Những con đường bị “biến dạng”
Đó chính là những con đường bị chợ tự phát bao vây đến mức không còn nhận ra đó là một con đường cho người và xe lưu thông nữa. Mặc cho cơ quan chức năng ra sức chấn chỉnh bằng nhiều biện pháp, chợ tự phát vẫn mặc nhiên phát triển ở khắp mọi nơi. Không chỉ mất mỹ quan đô thị, những khu chợ này còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Những con đường bị “biến dạng”
Tân Sơn – Ngôi chợ tự phát trải dài qua hai quận
Theo nhiều người dân sống lâu năm tại đây, khu vực này chỉ mới nhộn nhịp sau 1975 bởi những người dân từ khắp các nơi đổ về. Ban đầu chỉ là những món hàng nhỏ lẻ, sau đó tiểu thương phát triển nhiều và rộng lớn hơn biến thành chợ tự phát với qui mô như ngày nay.
Trên đoạn đường Phạm Văn Bạch kéo dài đến đoạn đường Tân Sơn, người dân sinh sống hai bên đường bày bán các sạp hàng hóa từ trên vỉa hè ra tới giữa đường, gây ách tách giao thông.
Chưa kể, người dân di chuyển qua lại khu vực này rất khổ sở vì kẹt xe. Người mua chen chúc, người bán mặc nhiên bày biện, đổ nước thải bẩn ra đường tạo sình lầy, hôi thối …gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
Chị Đỗ Thị Lệ Huyền (19 tuổi) làm công nhân của công ty may ví, bóp da cho biết: “Vì những người bán ở đây gần chỗ nhà trọ của công nhân, giá cả lại rẻ, hợp với túi tiềnnên tụi em lại đây mua cho tiện, đôi khi chen chúc để mua rồi ùn tắc đường cũng khó chịu thật nhưng phải chịu, vì mình cũng ngại đi xa, người khác cũng vậy nên chuyện dần cũng thấy bình thường”.
Chị Hường, chủ hàng rau tại “chợ” trên đường Phạm Văn Bạch cho biết: “Thấy người ta bán thì mình cũng mang xuống đường bán, chứ ngồi một chỗ trên kia thì bán không lại người ta, rau là mặt hàng mua tươi bán héo nên phải cạnh tranh, bán không hết thì lỗ vốn. Bị đuổi thì mình chạy thôi chứ biết sao giờ.”
Video đang HOT
Đường hay chợ? Con đường Phạm Văn Bạch, trải dài từ phường 12, quận Gò Vấp cho đến phường 15, quận Tân Bình đã bị biến thành chợ như thế này.
Cả con đường Phạm Văn Bạch rộng lớn, thoáng đãng đã bị các tiểu thương ngang nhiên chiếm dụng biến thành chợ.
Chợ tấp nập đông người suốt cả ngày. Khó khăn lắm, người ta mới có thể chen nhau qua khu vực này. Giao thông trên đường trở nên ùn ứ, ách tắc nghiêm trọng.
Cá biệt, hàng chục chiếc xe đẩy bày bán hoa quả, chè, hủ tiếu án ngữ ngay giữa con đường. Dòng xe cộ không sao có thể lách qua được.
Nhiều người dân vô tư dừng xe lại ngang giữa đường để mua hàng bất chấp việc gây cản trở giao thông.
Hiếm hoi, người ta mới nhìn thấy sự xuất hiện của lực lượng bảo vệ chợ. Qua quan sát, người bán vội đối phó bằng cách gom hàng vào sát lề đường. Con đường Phạm Văn Bạch được trả về thoáng đãng như cũ trong chốc lát rồi lại tiếp tục bị chiếm dụng…
Theo Pháp Luật TP. HCM
Hà Nội nóng "đổ lửa", giới kinh doanh "kẻ khóc - người cười"
Những ngày Hà Nội nóng như đổ lửa này, trong khi những quán cà phê máy lạnh luôn kín chỗ, trà chanh, mía đá tha hồ chặt chém thì những quán cà phê vỉa hè, cửa hàng hoa quả, quần áo... lại lâm cảnh "ế ẩm" cả ngày.
