tặc đã tiến hành vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền nhằm vào Kaseya, một công ty công nghệ thông tin của Mỹ. Kaseya có trụ sở tại Miami, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho khoảng 40.000 doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó các công ty này lại có vô số khách hàng khác. Vụ tấn công nhằm vào Kaseya ảnh hưởng tới khoảng 800-1.500 doanh nghiệp trên khắp thế giới. Tin tặc đã tuồn mã độc vào phần mềm VSA - công cụ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ kiểm soát mạng lưới máy tính và máy in từ xa, cũng như tự động thực hiện các bản cập nhật bảo mật và bảo trì máy chủ định kỳ - và yêu cầu khoản tiền chuộc 70 triệu USD để khôi phục tất cả dữ liệu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Bão Omais gây ngập úng nhiều nơi tại miền Nam Hàn Quốc Sáng 24/8, bão Omais đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau khi tràn vào Hàn Quốc lúc nửa đêm 23/8, gây ngập úng nhiều đường sá và nhà ở, buộc hơn 1.000 người tại một số thành phố phía Nam sơ tán. Bão Haishen đổ bộ gây mưa lớn tại thành phố Busan, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN Theo Trung...