Những con “chim mồi” và sự thực đằng sau chuyện đồng cốt
Nhiều người ngộ nhận về việc gọi hồn và thản nhiên hành nghề.
Không chỉ sử dụng các chiêu bài đánh vào tâm lý người xem, những “đồng cô, bóng cậu” trong “ngành” đồng cốt luôn có một đội ngũ “ chim mồi” phụ họa. Người đi gọi hồn khi tiếp xúc với “chim mồi” sẽ vô tình là người khẳng định “sự thật” cho những câu chuyện về vong, hồn. Từ đó, những lời đồn thổi lại càng được thổi phồng lên làm cho tính chất linh thiêng của “thầy”, “cô” càng tăng cao.
Nhiều người bày trò để kiếm lợi bất chính. Ảnh minh họa
“Chim mồi” và ván bài lật ngửa
Ngồi nói chuyện với “thầy” đồng đã giải nghệ tên H., tôi cũng đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Tuy nhiên, vẫn còn những hoài nghi, tôi đem câu chuyện người đàn bà bị “em chồng” dưới âm “tố” ngoại tình ra hỏi. Ông H. ngồi lắng nghe xong phẩy tay châm điếu thuốc trầm ngâm: Thực ra, có rất nhiều chuyện tưởng là bí hiểm nhưng chỉ là chiêu trò đánh lừa người. Những người đi xem gọi hồn có một điểm yếu lớn nhất đó là niềm tin và sự thành tâm. Vì tâm lý này nên họ thường chỉ để ý đến cái bề nổi của câu chuyện ít khi đào sâu nghi ngờ xem độ xác thực được bao nhiêu.
Theo ông H., cô đồng gọi hồn rất ít khi tổ chức gọi hồn cho vài cá nhân lẻ tẻ. Có những nơi tổ chức chuyên nghiệp thì phải nhận đủ “đơn” từ hàng chục đến hàng trăm người. Khách tứ xứ đổ về, người nào trước khi xem cho mình cũng muốn dò la chuyện người khác xem thực hư ra sao. Xuất phát từ đó, các “thầy đồng, thành lập đám “chim mồi”. Những lúc này, “chim mồi” được sử dụng triệt để. “Chim mồi” thường là người thân, người nhà hoặc cũng chỉ là người làm thuê cho các “thầy” đồng cốt. Họ được ăn “lương” theo tháng và có nhiệm vụ nhập vai người đi hầu đồng, xen lẫn vào đám đông xếp hàng rất sớm chờ đến lượt mình.
Các “thầy” thường không khéo khi sắp xếp vị trí đầu tiên là những khách quen, có hẹn trước. Những khách này thường ở xa, mỗi lần có việc đi xem đều lên lịch hẹn với “cô” “thầy” trước để bố trí gặp. Phần lớn, thông tin về những người này “cô” “thầy” đều đã nắm vững. Bản thân họ cũng chỉ đi xem để củng cố niềm tin vào một việc gì đó đang hoặc sắp được tiến hành. Những đối tượng này, “thầy, cô” đồng chỉ cần nhập vai người nhà hỏi thăm, động viên, phát cho đồng quà tấm bánh là đủ làm cho họ yên lòng. Những khách này có khi đến sau nhưng lại được gọi sớm. Không phải vì “vong” nhà ấy thiêng mà để họ lên xem trước rồi về, tránh để gặp “chim mồi” đã “diễn” những lần trước đó.
Video đang HOT
Thiếu tướng, tiến sĩ khoa học Nguyễn Chu Phác
Nhiều trường hợp ngộ nhận khả năng thần thánh
Theo “thầy” H, chuyện đồng cốt mười phần thì đến chín phần giả, phần còn lại không thể xác định thực hư. Bằng những kinh nghiệm của một người đã từng làm “thầy”, nhìn qua ông H. cũng có thể thấy được chân tướng của “các cô, cậu” đồng giả. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề phức tạp. Để tìm hiểu câu chuyện đồng cốt, chúng đi tìm một số chuyên gia đã có lâu năm nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, Thạc sĩ thôi miên tại Trung tâm nghiên cứu phát triển Tâm- Thể- Trí: Đến bây giờ vẫn chưa ai có thể khẳng định là có hoặc không có cái gọi là hiện tượng gọi hồn, áp vong. Thế giới cũng đã có nhiều chương trình nghiên cứu về vong, hồn, thế giới tâm linh nhưng chưa thể làm rõ… Cái gọi là “vong”, “hồn” người Việt Nam hiểu là một dạng năng lượng còn tồn tại sau khi con người chết đi. Họ cho rằng, “vong” “hồn” có thể tiếp xúc, tác động tới cá thể sống đối với con người. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng mê tín dị đoan, chưa được kiểm chứng.
