Những chuyện tình xuyên biên giới bên dòng Pô Cô
Những chàng trai cô gái Jrai sống dọc tuyến biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia đã vượt dòng Pô Cô để trao lời “hẹn thề trăm năm” với nhau. Những mối tình đó cứ âm thầm đơm hoa kết trái giữa núi rừng Tây Nguyên như thể hiện cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước láng giềng.
Những chuyện tình xuyên biên giới
Chạy dọc các tuyến biên giới ở các huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai, có rất nhiều cặp vợ hoặc chồng mang hai quốc tịch Việt Nam – Campuchia. Được biết, đa số đều họ là người đồng bào dân tộc Jrai nên cùng chung phong tục, tập quán là khi “ưng cái bụng” thì những con gái sẽ “bắt chồng” về ở rể.
Tại xã biên giới Ia O (huyện Ia Grai), đời sống bà con còn nhiều khó khăn, nhưng chính núi rừng biên giới này là nơi chứng giám bao chuyện tình của các chàng trai, cô gái Việt Nam – Campuchia.
Chúng tôi về thăm nhà của chị Ksor Bin (làng Jep) và chồng là anh Rơ Châm Blăn (người Campuchia) tại làng Jep (xã Ia O, Ia Grai). Khi được hỏi về chuyện tình của anh chị, hai người đều bẽn lẽn cười.
Chị Bin nhớ lại: “Hồi đó nhà nghèo lắm, bố mẹ mất sớm nên một mình tôi nuôi 5 đứa em nhỏ ăn học. Thân gái mới lên 15 tuổi nhưng tôi không nề hà việc gì. Sáng tôi gánh cá sang đất Campuchia buôn bán, cố gắng tằn tiện từng đồng để đem về nhà nuôi các em ăn học. Lúc đó anh Blăn làm nghề lái xe chở hàng qua lại hai nước. Ưng cái bụng Blăn thật thà nên tôi đã ngỏ lời có muốn theo Bin về nhà không. Lúc đó, anh BLăn đồng ý và ra mắt hai họ rồi anh Blăn được đưa về xã Ia O này sống cùng với tôi. Qua 7 năm gia đình tôi cũng đã có 2 người con, anh Blăn cũng chịu khó làm ăn nên kinh tế cũng ổn định…”.
Vợ chồng anh Rơ Mah Thuêng và chị Ksor Lel hạnh phúc bên những đứa con mang dòng máu hai nước
Chúng tôi tiếp tục về xã Ia Nan (huyện Đức Cơ), tìm đến thăm gia đình anh Kpuih Bỗ (27 tuổi, huyện Ôza Đao, tỉnh Ratanakiri, Campuchia) và chị Siu H’Găng (29 tuổi, làng Sơn, xã Ia Nan). Ngồi tâm sự với chúng tôi, anh Kpuih Bỗ nhớ lại, hồi đó là năm 2007 anh gặp cô thôn nữ Siu H’Găng tại chợ tết biên giới. Thấy “ưng mắt” nên anh Bỗ đã đánh liều lại làm quen xin số điện thoại. Cứ thế tình yêu đến lúc nào không biết. Hiện nay cuộc sống của gia đình anh chị cũng đã khá giả, có với nhau hai người con. Được biết, anh Kpuih Bỗ và chị Siu H’Grăng vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục đăng kí kết hôn cho tình yêu họ được pháp luật công nhận.
Video đang HOT
Theo ông Siu Nghiệp – Chủ tịch UBND xã Ia O, trên địa bàn xã Ia O hiện có 14 cặp vợ hoặc chồng là người Việt Nam – Campuchia, các cặp vợ chồng đều sống rất hạnh phúc. Theo ghi nhận thì chưa có trường hợp nào bỏ nhau hay xích mích to tiếng mà phải nhờ tới chính quyền hòa giải. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số cặp vợ chồng chưa đăng kí kết hôn vì lý do thiếu giấy tờ tùy thân. Chính quyền xã cũng đang tạo điều kiện hướng dẫn để giúp các vợ chồng có thể đăng kí kết hôn, đảm bảo quyền và lợi ích.
Trăn trở về những mối tình “biên viễn”
Những chuyện tình đẹp của các cặp vợ chồng mang hai quốc tịch Việt Nam – Campuchia giữa núi rừng biên giới đã tô đẹp thêm mối tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước láng giềng. Trên thực tế chung, hiện nay vẫn còn rất nhiều cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn, đông con lại không biết chữ. Cũng một phần do trình độ dân trí thấp, chưa hiểu nhiều về các thủ tục hành chính nên rất nhiều vợ chồng cưới nhau nhiều năm mà vẫn chưa đăng kí kết hôn.
Chị Ksor Bin nhớ lại chuyện tình của chị và anh Blăn bên dòng Pô Cô
Ông Rơ Châm Keo (Phó Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Gia Lai) chia sẻ, tuy là hai nước Việt Nam – Campuchia nhưng những bà con dân tộc sống ở biên giới các huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông đa số đều chung dân tộc người Jrai. Chính vì vậy, phong tục tập quán của hai nước gần như giống nhau nên họ yêu nhau, cưới nhau rất nhiều.
Thực tế thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng rất đơn giản, nhưng vì một số cặp vợ chồng không có giấy tờ tùy thân. Hơn nữa một bộ phận bà con dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp, chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đăng kí kết hôn nên còn thời ơ, chậm trễ trong việc hoàn thiện giấy tờ.
