Những chuyện tình sinh viên làm thổn thức trái tim khán giả
Đây là những mối tình sinh viên trên màn ảnh Hàn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem.
1. Cheese in the Trap: Bộ phim đang gây sốt trên màn ảnh đài tvN cũng như cộng đồng mạng yêu phim Hàn. Phim là câu chuyện tình yêu giữa cô nàng Hong Seol (Kim Go Eun) và anh chàng Yoo Jung (Park Hae Jin). Hong Seol tuy không phải là sinh viên xuất sắc hay xinh đẹp nhất nhưng lại là người rất thật thà, chăm chỉ và biết cách quan tâm người khác.
Trong khi đó, Yoo Jung là chàng sinh viên vô cùng nổi bật với ngoại hình điển trai, thành tích học tập ấn tượng nhưng cũng có mảng tối bí mật. Chàng và nàng tưởng như đối lập nhưng lại là một nửa hoàn hảo dành cho đối phương.
2. Sungkyunkwan Scandal: Phim ghi điểm trong lòng khán giả với chuyện tình dễ thương của cô nàng giả trai Kim Yoon Hee (Park Min Young). Kim Yoon Hee không chỉ xinh đẹp mà còn vô cùng thông minh. Tuy nhiên, theo lễ giáo phong kiến, cô không thể vào học trường Sungkyunkwan.
Thế rồi nhiều chuyện đưa đẩy, Kim Yoon Hee đã đóng giả thành em trai mình để nhập học. Tại đây, cô nảy sinh mối tình sâu đậm với chàng mọt sách Lee Sun Joon (Yoochun).
3. Cantabile Tomorrow: Joo Won và Shim Eun Kyung đem đến cho khán giả câu chuyện tình ngọt ngào giữa hai sinh viên âm nhạc Cha Yoo Jin và Seol Nae Il trong bộ phim truyền hình Cantabile Tomorrow.
Nàng chính là giai điệu mang đến sự bình yên cho chàng. Cùng nhau, hai người đã vượt qua những khó khăn để thăng hoa trong âm nhạc.
Video đang HOT
4. Heartstrings: Lấy bối cảnh một trường đại học nghệ thuật, Heartstrings mang đến cho khán giả câu chuyện về tình yêu và đam mê của những người trẻ. Ở đó, âm nhạc hiện đại và truyền thông vốn tưởng chừng đối lập lại hòa hợp với nhau.
Điều này được thể hiện rõ nét qua chuyện tình giữa hai sinh viên Lee Shin (Jung Yong Hwa) và Lee Kyu Won (Park Shin Hye).
5. Twenty Again: Vì mang thai ngoài ý muốn, Ha No Ra (Choi Ji Woo) đã phải từ bỏ học hành và ước mơ để trở thành vợ, thành mẹ khi tuổi đời còn rất trẻ. 20 năm sau, cô quyết định trở lại trường đại học.
Tại đây, cô trải nghiệm nhiều điều tuyệt vời của thời sinh viên và có chuyện tình vô cùng ngọt ngào với mối tình đầu Cha Hyun Suk (Lee Sang Yoon) – người giờ đây đã trở thành giáo sư.
6. Love Rain: Phần đầu bộ phim truyền hình Love Rain mang đến cho khán giả câu chuyện tình yêu trong trẻo nhưng bi thương giữa hai sinh viên In Ha (Jang Geun Suk) và Yoon Hee (Yoona).
In Ha yêu Yoon Hee từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu của hai người thật sâu đậm nhưng đáng tiếc không có cái kết có hậu.
7. Reply 1994: Reply 1994 là tác phẩm thứ 2 trong series phim Reply thành công vang dội của đài tvN.
Phim là câu chuyện đầy thú vị xoay quanh cuộc sống và tình yêu của các cô cậu sinh viên trong bối cảnh năm 1994.
Theo Tuyết Kỳ/Vietnamnet
'Hội chứng con vịt'
Trước căng thẳng, dồn ép của áp lực học tập, nhiều học sinh phải nỗ lực, đấu tranh với chính mình, rồi dằn vặt, tổn thương tâm lý, xuất hiện ý nghĩ tự sát, giải thoát âm thầm.
Con vịt bơi trên mặt nước có vẻ thảnh thơi, nhưng bên dưới đôi chân nó phải đạp liên hồi thì mới có thể nổi trên mặt nước. Tương tự như vậy, các em học sinh của chúng ta cũng đang phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn để học tốt, học theo kỳ vọng của gia đình, nhà trường.
Người ta gọi hiện tượng này là "Hội chứng con vịt" (Duck syndrome). Tranh minh họa:Tuổi Trẻ.
