Những con đường lây nhiễm đau mắt đỏ: Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có lây không?
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, thậm chí có thể bùng phát thành ổ dịch trong một thời gian ngắn. Tìm hiểu các đường lây nhiễm đau mắt đỏ giúp bạn phòng bệnh dễ dàng hơn để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình.
Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc do mắt bị nhiễm trùng gây nên. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường là Virus hoặc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ là virus Adenovirus hoặc vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó các yếu tố khác như môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt, thói quen vệ sinh kém, người có sức đề kháng yếu, bệnh nhân COPD,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ và bùng phát thành dịch.
Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan, việc tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng tránh dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp ích rất nhiều khi tìm hiểu các đường lây nhiễm đau mắt đỏ để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Đau mắt đỏ có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh – Ảnh Internet
1. Các đường lây nhiễm đau mắt đỏ
Thực tế, đau mắt đỏ lây qua nhiều con đường khác nhau. Đau mắt đỏ có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh như nước mắt, dịch nhầy, đồ dùng cá nhân,… của người bệnh. Hô hấp cũng là một trong số các đường lây nhiễm đau mắt đỏ phổ biến, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch.
Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp.
Video đang HOT
Đau mắt đỏ có thể lây lan khi người lành tiếp xúc với rỉ mắt của người bệnh. Do đó những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, địa điểm công cộng khiến bệnh lây lan rộng rãi hơn.
Đau mắt đỏ có thể lây nhiễm từ người sang người qua những con đường sau:
- Do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt, dịch mắt,… hoặc bắt tay với người bệnh.
- Chạm vào những vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khoá,…
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, kính mắt, bồn rửa mặt,…
- Sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh.
- Các thói quen xấu như hay sờ mũi, miệng, dịu mắt,…
- Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp khi nói chuyện cùng người bệnh. Đau mắt đỏ có thể lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Do đó bạn cần sử dụng các biện pháp phòng tránh khi tiếp xúc với họ.
Một số lưu ý là trong vòng một tuần sau khi hết bệnh, đau mắt đỏ vẫn có thể lây lan cho người khác. Vì vậy, để phòng tránh bệnh tái phát và lây lan ra cộng đồng, cần giữ gìn vệ sinh thật tốt. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên nhắc bé không được dụi mắt. Nhất là khi sinh hoạt chung cùng nhóm bạn để phòng bệnh hiệu quả.
Các đường lây nhiễm đau mắt đỏ có thể lây từ trực tiếp đến gián tiếp – Ảnh: Internet
2. Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?
Nhiều người thắc mắc khi nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không? Không ít người nhầm lẫn và cho rằng đau mắt đỏ có thể bị lây qua đường nhìn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ chỉ vì nhìn bệnh nhân. Nhưng nhiều người lại giữ quan điểm này bởi họ nghĩ nên giữ khoảng cách với người bệnh.
Sự thật rằng việc đeo kính không thể loại trừ nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên, đeo kính khi bị đau mắt đỏ có tác dụng giảm thiểu khả năng lây lan, trong trường hợp không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác kể cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Do đó nếu phát hiện một thành viên trong gia đình bạn có dấu hiệu đau mắt đỏ, tốt hơn hết nên tự chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình.
Đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ khỏi sau 5 -10 ngày và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bởi có thể dẫn đến viêm nhiễm, loét giác mạc rất nguy hiểm.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các thói quen xấu như dụi mắt, lười rửa tay,… Mang kính râm khi ra đường, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.
Vỏ bào ngư trị đau đầu, chóng mặt
Vỏ bào ngư còn có tên thạch quyết minh, cửu khổng quyết minh, phục ngư giáp, vỏ ốc xà cừ chín lỗ... Thạch quyết minh là xác vỏ một số loài bào ngư. Phần thịt (nhuyễn thể) của bào ngư là hải sản quý được dùng làm thuốc bổ âm, thanh nhiệt.
