Những cô gái mang khao khát kiến tạo cuộc sống – Kỳ cuối: Vườn Giun Đất của Thùy Trang
Trong số 200 gương mặt nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Obama Foundation có sự góp mặt của một cô gái Việt Nam nhỏ bé – Tạ Thùy Trang (32 tuổi) – người tiên phong trong rất nhiều hoạt động bảo vệ môi trường.
Trang chia sẻ điều tuyệt vời nhất là trải qua rất nhiều biến cố nhưng cô vẫn giữ được cho mình sự trong sáng và lòng biết ơn – Ảnh: VŨ THỦY
Trang là cô gái thường xuyên ăn vận đồ cũ với “áo quần từ trên xuống dưới nhiều năm qua là đồ được cho tặng”, nhưng trong đầu lại luôn có những ý tưởng mới mẻ, truyền cảm hứng sống tích cực đến rất nhiều người.
Hiểu bản thân mình
Đến gặp Trang ở văn phòng nhỏ của Saigon Compass – doanh nghiệp xã hội điêu phôi va hô trơ cac chuong trinh vê linh vưc giao duc va moi truơng do Trang sáng lập. Ngay cả “văn phòng 20 triệu đồng” này cũng có một câu chuyện hay để kể.
“Thông thường để thiết kế một văn phòng thì sẽ cần tới khoảng 200 triệu đồng, từ sơn sửa, mua vật dụng, bàn ghế, máy móc… Nhưng tôi nghĩ mới ban đầu đã chi tiêu mất 200 triệu mà số tiền ấy lại chưa phục vụ được cho ai hết thì lãng phí quá nên tôi đi xin. 90% đồ đạc trong văn phòng này là đồ cho tặng, từ bàn ghế, laptop, máy chiếu. Chi phí còn lại chỉ tầm 20 triệu” – Trang kể.
Nhưng từ văn phòng nhỏ này, Trang đã làm được rất nhiều điều trong hai năm qua: tổ chức 50 sự kiện kết nối cộng đồng, tổ chức các chương trình nhặt rác, hỗ trợ các tổ chức giáo dục về môi trường…
Năm vừa qua, Saigon Compass cũng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục nhận thức của mọi người về ô nhiễm không khí. Trang nghĩ đơn giản: “Tôi chỉ khởi xướng một nơi dành cho cộng đồng hoạt động bảo vệ môi trường. Văn phòng này của cộng đồng thì cộng đồng góp sức để xây dựng nó”.
Trang chia sẻ rằng thói quen dùng đồ cũ của cô có rất nhiều lý do. Hiện tại nó giúp cô giảm tiêu thụ, góp phần giảm gánh nặng lên môi trường. Còn lý do trước đó là bởi Trang từng là một đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại một khu phố ổ chuột ở quận 7, “nhà nghèo nên không có nhu cầu nhiều”. Cô cảm thấy thoải mái với việc mặc đồ cũ ngay cả khi tham gia các hoạt động của Obama Foundation với các bạn trẻ đến từ rất nhiều quốc gia.
“Tôi có thể gặp gỡ những người lao động, doanh nhân, chính khách trong các hoạt động của mình và có cả những bạn bè làm ngành thời trang. Khi ngồi với họ có thể rất khác biệt nhưng tôi không cố thay đổi mình để phù hợp với người khác” – cô chia sẻ.
Để không có những lo nghĩ kiểu “người khác nghĩ gì về mình”, Trang bảo rằng mỗi người cần phải hiểu rất rõ về bản thân, thành thật với bản thân và thành thật cả với những người xung quanh.
Những vành đai xanh giữ rừng
Video đang HOT
Như rất nhiều cô gái yêu môi trường, Trang thích trồng cây, trồng rừng. Cũng bởi việc này là chìa khóa cho rất nhiều vấn đề môi trường đang diễn ra, từ hạn hán, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí mà Saigon Compass đang góp phần giải quyết. Cô đã bắt tay làm dự án vườn rừng cộng đồng mang tên Vườn Giun Đất – trồng vườn rừng “không hóa chất”.