"Nắng nóng mà kéo dài lâu quá chắc tôi chuyển nghề. Từ sáng đến chiều (ngày 2/7 - PV) chỉ có 2 khách. Quán không có điều hòa nên khách chỉ ngồi chốc lát rồi đi", ông Mạnh, chủ một cửa hàng cà phê tại phố Ngọc Hà (Ba Đình) than thở.
Không chỉ quán ông Mạnh mà nhiều quán cà phê không máy lạnh khác trên phố Ngọc Hà, Trúc Bạch, Đội Cấn... những ngày này cũng đều trong tình trạng vắng vẻ, không có khách.
Không khá khẩm hơn, các quán cà phê vườn cũng vắng hoe. Theo chủ một cửa hàng cà phê vườn trên phố Tô Hiệu, do nhiệt độ ngoài trời cao nên các quán cà phê vườn dù có bóng cây hoặc mái che nhưng vẫn oi nóng. Bàn ghế nóng ran do hấp thụ nhiệt bên ngoài nên chỉ hy vọng vào buổi tối mát mẻ mới có khách.
Nắng nóng cũng khiến các tiểu thương bán hoa quả, quần áo điêu đứng. Nhiều chủ cửa hàng phải chọn cách "đắp chiếu" hoa quả để tránh nắng nóng, còn với những hộ buôn bán quần áo, mở cửa hàng chỉ cho có vì cả ngày không khách ghé.
Bần thần với cái nắng và việc kinh doanh ế ẩm, ông Chu Minh - chủ cửa hàng quần áo trên phố Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giây) cho biết: "Chưa năm nào nóng như năm nay, do thuê cửa hàng nên tính lắp điều hòa để bán quần áo là không thể vì chi phí rất tốn kém mà doanh thu, lợi nhuận eo hẹp. Kéo dài tình trạng này chắc phải đóng cửa mất".
Bán hàng hoa quả trên phố Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm) từ hơn 10 năm nay, nhưng chưa năm nào chị Bích thấy cái nắng nóng lại đến sợ như hiện nay. Để bảo quản hàng chị và rất nhiều chủ cửa hàng lân cận phải dùng mọi cách từ lấy báo che hoa quả, chiếu che chống nóng, đến mua hệ thống phun sương làm mát... Tuy nhiên, với cái nóng hầm hập hơn 40 độ ở ngoài trời, chị Bích lo ngại chỉ sau 1 - 2 ngày, hoa quả sẽ sụt cân nhanh và thối hỏng.
Khác với sự lo lắng và mệt mỏi của chủ quán hoa quả, nhiều cửa hàng kinh doanh mía đá, trà chanh lại coi nắng nóng là thời cơ vàng để kinh doanh. Cái nóng cũng khiến trà chanh, mía đá được thời tăng giá vùn vụt. Bình thường anh Mạnh (Cầu Giấy) chỉ phải bỏ 8.000 để uống một cốc nước mía siêu sạch. Nhưng nay số tiền đó đã xấp xỉ gấp đôi 15.000 đồng/cốc.
Các thức uống bình dân khác như trà chanh, trà đá cũng được thời nhảy giá không phanh và liên tục mọc lên, xâm chiếm nhiều vỉa hè, tuyến phố giành đường của người đi bộ.
Trà đá, trà chanh tưởng là thức uống dân dã, quần chúng nhất, nhưng thời điểm này cũng bị đội giá. Bình thường, khách trà chanh tại phố Nhà Chung (Q. Hoàn Kiếm) chỉ phải chi 10.000 đồng/cốc nhưng nay họ đã phải bỏ ra 15.000 đồng thậm chí có nơi còn hét lên 20.000 đồng. Không chỉ trà chanh lên giá, đĩa hướng dương nhỏ được chủ hàng thu với mức 25.000 đồng.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Phó chủ tịch huyện lấn chiếm đất công làm... trại bò Qua xac minh đơn tô giac cua nhân dân, cac cơ quan chưc năng cua huyên Chư Sê (Gia Lai) đa lam ro nhiêu nghi vân xung quanh viêc Pho chu tich thương trưc huyện Chư Sê, ông Lê Đinh Huân, lây đât đê nuôi bo. Trai bo trên phân đât lân chiêm năm sat quôc lô 25 - Ảnh: Trần Hiếu Qua...