Những chuyến xe nghĩa tình góp sức cho TP.HCM
Nhiều chuyến xe chở rau củ, cá, trứng từ các tỉnh, thành đến TP.HCM để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch ở TP.HCM.
Từ cuối tháng 6 đã có nhiều chuyến xe nghĩa tình của các tỉnh, thành đã lần lượt chuyên chở rau củ, cá, trứng… về TP.HCM để hỗ trợ người dân TP đang gặp khó khăn trong mùa dịch. Từng ngọn rau, con cá tươi ngon… được người dân các nơi gom góp, chắt chiu với mong muốn bà con ở vùng dịch có bữa cơm no đủ, ấm lòng.
Các bà, các chị ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước góp ít rau vườn ủng hộ người dân TP.HCM. (Ảnh do Hội LHPN huyện Cần Đước cung cấp)
Cắt rau vườn gửi “người TP”
Mấy ngày qua, người dân xã Tân Lân, huyện Cần Đước, Long An gọi nhau ra vườn cắt rau gửi “người TP”. Dì Tám (ở xã Tân Lập) có mấy chục năm trồng rau, sả mang ra chợ bán. Nhưng gần đây dì tạm nghỉ bán, thường xuyên cắt rau gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Lân, góp chút rau vườn gửi lên cho bà con ở TP.HCM.
Từng ký cá tươi vừa cập bến ở Quảng Bình được cấp đông, sau đó chuyển về TP.HCM. Ảnh: THÙY DUNG
Theo bà Phạm Ngọc Mai, Chủ tịch Hội LHPN huyện Cần Đước, xuất phát từ nghĩa tình tương thân tương ái, bà con nông dân trong huyện rất nhiệt tình tham gia hoạt động góp rau gửi TP.HCM. Hoạt động này do các cơ quan đoàn thể tỉnh Long An phát động. Hiện tại, tính riêng huyện Cần Đước đã gửi hai chuyến hàng cho TP.HCM với tổng cộng gần 7 tấn rau, trứng gà, gạo…
“Tùy tấm lòng của bà con, có gì góp nấy, nếu thiếu chúng tôi mua thêm để chuyến xe đầy đủ các loại nhu yếu phẩm. Các cô có mấy ký chanh, vài bó sả hay rau, bầu bí ở vườn nhà… cũng mang đến góp chung. Một số chị em còn xào mắm ruốc, mua thêm trứng gà góp vào chuyến xe. Ngoài ra, trên mỗi chuyến xe, mọi người cẩn thận dán lên những khẩu hiệu chia sẻ yêu thương, động viên người dân TP.HCM cố gắng chiến thắng đại dịch” – bà Mai cho biết.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cần Đước, cho biết huyện Cần Đước là vùng chuyên sản xuất rau, gạo và trứng, nông dân địa phương có rau gì cắt rau nấy, có trứng, có gạo thì cùng góp lại hỗ trợ bà con TP.HCM. Huyện vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động này để tiếp sức cho TP.HCM chống dịch.
Chị Trần Thị Chúc Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, cho biết các cơ quan đoàn thể và người dân tỉnh Lâm Đồng rất ủng hộ chương trình hỗ trợ thực phẩm cho TP.HCM. Trong đợt đầu tiên, Tỉnh đoàn Lâm Đồng dự kiến thực hiện một chuyến xe với 15 tấn rau củ gửi TP.HCM. Thế nhưng, cuối ngày phải huy động đến bốn chuyến xe mới chở hết hàng hóa vì số lượng thực phẩm bà con gửi tăng liên tục. Các anh tài xế chở hàng đi TP.HCM cũng rất sẵn sàng ủng hộ chương trình, không nhận chi phí gì.
Được biết đến nay tỉnh Lâm Đồng cũng đã gửi về TP.HCM gần 200 tấn rau củ quả, gạo… Số thực phẩm trên được phân phối về các điểm chống dịch, khu phong tỏa, cách ly, hộ dân khó khăn tại TP.HCM.