Theo chuyên gia thôi miên Mạnh Quân, hiện tượng gọi hồn, áp vong thực chất chỉ là một trạng thái thôi miên sâu. Sở dĩ người dân tin vào áp vong như vậy là do họ tin và chờ đợi “vong” nhà mình về. Họ căng thẳng hướng sự tập trung suy nghĩ vào những người đã khuất. Ai nói gì họ cũng tin và cho rằng đó là sự thật. Các “cô đồng” chỉ cần nói đúng một sự việc người dân liền gật đầu, vái lạy. Đây là cái cái cớ để các “cô, cậu” xoáy sâu. Bên cạnh đó, các “cô, cậu” rất nhạy, tiếp thu thông tin từ người nhà “hồn”. Từ lượng thông tin sẵn có và những kinh nghiệm sẵn có, các “cô” sẽ tiếp tục khai thác luồng thông tin tiếp theo bằng chính những người xung quanh. Sự tác động hai chiều giữa người hỏi và người trả lời tạo thành một sự trao đổi thông tin theo tính vòng tròn, khép kín.
Ông Nguyễn Mạnh Quân cười bảo: Số người có thể thực sự làm được việc này theo như tôi biết là rất ít. Nó ít tới mức nếu chọn trong một trăm người thì tôi tin là 99 người là giả còn một người không ai tìm thấy được. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần hết sức cẩn thận nếu muốn nhờ tới họ. Phần lớn trong số những người nói là có khả năng này đều là những người bị rối loạn và bị ảo giác. Ý thức thì họ không chủ động lừa chúng ta, nhưng bởi họ đã bị ảo giác nên họ luôn tin và khẳng định những khả năng ảo của chính họ là đúng. Chúng ta nếu không cẩn thận thì sẽ bị cái ảo của những người này làm cho tiền mất mà tật mang.
Ông Quân cũng lý giải về việc một số người tự giới thiệu là có khả năng ngoại cảm tìm được mộ liệt sĩ. Theo ông Quân, việc này chỉ chính xác khi nhà ngoại cảm có được sự chỉ dẫn, thông tin về nơi mất, ngày tháng năm… do chính người nhà cung cấp. Thực tế, nhiều trường hợp đã tìm được mộ trước đây, khi kiểm tra lại thông tin, mẫu gen thì đều không chính xác. Chỉ một số ít trường hợp do may mắn mà đúng người, đúng việc.
Ông Nguyễn Mạnh Quân đang điều trị thôi miên cho một bệnh nhân
Ngoài ý kiến ông Nguyễn Mạnh Quân, chúng tôi còn tìm đến Thiếu tướng – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Chu Phác, người có kinh nghiệm lâu năm trong việc nghiên cứu các hiện tượng gọi hồn. Theo Thiếu tướng Chu Phác, hiện nay ở Việt Nam, hiện tượng “cô đồng, bà cốt” giả tồn tại rất nhiều. Thậm chí, cả những người có một chút khả năng ngoại cảm cũng tự nhận mình có khả năng gọi hồn. Điều này đã gây tâm lý hoang mang lên những người khác. Thậm chí, nhiều người còn lợi dụng tâm lý cả tin của người dân để bày trò kiếm tiền, kiếm lợi bất chính.
Bản thân Thiếu tướng Chu Phác cũng đã đến nghiên cứu và gặp nhiều hiện tượng gọi hồn giả như vậy. Khi “mớm cung” cho “thầy” theo ý định sẵn có, lập tức câu trả lời nhận lại đúng với mong muốn của người khai. “Việc người dân tin tưởng vào thế giới người chết có thể xem như một cách hướng vọng về ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, họ không nên tin tưởng một cách mê tín, mù quáng. Thận trọng và tỉnh táo để tránh những chiêu bài lừa đảo về “gọi hồn” “áp vong” nhằm bảo vệ tài sản, thời gian và sức khỏe của chính bản thân, gia đình mình”, Thiếu tướng Chu Phác cho biết.