Thạch quyết minh (vỏ ốc bào ngư) có chứa 90% calcium carbonate. Theo Đông y, thạch quyết minh có vị mặn, tính bình; vào can thận. Tác dụng bình can tiềm dương, thanh can minh mục. Dùng cho các trường hợp can dương vượng, can phong nội động, gây đau đầu chóng mặt, đau mắt đỏ, viêm kết mạc cấp tính, giảm thị lực do viêm thị thần kinh. Liều dùng cách dùng: 10 - 50g; có thể nấu hoặc sắc (với nhiều thời gian).
Một số bài thuốc trị bệnh có thạch quyết minh
Bổ tâm an thần: thạch quyết minh 16g, sinh địa 16g, mẫu lệ 16g, bạch thược 12g, nữ trinh tử 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho chứng bệnh do phần dương trong gan bốc lên, sinh chóng mặt, hoa mắt...
Tan màng mộng, sáng mắt: thạch quyết minh 16g, xà thoái 4g, cam thảo 3g, câu kỷ tử 12g, mộc tặc 12g, tang diệp 12g, bạch cúc hoa 8g, thương truật 8g, kinh giới 8g, toàn phúc hoa 8g, cốc tinh thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc nghiền thành bột, uống sau khi ăn, uống với nước đun sôi khi còn ấm. Dùng cho bệnh về mắt (mờ cộm, nhìn không rõ,...) do nóng trong gan (can nhiệt) với biểu hiện: mắt kéo màng mộng, mắt đỏ, nhìn không rõ.
Thạch quyết minh (vỏ bào ngư) rất tốt cho người can dương vượng gây đau đầu chóng mặt, đau mắt đỏ,...
Một số món ăn thuốc có thạch quyết minh
Thạch quyết minh cúc hoa cam thảo ẩm: thạch quyết minh 12g, cúc hoa 12g, cam thảo 4g. Tất cả cho vào ấm pha trà, hãm bằng nước sôi. Uống ngày 2 ấm, cho nước nhiều lần để thay nước uống hàng ngày. Dùng tốt cho người bệnh viêm kết giác mạc cấp, chói mắt sợ ánh sáng.
Cháo thạch quyết minh: thạch quyết minh (tán bột) 25g, thảo quyết minh (sao vàng) 10g, cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Gạo tẻ vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho nước sắc thuốc vào khuấy đều, thêm 6g đường phèn khuấy tan cho ăn. Dùng cho người bị đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt, tê bại tay chân, mắt sưng đỏ đau cấp.
Ba ba hầm thạch quyết minh: ba ba 1 con (khoảng 500g), thạch quyết minh 20g, cốc tinh thảo 15g, sinh địa hoàng 12g. Ba ba làm sạch cùng các dược liệu gói trong túi vải xô, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm chín, lấy bỏ bã thuốc, thêm gia vị phù hợp. Ăn ngày 1 lần, liên tục 5-7 ngày. Dùng tốt cho người bệnh đục nhân mắt, tăng nhãn áp (thiên đầu thống).
Gan lợn hầm thạch quyết minh, xương truật: thạch quyết minh 30g, xương truật 90g, gan lợn 80g. Thạch quyết minh nung tán mịn; xương truật gọt vỏ ngoài sấy khô tán mịn, cả hai thứ trộn đều, mỗi lần lấy 10g, nhét vào giữa miếng gan lợn đã rạch mở sẵn. Đặt gan lợn trong nồi chưng cách thủy, hầm cho chín. Dùng cho các trường hợp viêm thị thần kinh, mờ mắt, giảm thị lực.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn hoặc không thuộc chứng bệnh thực nhiệt cấm dùng.
Tưởng chỉ đau mắt đỏ, thiếu phụ suýt bị mù Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, nhập viện với mắt trái đau đỏ, sưng lồi ra ngoài do rò rỉ động mạch màng cứng xoang hang trong mắt. Bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy, sáng 30/6 cho hay bệnh nhân, quê Đăk Lăk, mắc bệnh lý hiếm gặp, khó chẩn đoán. Cô có triệu chứng...