Cá đến tay bà con đều phải còn tươi ngon
Sau 3 tấn cá nục đầu tiên gửi vào TP.HCM, Câu lạc bộ Du lịch tỉnh Quảng Bình (CLB) đang tiếp tục thực hiện đợt 2 của hoạt động “Người Quảng Bình góp cá sẻ chia với TP.HCM”.
Chị Trần Thị Thùy Dung, đại diện CLB, cho biết nhóm chị đang chia nhau gom cá nục để hoàn thành các chuyến xe, chuẩn bị gửi vào TP.HCM dịp cuối tuần. Mỗi ngày các tình nguyện viên thu mua khoảng 3 tấn cá nục rồi làm sạch, đóng gói, cấp đông cẩn thận. Mục tiêu của đợt này là 15 tấn cá. Hiện tại, nhóm đã gom được 6 tấn, một cơ sở khác đang gom 5 tấn cá. Tuy nhiên, tình hình áp thấp nhiệt đới khiến nhiều tàu thuyền chưa thể ra khơi. Do vậy, nếu thời tiết không thuận lợi, nhóm sẽ gửi trước 10 tấn cá nục cho TP.HCM.
“Chuyến cá nục đầu tiên được bà con TP.HCM khen và gửi lời cám ơn. Anh chị em trong nhóm rất vui và có thêm động lực để cố gắng vận động thêm thực phẩm gửi bà con” – chị Dung nói.
Cũng theo chị Dung, người dân Quảng Bình sống rất thật thà, tương thân tương ái. Đợt lũ năm 2020, đồng bào cả nước, trong đó có TP.HCM rất tích cực hỗ trợ, chăm lo Quảng Bình nói riêng, miền Trung nói chung. Do đó, khi nghe TP.HCM bùng phát dịch, người Quảng Bình đã nghĩ phải làm gì đó để hỗ trợ TP.HCM. Khi biết các thành viên trong CLB mua cá ủng hộ người dân TP.HCM, bà con không những bán cá tươi ngon, giá rẻ mà còn tặng thêm mấy chục ký cá. Các chủ kho đông lạnh cũng hỗ trợ, chỉ lấy tiền điện vận hành máy móc chứ không tính phí gì thêm.
Ở TP.HCM, cũng có mấy anh chị em chịu trách nhiệm kêu gọi, liên hệ các cơ quan đoàn thể ở TP.HCM để nắm nhu cầu của từng khu vực. Sau đó Công ty CP Vận chuyển Á Châu nhận vận chuyển bằng xe lạnh miễn phí khắp TP. Tất cả chung tay để cá đến tay bà con đều phải còn tươi ngon.
Theo chị Dung, mục tiêu của hoạt động góp cá là 20 tấn. Khi hoàn thành mục tiêu này, CLB sẽ phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình kêu gọi để thực hiện chương trình khác, góp thêm nhiều loại hải sản, đặc sản khác của Quảng Bình.
“Chúng tôi đang tìm hiểu về mặt hàng tôm biển. Trong trường hợp không có tôm biển, chúng tôi sẽ thay bằng tôm thẻ. Tôm thẻ Quảng Bình cũng ngon lắm. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thêm các loại đồ khô, cá khô… giàu chất dinh dưỡng khác. Những loại thực phẩm này phải thực sự hữu ích cho người dân ở các khu phong tỏa, cách ly và các tình nguyện viên chống dịch…” – chị Dung nói.
Khánh Sơn: Chăm lo tốt cho phụ nữ nghèo
Với phương châm hướng về cơ sở, 5 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã triển khai nhiều phong trào có hiệu quả, chăm lo tốt cho đời sống hội viên (HV), phụ nữ, nhất là HV, phụ nữ nghèo.
Nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả
Theo báo cáo Hội LHPN huyện, Khánh Sơn có 75% phụ nữ là người dân tộc thiểu số, chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống đa số HV còn khó khăn. 5 năm qua, Hội LHPN huyện đã triển khai có hiệu quả nhiều phong trào phụ nữ, nhờ đó nâng cao đáng kể chất lượng đời sống HV, phụ nữ.
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; Cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang", "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" đến đông đảo cán bộ, HV, phụ nữ. Các phong trào hội được đẩy mạnh gắn với việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các nội dung phong trào thi đua được cụ thể hóa bằng những công trình, phần việc như: Thi đua lao động, sản xuất; tiết kiệm theo gương Bác; tham gia xây dựng nông thôn mới; hướng về phụ nữ, trẻ em nghèo, yếu thế; làm nhà tiêu hợp vệ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số; tặng cây, con giống cho phụ nữ nghèo...
Hội Phụ nữ xã Sơn Hiệp tặng quà cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, hội còn chú trọng tạo điều kiện giúp 2.309 HV, phụ nữ được vay vốn với tổng dư nợ hơn 102,8 tỷ đồng; phối hợp tổ chức 15 lớp dạy nghề, 24 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho 1.678 lượt HV; giới thiệu việc làm cho gần 300 HV. Cùng với đó, hội đã duy trì tốt các phong trào: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo". Ngoài ra, hội còn triển khai thực các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế có hiệu quả như: Tổ thu gom hàng nông sản, tổ phụ nữ làm kinh tế giỏi, mô hình trồng bưởi da xanh, buôn bán nhỏ, mô hình trồng quýt đường, nuôi bò sinh sản, trao phương tiện sinh kế, tổ tiết kiệm quay vòng vốn...
Bà Nguyễn Thị Kim - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Khánh Sơn cho biết, nhờ triển khai hiệu quả các phong trào, 5 năm qua, toàn hội đã huy động các nguồn lực để tặng 1.700 suất quà cho HV, phụ nữ nghèo; tặng 4.000kg gạo, 500 bó củi, các nhu yếu phẩm, 9 "Mái ấm tình thương", 12 sổ tiết kiệm... cho hơn 2.000 hộ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật và 175 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá hàng tỷ đồng. Đặc biệt, đã có 1.956/2.529 hộ nghèo được giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau, có 531 hộ thoát nghèo, đạt 20,9%. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 24,28%.
Tiếp tục hướng về cơ sở
Phát huy những kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội LHPN huyện sẽ tập trung đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hướng về cơ sở, đẩy mạnh xã hội hóa và xây dựng các nguồn lực, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho HV, phụ nữ, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em.
Cụ thể, hội đề ra chỉ tiêu: Phấn đấu 100% cơ sở hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới 100% cán bộ hội, 90% HV, phụ nữ; mỗi cơ sở hội phấn đấu giúp ít nhất 2 hộ thoát nghèo/năm; mỗi cơ sở hội xây dựng được ít nhất 5 điển hình, mô hình/năm để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng. Đến cuối nhiệm kỳ, 80% phụ nữ có con dưới 18 tuổi được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; 80% phụ nữ khuyết tật được hội hỗ trợ bằng các hình thức khác nhau; xây dựng và sửa chữa ít nhất 3 đến 5 "Mái ấm tình thương" cho HV, phụ nữ nghèo, đơn thân, phụ nữ khuyết tật; 100% cán bộ hội được tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; 100% chi hội trưởng được tập huấn nghiệp vụ công tác hội...
Bà Nguyễn Thị Kim cho biết, để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, thời gian tới, hội sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp về đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho HV, phụ nữ; đổi mới nội dung phương thức tổ chức các hoạt động hội; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tăng cường hoạt động liên kết, vận động nguồn lực. Với phương châm "Huyện đồng hành cơ sở, xã nắm chắc HV, chi thấu hiểu phụ nữ", hội sẽ nỗ lực để thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong nhiệm kỳ.
Phụ nữ Hà Đông: Hướng về cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động Đổi mới công tác lãnh đạo, sáng tạo triển khai các nhiệm vụ, gắn với việc tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại hiệu quả trong hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) quận Hà Đông, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Hội Liên hiệp Phụ nữ...