Những cổ phiếu hút dòng tiền đầu tư năm 2020
Kể từ đầu năm 2020 tới nay, đại dịch Covid-19 đã làm chao đảo thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi một số nhóm ngành “chìm nghỉm” giữa sóng lớn, thì một số ít cổ phiếu trở nên nổi trội, thu hút dòng tiền đầu tư.
Công nghệ toả sáng
Tại đa phần các thị trường toàn cầu, nhóm cổ phiếu công nghệ là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất.
Đáng chú ý, tại thị trường Mỹ, các gã khổng lồ công nghệ không chỉ tận hưởng quãng thời gian tươi đẹp giữa sóng Covid-19, mà còn nhận được động lực mới từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, với ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden được tuyên bố là người thắng cuộc.
Diễn biến chỉ số S&P 500 và một số cổ phiếu công nghệ từ đầu năm 2020. Nguồn: Bloomberg.
Kể từ đầu năm 2020 tới nay, nhóm cổ phiếu công nghệ là ngôi sao sáng trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhất là khi các doanh nghiệp này công bố tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong bối cảnh nền kinh tế xuống dốc vì Covid-19, nhiều lĩnh vực khác phải vật lộn để sinh tồn.
Nhu cầu của người dân đối với các sản phẩm công nghệ mà Apple hay Microsoft cung cấp tăng đột biến, khi người tiêu dùng cần thêm thiết bị phục vụ làm việc tại nhà, các ứng dụng giải trí, tiện ích đời sống…
Môi trường lãi suất thấp cũng khiến nhà đầu tư có thêm nguồn lực rót vào chứng khoán, nhanh chóng bị thu hút bởi tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhóm cổ phiếu công nghệ. Chỉ số P/E của Google trong tuần kết thúc vào 13/11 ở gần mức cao nhất hơn thập kỷ qua, giao dịch trong khoảng 26,5x với kỳ vọng lợi nhuận tiếp tục tích cực trong năm tới.
Video đang HOT
Các công ty công nghệ đang có lợi nhuận tích cực bậc nhất trên thị trường. Nguồn: Bloomberg.
Kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc, các cổ phiếu công nghệ như Facebook, Microsoft, Salesforce, Adobe, Qualcomm… càng vững vàng đà tăng. Nguyên nhân là chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang có thái độ không lấy làm thân thiện với nhóm doanh nghiệp công nghệ lớn. Với sự thay đổi lãnh đạo, môi trường kinh doanh của nhóm này sẽ trở nên “dễ thở” hơn.
“Các yếu tố chính trị nền tảng là một phần quan trọng của đầu tư, nhưng không phải tất cả. Giá cổ phiếu luôn được thúc đẩy bởi lợi nhuận của doanh nghiệp. Ai là chủ nhân của Nhà Trắng cũng quan trọng, nhưng chỉ là một phần của nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu công nghệ”, John Porter, Giám đốc đầu tư và thị trường chứng khoán tại Mellon cho biết.
Công ty chứng khoán ăn nên làm ra
Cùng chung xu hướng trên thị trường toàn cầu, cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc như Baidu, Alibaba, Tencent, Xiaomi, Meituan, JD.com… giữ vững đà leo dốc bất chấp đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động kinh tế ngưng trệ. Tuy nhiên, mới đây, động thái bất ngờ từ phía các nhà quản lý đã khiến nhóm cổ phiếu này phần nào bớt hấp dẫn.
Trong phiên giao dịch ngày 11/11/2020, giá trị thị trường của các công ty Alibaba, Tencent, Xiaomi, Meituan, JC.com giảm hơn 280 tỷ USD khi Trung Quốc thiết lập các quy định mới nhằm kiềm chế tình trạng độc quyền của những gã khổng lồ công nghệ. Nhà đầu tư nhanh chóng phản ứng bằng cách bán ra cổ phiếu của nhóm này.
Cũng chính bởi việc thay đổi các quy định mà Ant Group không thể tiến hành thương vụ IPO ngay trước thời điểm chính thức bán cổ phần. Trước đó, đây được xem là thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử (nếu diễn ra) với giá trị 34,5 tỷ USD.
Với cục diện có phần thay đổi, tại thị trường Trung Quốc, nhóm cổ phiếu đang duy trì đà tăng là các công ty chứng khoán. Theo số liệu của Goldman Sachs, khối lượng giao dịch trung bình tại Thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt đỉnh 874 tỷ nhân dân tệ (129 tỷ USD) trong năm nay, tăng gần 60% so với mức trung bình 5 năm qua.
Đại dịch Covid-19 đã góp phần gia tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, khiến dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân chảy mạnh vào kênh này. Cũng chính nhờ vậy, nhóm các công ty chứng khoán, môi giới, sàn giao dịch trực tuyến… nhận động lực tích cực để tăng trưởng.
Giá cổ phiếu East Money, một sàn giao dịch trực tuyến không mấy tên tuổi trên thị trường toàn cầu, đã tăng 84% kể từ đầu năm 2020 tới giữa tháng 11/2020, đưa giá trị thị trường của Công ty lên 30,6 tỷ USD, hơn cả Credit Suisse.
