Những con boss kinh điển trong Diablo 3 (Phần cuối)
Diablo cuối cùng đã được phục sinh và sắp thành công trên con đường hủy hoại thế giới…
Ở 2 phần trước, chúng ta đã được gặp gỡ những boss hùng mạnh tại 3 Act đầu của Diablo – Từ The Butcher, tên đồ tể, cho đến Belial, chúa tể dối trá và Azmodal, chúa tể tội lỗi. Trong phần cuối này, chúng ta sẽ đến với Act 4, nơi Diablo cuối cùng đã hồi sinh và vươn đôi bàn tay ma quái thâu tóm toàn bộ thế giới.
Izual – Thiên Thần Sa Ngã
Izual là một Boss mà người chơi sẽ gặp trong Act 4. Khác với những con boss người chơi đã từng đụng độ, Izual không phải là một quái vật của Hỏa Diệm Ngục. Ông là cánh tay phải của Tyrael, phục vụ trung thành cho Thượng Đẳng Thiên Giới trong cuộc chiến với Hỏa Diệm Ngục Burning Hell. Tuy nhiên, trong một cuộc công kích xuống pháo đài Hellforge và Shadowfang, Izual lại thất bại dưới tay Tam Đại Ác Quỷ.
Thiên thần sa ngã Izual – Cô độc giữa 2 chiến tuyến
Mephisto, Baal và Diablo đã tra tấn Izual. Tinh thần của ông bị dập tắt dưới sự tàn bạo củaTam Đại Ác Quỷ, và cuối cùng Izual đã tiết lộ làm cách nào để hủy hoại được các SoulStone cũng như để lộ một số kiến thức bí mật của Thượng Đẳng Thiên Giới. Izual trở thành một thiên thần lang thang. Hight Heaven không tin tưởng ông vì ông đã sa ngã, và Burning Hell cũng không tin tưởng vì ông là một thiên thần. Izual trở nên đầy thù hận, chất chứa sức mạnh khổng lồ bên trong cơ thể ma quỷ. Người chơi phải giải phóng cho linh hồn Izual thông qua việc hủy diệt cơ thể ông.
Như mọi boss khác, Izual có thể đánh cận chiến bằng cây chùy của mình, nhưng ông trở nên nguy hiểm hơn nhiều khi sử dụng các bom đông cứng. Có rất nhiều bom được thả khắp nơi và phát nổ sau vài giây, làm người chơi bất động. Izual cũng thường xuyên triệu hồi tay sai, các Oppressors, Corrupted Angels và Tongue Lashers.
Rakanoth – Chúa Tể Tuyệt Vọng
Rakanoth là một boss mới trong Diablo, y được gọi là chúa tể của nỗi tuyệt vọng. Thiết kế của Rakanoth vốn được dùng cho Azmodal, tuy nhiên sau đó đội ngũ phát triển đã có một chút thay đổi và Rakanoth trở thành một cái tên mới. Vì vậy, không có nhiều thông tin về y.
Video đang HOT
Chúa tể tuyệt vọng Rakanoth
Rakanoth từng phục vụ dưới trướng Andariel – Nữ hoàng của nỗi đau khổ. Y chính là người đã cầm tù Auriel, thiên thần hi vọng. Sau cái chết của Andariel, Rakanoth chuyển qua phụng sự Diablo trong cuộc chiến với Hight Heaven.
Là một boss cận chiến, nhưng Rakanoth rất ít di chuyển. Y sử dụng đòn tấn công liên tiếp 4, 5 quả cầu ánh sáng để đánh bại người chơi. Chỉ khi người chơi di chuyển ra khỏi tầm tấn công, Rakanoth mới sử dụng Teleport để áp sát. Cuộc tấn công cận chiến gây ra sát thương rất lớn. Rakanoth cũng có khả năng triệu hồi quái vật, nhưng các quái vật này không đông đảo và khi chết sẽ để lại các Health Globes.
Diablo – Chúa Quỷ
Diablo là kẻ thù chính của người chơi trong suốt cả 3 phần của Diablo. Y, cùng với các người anh của mình, Baal và Mephisto, là các Prime Evils.
Chính Diablo là kẻ đã nhìn thấy tiềm năng lớn từ các Nephalem, những đứa con sinh ra bởi Thiên Thần Inarius và Nữ Qủy Lilith. Y giật dây cho Cuộc Chiến Tội Lỗi giữa các Lesser Evil và Tam Đại Ác Quỷ, với kết quả cuối cùng là cả 3 anh em bị đày đến Sanctuary trong cuộc Lưu Vong Hắc Ám. Kể từ đây, âm mưu của Diablo hình thành.
Diablo – The Prime Evil
Diablo không chết dù đã bị đánh bại dưới tay người anh hùng trong phần 2. Y quay trở lại với hình dạng mới, thanh thoát hơn, nhanh nhẹn hơn và sức mạnh cũng tăng lên rất nhiều. Cuộc chiến cuối cùng với Diablo tại Crystal Arch sẽ là hành trình vô cùng mệt mỏi của người chơi.
Cuộc chiến với Diablo chia làm 3 giai đoạn, trên 2 khu vực chính là Crystal Arch và Realm of Terror. Diablo không phí phạm nhiều thời gian của người chơi khi giáp mặt, y sẽ tấn công với tất cả sức mạnh. Khả năng đơn giản nhất của Diablo là tấn công cận chiến và tăng tốc để áp sát người chơi. Y sử dụng các lời nguyền Curse of Destruction, Curse of Anguish và Curse of Hatred ám lên người chơi với tác dụng giảm tất cả khả năng của bản thân và tăng thiệt hại phải gánh chịu. Diablo cũng thường xuyên sử dụng Spikes Hell, tạo ra các bóng đen trên mặt đất với các khung xương tóm lấy người chơi và nhốt họ lại, khi đó Diablo sẽ tiến tới tóm lấy người chơi và bóp nát họ. Đón tấn công này gây thiệt hại rất lớn. Có 2 giếng hồi máu ở 2 bên Crystal Arch với thời gian hồi 30 giây.
Sau khi bị mất 50% HP, Diablo sẽ chuyển người chơi đến Realm Of Terror, tại đây, giai đoạn 2 bắt đầu. Người chơi sẽ phải hạ gục chiếc bóng của Diablo, có tất cả khả năng tương tự như Diablo. Đòn Spikes Hell sẽ khó tránh hơn bởi khung cảnh Realm Of Terror bị bao phủ bởi giông bão sương mù, màu đen chập choạng. Ngoài ra, chiếc bóng có một khả năng khác, đó là triệu hồi một bản sao của chính người chơi để tấn công họ. Các bản sao này không có các skill hoàn chỉnh, nhưng sát thương gây ra từ chúng khá lớn. Khi bản sao bị tiêu diệt, chiếc bóng Diablo lại xuất hiện.
Tiêu diệt chiếc bóng Diablo, người chơi sẽ quay trở về Crystal Arch, và giai đoạn 3 bắt đầu. Diablo trong giai đoạn này có thêm 2 khả năng mới, đó là Overdrive, một buff làm tăng tốc độ và khả năng cast các đòn tấn công ma thuật liên tục, và Lighting Breath, một đòn tấn công tương tự như luồng sét trong Diablo II, phun ra một luồng lửa và sét quay vòng 180 độ. Đòn tấn công này có sát thương rất cao.
Tiêu diệt Diablo, và chiến thắng cuối cùng sẽ đến.
Theo Game Thủ
Những con Boss kinh điển trong Diablo 3 (Phần 2)
- Ở phần này, Azmodan và bè lũ tay sai là những kẻ trấn giữ tại Act 3 của Diablo 3 sẽ được giới thiệu.
Ở phần trước, chúng ta đã lướt qua những con boss trấn giữ 2 Act đầu của Diablo 3. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ đến với Act 3, nơi Azmodan cùng bè lũ lâu la của mình thử thách người chơi bằng muôn vàn mánh khóe khác nhau.
Ghom - Chúa Tể Phàm Ăn
Ghom là một boss mới xuất hiện trong Diablo 3. Y là kẻ phục vụ dưới trướng Azmodan, cùng với Cydaea và Rakanoth, người chơi sẽ phải chạm trán y trong khoảng giữa Act 3. Ghom là một quái vật phàm ăn với thân hình mập ú cùng những cái miệng lở loét đầy dãi.
Chạm trán với Ghom không phải là một thử thách dễ nhằn. Dù thân hình cục mịch và chậm chạp, Ghom có rất nhiều khả năng ghê gớm. Chomp là một đòn tấn công cận chiến của Ghom, khi y cố gắng ăn thịt người chơi bằng cái miệng đáng sợ dưới bụng. Nếu ở một khoảng cách xa, y sẽ phun ra một đám mây khí độc rất lâu tan. Ghom còn có khả năng phun ra một luồng Acid nóng bỏng, cùng với nhiều quái vật nhỏ kèm theo.
Siegebreaker - Quái Thú Kinh Hoàng
Siegebreaker là quái vật lớn nhất trong Diablo 3 và được trang bị sức mạnh kinh hoàng. Hắn quá to lớn đến nỗi việc một đấu một với hắn dường như là chuyện không tưởng, chẳng khác gì một con chuột đấu với một con chó (ở đây là loại chó có trang bị răng nanh và móng vuốt bằng sắt).
Siegebreaker thực sự là một quái vật chuyên đánh xáp lá cà. Hắn có thể ập đến với 3 cú móc bằng những móng sắt trên cánh tay của mình. Cuộc tấn công này có thể tránh khá dễ, nhưng hắn sử dụng đòn Charge để gây ra sát thương rất lớn lên người chơi. Hắn cũng có thể phá vỡ mặt đất bằng đòn Leg Stomp.
Ngoài lề: Tại bản giới thiệu năm 2008, Siegebreaker xuất hiện trong rừng, khác với bản chính thức khi hắn trấn giữ ở Bastion's Keep. Ở bản chơi thử, hắn có đòn Fatalities, bóp chết và cắn nát người chơi trước khi ném xác chết vương vãi, nhưng trong bản chính thức, Blizzard đã bỏ đi những chi tiết bạo lực.
Một chi tiết ấn tượng khác của Siegebreaker là hình ảnh khi hắn chết, hắn sụp đổ xuống như một ngọn núi và thân thể vỡ tan trong ngọn lửa, rất hùng vĩ.
Cydaea - Ma Nữ Cám Dỗ
Còn được biết đến với tên khác là Kẻ Hầu Hạ Nỗi Đau, Cydaea có phần trên cơ thể là một người phụ nữ xinh đẹp, nhưng phần dưới lại là của loài nhện. Hai cánh tay có móng vuốt sắc nhọn và phần bụng có thể nhả ra tơ và chất độc. Cydaea là người nuôi nấng chủng loại quái vật Succubus, các ma nữ gợi tình.
Cydaea có thể bắn chất độc về phía người chơi với vài vụ nổ nhỏ. Các đòn tấn công này gây sát thương vừa phải. Tuy nhiên, ả có thể tạo ra các hồ acid nhỏ trên mặt đất và từ đó nhện sẽ sinh ra rất nhanh. Cydaea cũng thường xuyên giăng các bẫy bằng tơ nhện để làm giảm 80% tốc độ của người chơi.
Trong suốt cuộc chiến, người chơi nếu không cẩn thận sẽ khó tiếp cận được Cydaea bởi ả liên tục sản sinh ra nhện nhỏ. Khi gặp nguy, ả sẽ phun tơ lên trần nhà và trốn trong một thời gian.
Azmodan - Chúa Tể Tội Lỗi
Azmodan là một trong 4 Lesser Evils, chỉ đứng sau 3 anh em Baal, Mephisto và Diablo. Y là nhân vật nổi bật trong cuộc chiến chống lại Thượng Đẳng Thiên Giới, cũng như đóng vai trò chủ chốt trong Cuộc Chiến Tội Lỗi. Azmodan đại diện cho tất cả 7 tội lỗi chết người: giận giữ, tham lam, lười biếng, hám lợi, ghen tị, ham muốn và phàm ăn. Y là Final Boss tại Act 3, trấn giữ con đường lên đỉnh Areat.
Rất khó để có thể đánh bại Azmodan trong lần chạm trán đầu tiên. Y có rất nhiều khả năng chết người. Như mọi boss khác, y có thể đánh cận chiến với sát thương lớn, cùng khả năng knock back và down. Y bắn ra tia lửa nóng bỏng và di chuyển theo người chơi liên tục, hay tạo ra các khối cầu lửa (Globes of Annihilation) với sát thương rất lớn, bám đuổi theo người chơi.
Chúa tể Tội Lỗi liên tục tạo ra các Demon Gates, nơi quái vật được triệu hồi. Y cũng đổ xuống đầu người chơi những cơn mưa xác chết, cùng với đó là các bể máu lan rất nhanh khắp căn phòng. Cuộc chiến với Azmodan cần kĩ năng và sự nhanh nhẹn.
Ngoài lề: Hai trong số các tay sai đại diện cho 7 tội lỗi của Azmodan đã lộ diện, đó là Ghom - Phàm ăn và Cydaea - Ham muốn. Những tên còn lại vẫn chưa lộ diện, và rất có thể đây sẽ là chi tiết được khai thác trong các bản mở rộng của Diablo 3.
(Còn tiếp)
Theo Game Thủ
Những con boss kinh điển trong Diablo 3 (Phần 1) Cùng điểm qua những trở ngại của người chơi trên con đường chống lại Tam Đại Ác Quỷ. Diablo vốn là một tượng đài của thể loại game nhập vai. Nếu là một fan của tựa game này, chắc chắn các người chơi sẽ không thể quên các pha đấu trùm kinh điển trong Diablo 2. Từ các Named Boss đến các Final...