Mối tình “xuyên biên giới” của anh Kpuih Bỗ và chị Siu H’Găng
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai, trên địa bàn các huyện biên giới có 21/57 cặp vợ chồng chưa đăng kí kết hôn, trong đó 15 cặp không làm được vì chồng quốc tịch Campuchia nhưng không có giấy tờ tùy thân, còn một số cặp khác đang hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục đăng kí.
Theo bà Nguyễn Thúy Hạnh – Trưởng ban Chính sách luật pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai cho biêt: “Hội cũng đã đề xuất Sở Tư pháp làm việc với ngành tư pháp huyện, xã xem xét, những trường hợp nào đầy đủ giấy tờ thì nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng giải quyết. Cùng với đó chỉ đạo Hội Phụ nữ các huyện biên giới cần có sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt tới các phụ nữ dân tộc thiểu số kết hôn với người Cam Pu Chia để hoàn thiện hồ sơ, tạo mọi nguồn lực để giúp các hộ từng bước thoát nghèo…”.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Vụ mẹ giết con mới sinh: Đáng thương hay đáng trách?
Chiều 26.10, Công an huyện Ia Grai cho biết, đã khởi tố vụ án chị R (42 tuôi) - dân tộc J'rai, trú tại xã Ia Pếch, huyên Ia Grai, tinh Gia Lai để điều tra hành vi "giết con mới đẻ". Tuy nhiên vì vấn đề sức khỏe nên công an đã cho chị R. tại ngoại.
Trươc đo, ngay 24.2.2017, chị R. sinh hạ một bé trai tại gốc cây điều trong vườn. Lo sợ dân làng phát hiện, phạt vạ và sợ không đủ khả năng nuôi cháu bé, chị R. dùng tay bóp cổ cháu bé đến chết. Sau đó, chi R. cung đứa con lớn của mình bỏ thi thể đưa be vào bao tải rồi cả hai mang đến khu vực nhà mả của làng để chôn. Sự việc bị phát hiện khi một cháu bé hàng xóm sang chơi, vô tình nhìn thấy. Nhận được tin báo, Công an huyên Ia Grai đã vào cuộc, tiến hành khai quật tử thi để khám nghiệm. Lúc này, chị R. thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình.
Khu nhà mả nơi chị R. chôn đứa bé.
Theo ông Hoàng Vũ Tuân - Trưởng Công an xã Ia Pêch, gia đình chị R. là một trong những gia đình nghèo bền vững của làng. Năm 2011, chồng chị R. bị tai nạn giao thông. Sau khi bán tài sản ruộng vườn để chạy chữa, gia đình cứu sống được người chồng. Tuy giữ được mạng nhưng người chồng chị R. lại không thê noi va đi lai. Trách nhiệm nuôi 4 đứa con cùng người chồng bị tàn tật "đè nặng" lên đôi vai người vợ.
Sau đó, khoảng đầu năm 2016, có một người đàn ông đi làm mì trong làng đã xin ở nhơ gia đình để tiện việc đi lại. Lâu dần chị R. và người đàn ông đã nảy sinh tình cảm. Sau những lời hứa "đường mật", chị R. đã yêu anh ta. Nhưng khi biết chị R. có thai, người đàn ông này khăn gói ra đi không một lời từ biệt. Đau đớn nhưng chị R. vẫn cô đi lam thuê kiêm tiên nuôi ngươi chông tan tât va cac con, đên ngay ha sinh đưa be.
Ngôi nha cua chi R.
Theo ông Rơ Châm Mlanh - Chủ tịch xã Ia Pêch: "Khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương đã động viên chị R. cùng gia đình tránh những suy nghĩ tiêu cực. Về vấn đề phạt vạ, trong làng có luật làng nếu ai ngoại tình, có con thì phải mổ heo, bò để cúng nhà Rông... Nhưng sau khi sự việc xảy ra, chính quyền đã đến và vận động làng hãy để cho pháp luật xử lý, còn vấn đề phạt vạ, chính quyền đã vận động người dân bỏ để tiết kiệm chi phí".
Ông Mlang cho biết thêm: "Nếu người mẹ đi tù thì 4 đứa con (1 đứa đang đi nghĩa vụ, còn 3 đứa con nheo nhóc) không ai chăm sóc. Người chồng tàn tật, không đi lại và nói được cũng không ai chăm. Giờ sau sự việc trên, tâm lý của chị R. không được ổn định nhưng vẫn cố gắng đi làm để chăm chồng, chăm con. Trước đó mấy ngày, chị R. có những triệu chứng trầm cảm của thời kì hậu sản".
Trao đổi với chúng tôi, Thượng úy Lê Minh Tâm - Phó đội trưởng Đội điều tra tổng hợp (Công an huyện Ia Grai) cho biết: "Vì đây là một vụ án không đặc biệt nghiêm trọng, cùng với tình trạng sức khỏe của chị R. còn yếu sau khi sinh nên đơn vị đã cho chị tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Được biết, gia đình chị R. vô cùng khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên mới làm việc như vậy. Lãnh đạo đơn vị sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật mà cũng có tính nhân văn".
Đối với người con lớn của chị R., công an xác định có dấu hiệu đồng phạm song do cháu chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên đã không đề nghị xem xét xử lý.
Theo Danviet
Tổng Bí thư dự lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Sáng 22.7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hoàng cung Samdech Kong Som Ol đã cắt băng khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Preah Sihanouk. Lễ cắt băng khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia. Ảnh: TTXVN Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư...