Những cổ phiếu một thời: SDA – Nhấn chìm mọi thành quả
CTCP Simco Sông Đà (SDA) là một trong những CP họ Sông Đà đầu tiên niêm yết trên TTCK, với mức giá thời kỳ đỉnh cao đạt gần 350.000 đồng/CP. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại SDA chỉ còn giao dịch ở mức giá tương đương ly trà đá 3.000 đồng/CP. Điều gì đang xảy ra với 1 trong những mã CP từng giao dịch với mức giá cao nhất trên HNX?
Sông Đà dậy sóng
Tiền thân của SDA – Trung tâm Hợp tác lao động nước ngoài Sông Đà, được thành lập năm 1997, với chức năng chính thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động. Năm 2003, SDA được cổ phần hóa và đổi tên thành CTCP Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đà.
Nhằm hiện thực hóa tham vọng trở thành doanh nghiệp xuất khẩu lao động hàng đầu Việt Nam, SDA còn đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề Simco Sông Đà ( huyện Thanh Oai, Hà Nội). SDA hiện nằm trong top 5 doanh nghiệp xuất khẩu lao động với thị trường truyền thống là Đông Bắc Á và Trung Đông. Năm 2018, SDA đưa được 1.449 lao động đi làm việc nước ngoài với doanh thu đạt 36,46 tỷ đồng.
Sau khi cổ phần hóa thành công, SDA gửi hồ sơ đăng ký thành công ty đại chúng với UBCKNN và chính thức niêm yết CP trên HNX cuối năm 2006, với giá chốt phiên trong ngày chào sàn lên đến 74.500 đồng/CP.
SDA nhận giấy phép đầu tư khai thác mỏ đá tại Myanmar.
Đây là thời điểm huy hoàng nhất của nhóm CP họ Sông Đà, khi nhiều mã CP tăng gấp chục lần so với mệnh giá, nhờ các thông tin chia thưởng cổ tức và CP với tỷ lệ rất cao. Đơn cử, CTCP Sông Đà 7 (SD7) tăng vọt lên gần chạm mốc 500.000 đồng/CP. (Trong loạt bài “Những CP một thời”, ĐTTC đã có bài viết phản ánh về SD7 “Leo lên đỉnh, rớt xuống đáy”. Trong đợt sóng này, SDA cũng tăng 1 lèo lên mức 314.000 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 27-2-2007).
Như vậy, chỉ 2 tháng sau khi niêm yết, SDA đã tăng giá hơn 4,2 lần. Tuy nhiên, đỉnh cao lịch sử của SDA được xác lập 3 tháng sau khi tăng gần chạm mốc 350.000 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 22-5-2007). Dù giá đã được điều chỉnh giảm xuống dưới 81.000 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 30-7-2007 do phát hành thêm CP, nhưng sau đó SDA lại bật tăng lên gần 280.000 đồng/CP. Nếu không phải điều chỉnh theo quy định do phát hành thêm CP, mức giá của SDA có thể lên đến 550.000 đồng/CP.
Nhấn chìm tài khoản NĐT
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi VN Index bước vào đợt điều chỉnh trong năm 2008, nhóm CP họ Sông Đà cũng lao dốc không phanh. Từ mức giá trên 200.000 đồng/CP (thời điểm cuối năm 2007), SDA giảm xuống chỉ còn hơn 20.000 đồng/CP (thời điểm cuối năm 2008). Dù giá CP giảm mạnh nhưng nhiều NĐT nắm giữ CP vẫn không thể bán cắt lỗ do CP mất thanh khoản.
Sau đợt điều chỉnh kinh hoàng này, SDA có vài đợt sóng tăng lên gần chạm mốc 50.000 đồng/CP. Nhưng đến năm 2011, mã CP này chính thức rớt xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng/CP) do tác động tiêu cực từ kết quả kinh doanh. Đáy của SDA được xác lập trong phiên giao dịch ngày 25-11 là 2.500 đồng/CP.
Không chỉ thua thiệt khi CP suy giảm, NĐT nắm giữ SDA gặp rất nhiều khó khăn do CP này liên tục bị Sở Giao dịch CK Hà Nội (HNX) đưa vào “danh sách đen”, thậm chí đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ 3 năm liên tiếp.