Xã Lộc Bắc (Bảo Lâm, Lâm Đồng) – một khu vực có vành đai xung quanh được bao phủ bởi rừng – là nơi Trang chọn khởi đầu cho cộng đồng Vườn Giun Đất.
“Lúc đầu tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là muốn trồng thật nhiều cây, giữ được nhiều rừng ở Tây Nguyên. Cách làm của tôi cũng rất đơn giản, rủ nhiều bạn có chung mối quan tâm cùng làm. Chúng tôi sẽ cùng góp vốn mua đất vườn làm nông nghiệp sạch và bảo vệ những khu rừng xung quanh. Có những vườn giáp rừng sẽ là chốt chặn rừng, mình giữ thì không ai phá tiếp được. Mà bạn bè tôi có nhiều người như vậy nên mọi chuyện đến rất tự nhiên” – cô hồ hởi.
Ở Vườn Giun Đất, Trang muốn mọi người tham gia với tâm thế nhẹ nhàng, vui vẻ bởi phải vui thì mới bền, mới đi được lâu.
“Nói yêu rừng, yêu cây rồi bỏ việc về cắm mặt vào mảnh đất làm một mình chắc sẽ sớm bỏ luôn và không bao giờ quay lại. Mình biết giới hạn của mình, là người TP nên không có khả năng trồng trọt. Nếu một nhóm vài chục người cùng bỏ vốn, mỗi người làm một ít, không tốn nhiều thời gian, chi phí, không phải đánh đổi quá nhiều thì sẽ dễ dàng để bắt tay vào làm hơn” – Trang nói.
Trang và một nhóm 10 người bạn cùng góp vốn mua mảnh vườn đầu tiên rộng 2,5ha ở Lộc Bắc với một mặt giáp rừng. Ý tưởng của Trang là không ai vào Vườn Giun Đất để làm giàu và phải cam kết nguyên tắc: không đầu cơ, không phá rừng, không dùng phân hóa học, không thuốc diệt cỏ, không độc canh. Nếu vì lý do nào đó một người không thể đồng hành được nữa thì cả vườn sẽ tìm thành viên khác ghép vào.
“Mỗi người bỏ ra không nhiều để phải ràng buộc vào mảnh đất nhưng lợi ích chung nhận được có thể là cả một con suối, hệ sinh thái và có cộng đồng cùng học, cùng làm” – Trang lý giải.
Hình thành cộng đồng đủ lớn để giữ được rừng
“Cộng đồng Vườn rừng Giun Đất đang dần hình thành với những người bạn yêu thiên nhiên và thực hành từng bước trở về với chính mình, với tự nhiên, học hỏi cùng nhau. Đường còn dài, còn dài. Trùng trùng duyên khởi”, đó là dòng trạng thái mới nhất của Trang về Giun Đất. Cô cho biết từ đầu năm 2020 đến nay có khoảng vài chục thành viên và đã mua được khoảng 20ha vườn.
“Năm nay sẽ đặt mục tiêu có 1-2 vườn chính và khoảng 10 vườn vệ tinh với diện tích khoảng 50ha để trồng cây khi mùa mưa đến. Vườn cũng sẽ kết nối cả những bạn tại địa phương, có sẵn đất vườn để cùng làm và học hỏi lẫn nhau. Tôi mong muốn sẽ tạo ra một cộng đồng đủ lớn để có thể giữ được rừng xung quanh, bảo vệ được nguồn nước ngầm” – Trang chia sẻ.
Những cô gái mang khao khát kiến tạo cuộc sống - Kỳ 1: Jang Kều và quỹ Sống
Hai năm nay, Jang Kều - Phạm Thị Hương Giang đã bắt đầu bước đi mới cho Nhà chống lũ - dự án mà cô gầy dựng lên 7 năm trước. Quỹ Sống đã tiếp nối Nhà chống lũ với khao khát mang đến một sự thay đổi bền vững hơn.