“Toàn bộ cổ phiếu nhóm này đều có diễn biến điên cuồng. Các công ty chứng khoán, nhà môi giới chứng khoán đắt đỏ bậc nhất thế giới đều ở Trung Quốc”, Hao Hong, người đứng đầu Bộ phận Nghiên cứu và Chiến lược chứng khoán của Bocom International chia sẻ. East Money hiện có P/E là 69 lần, so với mức 14 lần của nhà môi giới Charles Schwab (Mỹ).
Các nhà môi giới chứng khoán, bao gồm những doanh nghiệp có bộ phận chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn như Citic Securities và CSC Financial đã chứng tỏ việc cung cấp dịch vụ trực tuyến cho nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư tại Trung Quốc trong những năm vừa qua, nhất là năm 2020, là chiến lược đúng đắn. Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nghiệp dư chiếm hơn 80% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Top 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thuộc chỉ số CSI 300 tính tới giữa tháng 11/2020. Nguồn: Bloomberg.
Giá trị giao dịch tại Thị trường chứng khoán Trung Quốc lập kỷ lục mới vào tháng 7/2020 khi giá trị giao dịch hàng ngày vượt 1.000 tỷ nhân dân tệ trong 15 phiên liên tiếp, theo số liệu của Goldman Sachs. Chỉ số CSI 300 cũng lập đỉnh cao nhất và đã tăng 13,6% tính tới ngày 11/11/2020.
Diễn biến chỉ số CSI 300.
Nhu cầu lớn đối với chứng khoán từ các nhà đầu tư cá nhân cũng giúp các công ty dữ liệu thị trường ăn nên làm ra. Hithink RoyalFlush Information Network chứng kiến giá cổ phiếu tăng 42% kể từ đầu năm 2020 tới nay. Đây là công ty cung cấp cho nhà đầu tư các gói thông tin tài chính và hướng dẫn lựa chọn nhà môi giới, cách thức gia nhập thị trường.
Thời của nhóm y tế
Chứng khoán Hàn Quốc là thị trường tăng trưởng tốt thứ hai trong nhóm G20 (sau Argentina) tính tới đầu tháng 11/2020. Sự hồi phục tích cực của thị trường tới từ làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (khi đã mua ròng 25.760 tỷ won, tương đương 21,75 tỷ USD cổ phiếu kể từ ngày 19/3/2020 cho tới đầu tháng 11); nhóm cổ phiếu công nghệ và ngành y tế.
Trong đó, một số cổ phiếu nhóm y tế – chăm sóc sức khoẻ đã có màn biểu diễn đầy ấn tượng. Kể từ đầu năm 2020 tới giữa tháng 11/2020, Shin Poong Pharmaceutical Co chứng kiến giá cổ phiếu tăng 1.923%, trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất toàn thị trường, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã, giá trị thị trường của Công ty đã đạt mức gần 7.800 tỷ won (6,6 tỷ USD), so với mức chỉ 380 triệu USD vào đầu năm.
Shin Poong Pharmaceutical là doanh nghiệp dược phẩm có bề dày lịch sử 58 năm, hiện đang thử nghiệm giai đoạn 2 của phương thuốc Pyramax – vốn được dùng để chữa bệnh sốt rét và hiện được nghiên cứu cho khả năng chữa Covid-19.
“Cổ phiếu Shin Poong đã trở thành biểu tượng của chứng khoán Hàn Quốc, trỗi dậy trong bối cảnh đại dịch hoành hành, được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp và dòng vốn đầu tư chảy vào thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân đang sẵn sàng trả giá cao để đặt cược vào tương lai doanh nghiệp”, Jeon Kyung-Dae, Giám đốc đầu tư chứng khoán tại Macquarie Investment Korea đánh giá.
Cổ phiếu lập đỉnh, Phát triển Nhà Bà Rịa Vũng Tàu (HDC) dự kiến bán toàn bộ cổ phiếu quỹ
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Mã chứng khoán: HDC - sàn HOSE) dự kiến bán cổ phiếu quỹ.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến bán toàn bộ 640.829 cổ phiếu quỹ đang sở hữu, thời gian dự kiến trong quý IV/2020.
Với giá đóng cửa ngày 25/11 là 26.550 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp thu về 17 tỷ đồng. Trong thời gian gần đây, cổ phiếu HDC liên tục lập đỉnh nhờ vào động thái một cổ đông cá nhân liên tục gom vào cổ phiếu.
Cụ thể, nếu từ đầu năm ông Trần Minh Chính chưa trở thành cổ đông lớn thì tới cuối tháng 10/2020, nhóm cổ đông liên quan đã sở hữu 24,1% vốn điều lệ tại doanh nghiệp và trở thành cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp.
Được biết, trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 557 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 109 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 18% và 73% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Năm 2020, HDC đặt kế hoạch 1.030 tỷ đồng tổng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 25% và 27% so với kết quả thực hiện năm 2019. Như vậy, sau 3 quý, doanh nghiệp đã hoàn thành 54% chỉ tiêu doanh thu và 55% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 2.568 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho trị giá gần 966 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 306 tỷ đồng, chiếm 11,9%; tài sản dở dang dài hạn là 271 tỷ đồng, chiếm 10,5%.
Cao su Tây Ninh (TRC) tạm ứng cổ tức năm 2020 tỷ lệ 10% Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (mã chứng khoán: TRC - sàn HOSE) thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng. Như vậy, với 29,1 triệu...