Cụ thể, năm 2013 SDA bị đưa vào diện cảnh báo và loại khỏi danh sách các mã CP được giao dịch ký quỹ (margin) do lợi nhuận năm 2012 âm hơn 550 triệu đồng; năm 2017 bị đưa vào diện cảnh báo và không được giao dịch margin do lợi nhuận năm 2016 âm; năm 2018 bị đưa vào diện kiểm soát do lợi nhuận âm trong 2 năm 2016 và 2017; nhưng sau đó được chuyển lên diện cảnh báo do lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ sau kiểm toán 2017 là con số dương. Sau đó, năm 2019 tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận năm 2018 âm. Việc CP liên tục bị đưa vào diện cảnh báo khiến NĐT dần mất niềm tin vào sự hồi phục của doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến CP SDA mất thanh khoản.
“Mắc nghẹn” dự án triệu USD
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bắt đầu gặp khó từ năm 2008 do khủng hoảng kinh tế châu Á. Trước tình cảnh này, SDA đã chuyển hướng sang thị trường Đông Âu và Bắc Mỹ, thị trường đòi hỏi lao động có tay nghề cao. Nhờ sự điều chỉnh kịp thời này, SDA là một trong vài doanh nghiệp ít bị tác động bởi suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục trung thành với hoạt động cốt lõi, SDA lại có quyết định sai lầm là đẩy mạnh đầu tư sang lĩnh vực xây lắp, bất động sản, đặc biệt là dự án đầu tư khai thác và chế biến đá Marble tại Myanmar với tổng vốn đầu tư 18,14 triệu USD (tương đương 381 tỷ đồng). Tính đến cuối năm 2018, SDA đã rót hơn 100 tỷ đồng vào dự án này.
Theo SDA, dự án tại Myanmar đã đi vào hoạt động từ năm 2014 với sản lượng khai thác bình quân 300m3/tháng. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa vào hoạt động, dự án đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý và không khả thi. Đầu tiên là vốn đầu tư quá cao dẫn đến những khó khăn trong việc chuyển vốn đầu tư. Kế đến, việc cam kết công suất khai thác quá cao và không thực tế dẫn đến vỡ kế hoạch phân chia sản phẩm trong liên doanh. Sau khi khảo sát và đánh giá lại, phần lớn trữ lượng của mỏ là đá Limmestone, không phải đá Marble. Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy nhân sự không hợp lý dẫn đến lãng phí chi phí. Theo thống kê, mỗi tháng SDA phải chi ra 40.000-50.000USD cho các khoản chi phí để vận hành dự án.
Mới đây, lãnh đạo SDA thừa nhận, cả SDA và 2 NĐT thứ cấp dự án tại Myanmar đều không phải doanh nghiệp khai thác đá, nên phần lớn máy móc, thiết bị đầu tư không đổng bộ. Thậm chí, có đến 1/3 xe và máy chuyên dụng không dùng được hoặc không thích hợp. Những khó khăn này khiến dự án hoạt động thua lỗ kéo dài và SDA phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính. Trước tình cảnh này, SDA cho biết đang nghiên cứu phương án đóng cửa dự án để trình các cơ quan quản lý nhà nước của 2 chính phủ.
Việc rót vốn vào dự án tại Myanmar khiến SDA cạn kiệt nguồn tiền để chi trả cổ tức cho cổ đông. Mới đây, doanh nghiệp tiếp tục công bố dời thời điểm chi trả cổ tức của năm 2011 và năm 2013 đến tận năm 2021.
Kim Giang
Theo Saigondautu.vn
Luật Chứng khoán sửa đổi: Kỳ vọng sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường
Luật Chứng khoán sửa đổi thay thế Luật Chứng khoán 2006 và Luật Chứng khoán sửa đổi 2010 (hiệu lực từ ngày 1/1/2021) được kỳ vọng sẽ cải thiện niềm tin trong giới đầu tư, mang lại dư địa mới cho thị trường chứng khoán phát triển trong gian đoạn tới.
Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Ảnh: ST.
Nâng cao chất lượng thị trường
Luật Chứng khoán 2006 được sửa đổi năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, Luật Chứng khoán sửa đổi được Quốc hội thông qua mới đây là nhu cầu bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng; đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung trong tình hình mới.
Chia sẻ về nội dung của Luật này, bà Vũ Thị Chân Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, về quản lý nhà nước, Luật Chứng khoán sửa đổi đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng. Với các quy định tại Luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có đầy đủ thẩm quyền để quản lý, giám sát toàn diện hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
"Luật Chứng khoán mới đảm bảo tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong hoạt động quản lý, điều hành, xử lý các vấn đề của thị trường; phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế, các Ủy ban Chứng khoán như: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, dự án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán để trình cấp có thẩm quyền ban hành; ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ", bà Vũ Thị Chân Phương khẳng định.
Hơn nữa, để giúp nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường, Luật đã chuẩn hóa điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành/chào bán chứng khoán phù hợp cho từng loại chứng khoán, quy định điều kiện chặt chẽ hơn trong trường hợp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và bổ sung quy định nhằm gắn chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng cường quản lý đối với phát hành cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng. Luật nâng tiêu chuẩn công ty đại chúng về vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng, sửa đổi điều kiện về cơ cấu cổ đông; luật hóa các quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, phù hợp với nguyên tắc quản trị công ty của OECD/G20 năm 2015, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp đại chúng.
"Luật Chứng khoán sửa đổi được thông qua và có hiệu lực sẽ tạo lập khung khổ pháp lý đồng bộ, khả thi, hiệu quả, phù hợp, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, qua đó, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển một cách bền vững. Chúng tôi tin tưởng rằng, những sửa đổi, bổ sung nêu trên sẽ tạo cơ sở, nền tảng pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán, góp phần cải thiện chất lượng nguồn cung, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường chứng khoán, giúp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả", Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định.
Đồng thời, Luật mới kỳ vọng sẽ tạo cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường. Qua đó, khuyến khích mạnh mẽ tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Ban hành 4 Nghị định và trên 10 thông tư
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, để bảo đảm Luật Chứng khoán sửa đổi được triển khai thi hành đồng bộ, thống nhất, kịp thời và hiệu quả, ngay từ năm 2019 và trong năm 2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Chứng khoán sửa đổi và các văn bản thi hành. Song song với đó là công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt các quy định pháp luật mới để có sự điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tuân thủ khi các quy định mới có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ triển khai xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật, dự kiến sẽ xây dựng và ban hành 4 nghị định của Chính phủ. Cụ thể: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, Nghị định quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đi kèm với đó là 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trên 10 thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ giao các đơn vị chuyên môn nghiên cứu xây dựng các cơ chế phối hợp giữa Ủy ban với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực thi các thẩm quyền, quy định về hoạt động phối hợp tại Luật.
"Chúng tôi sẽ tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với hai Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán rà soát để xây dựng và sửa đổi các quy trình, quy chế, quy định, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giảm thiểu tác động từ việc thay đổi, điều chỉnh quy định tới hoạt động của thị trường", bà Vũ Thị Chân Phương chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam: Luật góp phần hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, tích cực hơn
Luật Chứng khoán sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua có một số điểm mới về nâng cao chất lượng hàng hóa, minh bạch thông tin, gia tăng chế tài xử phạt... Chúng tôi kỳ vọng, khi được áp dụng, Luật sẽ góp phần hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, tích cực hơn. Đặc biệt, việc Luật Chứng khoán sửa đổi trao thêm thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong làm rõ các vi phạm, cũng như tăng nặng chế tài xử phạt đang được kỳ vọng sẽ gia tăng tính răn đe với các vi phạm, từ đó, giúp cải thiện tính công bằng, minh bạch trên thị trường. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút thêm nhà đầu tư tham gia thị trường trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Với một số quy định mới tại Luật Chứng khoán sửa đổi, các công ty chứng khoán đang chờ đợi sẽ có thêm dư địa phát triển mới trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành dịch vụ chứng khoán ngày một gay gắt.
Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP HCM: Mong cơ quan quản lý hoàn tất soạn thảo hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật
Việc Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi mang lại một số tác động tích cực đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hiện không ít nội dung tại Luật Chứng khoán sửa đổi quy định nguyên tắc, nên chỉ có thể được áp dụng khi có văn bản hướng dẫn rõ ràng. Bởi vậy, chúng tôi đang rất mong chờ cơ quan quản lý khẩn trương bắt tay hoàn tất soạn thảo hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật để làm sao hoàn tất việc này trong vòng 1 năm tới, đảm bảo khi Luật có hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn đã đáp ứng được yêu cầu đưa vào áp dụng đồng bộ. Có như vậy mới phát huy được những quy định mới trong hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường trong giai đoạn tới.
Bảo Minh
Theo haiquanonline.vn
Tái bảo hiểm PVI (PVIRe) được chấp thuận hồ sơ trở thành công ty đại chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã có thông báo chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Tổng công ty cổ phần Tái Bảo hiểm PVI (PVIRe). Tái bảo hiểm PVI (PVIRe) được chấp thuận hồ sơ trở thành công ty đại chúng. Tổng công ty Tái bảo hiểm PVI - công ty con của PVI...