Chân dung Jang Kề u - người sáng lập Nhà chống lũ và quỹ Sống - Ảnh: VŨ THỦY
Sống của Jang Kều không chỉ hướng đến sự sống an toàn, bền vững cho con người mà còn là sự sống của cây cối, của cả cộng đồng. Sống xây dựng hệ sinh thái gồm cộng đồng bền vững, con người bền vững và thiên nhiên bền vững
Từ nhà chống lũ đến trồng rừng
Gặp Jang ở một văn phòng nơi cô đang làm cố vấn thương hiệu cho một nhãn hãng mới đặt chân đến Việt Nam. Dáng cao, mái tóc ngắn xoăn mì, bộ đồ tối giản kiểu menswear (phục trang của nam) và nụ cười rộng ở Jang toát lên một kiểu khí chất nghệ sĩ nhưng mạnh mẽ và thoải mái.
Dự án của Jang cũng luôn mang những cái tên rất lãng mạn: Làng hạnh phúc, Hạnh phúc xanh cho dự án cây xanh đô thị và Forest Symphony (Giao hưởng rừng xanh) với dự án trồng rừng.
"Năm 2016, tôi đi khảo sát ở miền Tây với dự định xây nhà chống lũ khi dự án đã làm hòm hòm tại miền Trung. Tháng 4 miền Tây nắng nóng kinh khủng và mọi người bắt đầu nói miền Tây hạn hán rồi. Hạn mặn không phải câu chuyện của Nhà chống lũ lúc đó nhưng khiến tôi đau đáu.
Câu chuyện lúc đó cũng không khác mấy câu chuyện hiện tại, nhưng hạn mặn năm nay đến sớm hơn rất nhiều và khủng khiếp hơn" - Jang kể về ngọn nguồn dự án đầu tiên của Forest Symphony ở miền Tây.
Tháng 9-2019, sau rất nhiều hoạt động chuẩn bị, 10.000 cây bần đã được trồng ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) với một phần vốn góp của chính quyền địa phương và nguồn quỹ từ hoạt động gây quỹ cộng đồng của quỹ Sống.
"Miền Tây cần phải bắt đầu thích nghi với đời sống hạn mặn, với điều kiện tự nhiên mới của Đồng bằng sông Cửu Long. Phải trồng các loại cây, nuôi những loại con sống được ở nước mặn, trong đó cây bần là một ví dụ" - Jang nói về lý do trồng rừng bần.
Những cánh rừng bần trồng ven sông, biển không chỉ chống sạt lở, chống sụt lún, giảm hiệu ứng nhà kính mà còn tạo quần thể sinh học mà người dân có thể sinh sống, nuôi trồng.
"Cây bần có thể khai thác để làm giấy, quả bần cũng có thể làm thức ăn, rễ cây bần có thể nuôi thủy sản, cắt ra làm nút chai rượu vang. Tôi tin rằng nếu con người luôn giữ tâm thế khiêm nhường với thiên nhiên thì chúng ta luôn có những cách thức để cuộc sống của chúng ta và cả thiên nhiên được bền vững" - Jang chia sẻ.
Kiên trì để nhìn thấy sự thay đổi
"Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt nhiểu khó khăn, nhưng tôi không muốn làm những thứ ngắn hạn. Chúng tôi có thể chở nước đến, có thể tặng tiền người dân ở vùng hạn mặn, nhưng phải nén bất lực trong lòng để làm việc dài hạn" - Jang chia sẻ về hành trình "trồng cây, xây nhà" ở miền Tây.
Cô bảo việc trồng cây bây giờ vẫn chưa thay đổi được điều gì, nhưng 10-20-30 năm nữa sẽ nhìn thấy tác động. Còn việc xây nhà mất nhiều thời gian nhưng sẽ giúp người dân không bị thủy triều đe dọa trong chừng 50 năm tiếp theo.
"Ở miền Tây khảo sát thì nhiều vô kể, nhưng thuyết phục một năm trời chỉ có hai nhà đồng ý làm. Mình không dám hi sinh nguyên tắc tối thiểu của mình đó là sự chung tay" - Jang chia sẻ.