Các chuyên gia “mớm cung” siêu hạng Trong “nghề” thôi miên, các “đồng cô”, “bóng cậu” rất giỏi trong việc “mớm cung” người nhà. Thạc sĩ Mạnh Quân kể: Trong các lễ gọi hồn, các “thầy” thường bắt đầu lễ gọi hồn như: “Ôi ông, bà đã về rồi! Ông, bà có còn nhớ anh A (tên người đi gọi hồn) không? Ở đó ông, bà có gặp anh B…không? Vong tên là gì, có phải vong là ông, bà B.. không? Tại sao ông không nói!”… Người thực hiện lên đồng, ốp hồn dựa vào chính những thông tin nay mà trả lời một cách ý thức. Sau khi có những thông tin bước đầu như thế, người đi cầu hồn và cô đồng đã có một sự giao hòa và tin tưởng lẫn nhau. Không khí gia đình được thiết lập, câu chuyện từ đó cũng trở nên cởi mở hơn. Ngược lại với những câu hỏi được đặt ra chặt chẽ như: Ông có nhớ người này không? Anh ấy tên là gì? Ở đó ông, bà đã gặp những ai, tên là gì?. Thậm chí người dân đòi “vong” phải viết ra những thông tin về tên tuổi, quê quán, địa danh một cách chính xác của từng người trong gia đình thì cả “cô” và “vong” lập tức bó tay.
Theo NDT
Phạt 8 cơ sở, phòng khám tư nhân có yếu tố nước ngoài vi phạm
Tính đến 20/7, tại Hà Nội có gần 2.600 cơ sở hành nghề y, y học cổ truyền; 708 cơ sở y học cổ truyền; 13 cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài.
Phòng khám đa khoa Maria vừa bị phạt do sai phạm
Chiều 24/7, Thành ủy Hà Nội tổ chức họp báo thông báo tình hình khám chữa bệnh của các cơ sở y tế hành nghề tư nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 20/7/2012, trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 2.600 cơ sở hành nghề y, y học cổ truyền; 708 cơ sở y học cổ truyền; 13 cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài và 27 bác sỹ nước ngoài tham gia khám chữa bệnh, giúp việc tại các cơ sở này.
Qua thanh tra kiểm tra, một số cơ sở khám chữa bệnh có người Trung Quốc tham gia làm việc hầu hết đều có hành vi vi phạm như: khám chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn đã được cấp phép; người nước ngoài làm chuyên môn chưa được cấp phép của Sở Y tế; sử dụng dược phẩm chưa được phép của Bộ Y tế cho bệnh nhân; ghi chép sổ khám chữa bệnh không đầy đủ; phòng khám niêm yết giá dịch vụ nhưng thực tế thu tiền cao hơn giá niêm yết...
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Qua kiểm tra, thanh tra Sở Y tế đã xử phạt 8 cơ sở, phòng khám vi phạm. Riêng cơ sở đã gây chết người ngày 14/7 vừa qua là Phòng khám đa khoa Maria, thanh tra sở y tế Hà Nội đã xử phạt kể từ khi cấp phép hoạt động cho đến nay là 4 lần, với tổng số tiền hơn 42 triệu đồng.
Sở Y tế Hà Nội đã có quyết định đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh đối với phòng khám này từ ngày 16/7/2012. Liên quan đến cái chết của một phụ nữ tại phòng khám này, tại ca trực đó có 3 người Trung Quốc trực nhưng chưa được cấp phép hành nghề là: Châu Kiệt Kiều, Đặng Cẩm Chi, Trương Lệnh Công.
Hiện vụ việc của Phòng khám Maria vẫn đang được điều tra. Còn đối với Phòng chuẩn trị y học cổ truyền 604 Trường Trinh đã trả giấy phép hành nghề và không hoạt động kể từ 20/7/2012./.
Theo VOV
Tập trung xử lý rốt ráo 10 "đầu việc" tồn tại Gần 10 "đầu việc" tồn tại đã được bộ phận thường trực BCĐ 197 thành phố Hà Nội chỉ rõ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012. Nhiều tuyến vỉa hè nội thành bị lấn chiếm để kinh doanh Tình trạng phơi đốt rơm rạ của các hộ nông dân, lấn chiếm đường thành sân phơi phế liệu, ảnh hưởng...