Nếu theo dõi các dự án Nhà chống lũ, mọi người đều biết dự án chỉ hỗ trợ kỹ thuật và 50% kinh phí, còn lại 50% do hộ dân đóng góp.
"Nếu không có nguyên tắc đó thì không thể đi được lâu dài. Tự người dân và tự cộng đồng mới có thể giải quyết được vấn đề của chính họ. Khi cộng đồng nhận thức được, bắt tay vào giải quyết vấn đề thì hiệu quả sẽ rõ nét hơn nhiều.
Nếu họ chỉ nhận sự giúp đỡ thì họ sẽ bị động, chờ mong, ỷ lại, dần dà sẽ nghĩ giúp đỡ là chuyện đương nhiên. Chúng tôi có thể gây quỹ để xây cả 50 ngôi nhà của dự án Làng hạnh phúc ở miền Tây, nhưng tất cả phải chế ngự sự bất lực để đi đến cùng sự thay đổi" - Jang chia sẻ.
Sự thay đổi đó chính là thay đổi tư thế của người dân về tương lai. Sự kiên nhẫn của Jang và đội ngũ đã được đền đáp. Cô bảo 700 ngôi nhà đã làm ở các vùng miền, "không chỉ nhân sinh quan của người dân thay đổi mà lối sống cũng thay đổi".
Họ rửa chân trước khi vào nhà, trồng rau trái đem ra chợ bán để có thêm thu nhập lo cho con học hành, "không sống cuộc sống được chăng hay chớ nữa".
Nhưng đó vẫn chưa phải là điểm dừng mà Sống mong muốn. Dự án Làng hạnh phúc trước hết là hướng đến cuộc sống an toàn, sau đó là hồi phục các giá trị văn hóa.
"Khi môi trường tự nhiên ngày càng bị hủy hoại, người dân không thể sống được ở làng quê, người dân bán đất, rời làng để lên thành phố hoặc thậm chí sống lay lắt không còn là cuộc sống ở những vùng nông thôn. Cấu trúc làng xóm bị phá vỡ, văn hóa thui chột.
Với việc thành lập quỹ Sống sau 5 năm vận hành Nhà chống lũ, chúng tôi muốn thúc đẩy lối sống bền vững, làm sao con người sống hài hòa với thiên nhiên, gìn giữ thiên nhiên, gìn giữ giá trị văn hóa" - Jang chia sẻ.
Sống còn hướng đến tác động nhận thức của những cộng đồng có tri thức hơn, "những người không khó khăn nhưng cũng đang sống không bền vững". "Họ cũng chính là những người tiêu thụ nhiều nhất, gián tiếp hủy hoại thiên nhiên nhiều nhất. Biết trồng bao nhiêu cây, làm bao nhiêu nhà cho đủ nếu không nâng cao nhận thức của con người" - Jang chiêm nghiệm.
Xây nhà và phủ xanh Việt Nam
Từ năm 2013 đến nay, quỹ Sống đã xây dựng khoảng 700 căn nhà trên khắp cả nước, gồm cả nhà chống lũ và nhà tái định cư cho người dân chịu ảnh hưởng bởi động đất và sạt lở.
Sau 10.000 cây bần được trồng ở Cù Lao Dung, tháng 4 vừa qua Forest Symphony đã nhận được công văn của UBND tỉnh Sóc Trăng chấp thuận triển khai thêm một dự án trồng bần ở khu vực 50ha bãi bồi ven biển. Sống cũng đang dần đi đến những bước cuối cùng để hoàn thiện công viên Hạnh phúc xanh ở quận 12 (TP.HCM).
Nhưng với Jang và quỹ Sống, đó mới chỉ là khởi đầu cho dự án trồng cây "sẽ kéo dài 70 năm với hàng triệu cây xanh trong các cánh rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, công viên thành phố".
Thứ trưởng TT Bộ NNPTNT: Doanh nghiệp gỗ chuyển hướng bán online Đó là khẳng định của Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn trong cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ vượt qua khó khăn do những tác động của dịch Covid-19. Doanh nghiệp thiệt hại hàng chục tỷ đồng Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những khó khăn...