Cha mẹ quá kỳ vọng
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ luôn kỳ vọng quá lớn vào con mình. Sự kỳ vọng này có nhiều nguyên nhân: Kỳ vọng do áp lực thành tích và kỳ vọng do ước vọng về một tương lai tốt đẹp cho con.
Trước hết, kỳ vọng do áp lực thành tích, đây là hiện tượng khá phổ biến, nhất là với các em học sinh ở thành thị. Phần lớn cha mẹ muốn con phải đạt được thành tích bằng bạn bè, không bao giờ để con mình thua kém bạn bè. Hơn nữa, do hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành thị nên cha mẹ cũng phải dốc toàn lực để con mình có cơ hội học được thật nhiều.
Thậm chí, có không ít bậc cha mẹ còn bị chi phối tâm lý bởi các bậc phụ huynh khác. Hằng ngày họ phải chịu sức ép của dư luận, nào là bàn luận về chuyện con mình học trường nào, môn nào, cô thầy nào dạy hay nhất, uy tín nhất...
Thử nghĩ, làm sao họ có thể chấp nhận để con ở nhà tự học? Ước mơ, hoài bão để giúp con cái trưởng thành sau này, đó là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, thực tế có rất ít cha mẹ đánh giá đúng được con cái mình đang sở hữu cái gì, tiềm năng của con đến đâu.
Phần lớn sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, lý tưởng, hoài bão... của con, cha mẹ chưa hiểu được một cách đầy đủ. Vì vậy, kỳ vọng của cha mẹ vượt quá giới hạn của con, từ đó con cái họ luôn bị áp lực. Nếu không được giải tỏa kịp thời thì áp lực tiếp tục đè nặng đứa trẻ và rất dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực.
> Học sinh, sinh viên tự tử vì áp lực học tập
Tham vấn học đường còn hời hợt
Tham vấn học đường là hoạt động trợ giúp tất cả học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội; định hướng nghề nghiệp; phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, tham vấn học đường vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Công tác tham vấn học đường ở nước ta mới được các cấp ngành có liên quan lưu tâm trong vòng vài năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ tham vấn học đường còn mỏng và còn nhiều thiếu hụt về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng tham vấn.
Trong khi đó, học sinh của chúng ta nói chung còn khá non nơt vê kinh nghiêm sông va ky năng ưng pho vơi nhưng tac đông tư bên ngoai. Đa số cac em co rất nhiều khúc mắc về tâm sinh lý, trong học tập, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè... nhưng không thể tự giải quyết được.
Một bộ phận không nhỏ trong số đó đã rơi vào trạng thái dồn nén, căng thẳng, lo âu, rối loạn tâm lý, thậm chí còn có ý định tự tử vì không chịu đựng được áp lực quá lớn từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Vì thế, về lâu dài cần quan tâm hơn đến việc xây dựng hệ thống tham vấn trong nhà trường để hệ thống này đủ mạnh, đủ sâu. Đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng tham vấn cho cán bộ, giáo viên, để mỗi thầy cô vừa là người truyền thụ tri thức, giáo dục nhân cách, vừa là người bạn, người đồng hành tư vấn, định hướng tâm lý của học sinh.
Học sinh thiếu kỹ năng sống
Thực tế hiện nay có quá nhiều áp lực nặng nề từ việc học kiến thức, đòi hỏi bản thân các em học sinh phải được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để tự vượt qua được. Những kỹ năng như kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân, kỹ năng hòa đồng tập thể... thật sự rất cần thiết.
Nhưng hiện tại những kỹ năng đó vẫn chỉ mang tính lý thuyết, học sinh rất khó vận dụng vào thực tế. Phải giúp học sinh thể hiện thuần thục các kỹ năng như làm chủ cảm xúc và hành vi bản thân, từ đó mới có thể hình thành năng lực làm chủ hành vi và điều khiển, điều chỉnh hành vi phù hợp trong quá trình học tập.
Quan trọng hơn hết là hướng dẫn học sinh cách giải quyết một cách hài hòa, hiệu quả những căng thẳng nảy sinh trong quá trình học tập, trong các mối quan hệ. Song, cần lưu ý rằng việc hình thành kỹ năng cho học sinh không phải là việc làm một sớm một chiều, mà phải là cả một quá trình thường xuyên, liên tục.
Có thể nói áp lực trong học tập ở mức độ nhất định là cần thiết, nhưng áp lực vượt ngưỡng thì lại phản giáo dục. Mong rằng người lớn cần thay đổi tư duy tích cực. Mỗi phụ huynh cần suy nghĩ rằng: con mình mạnh khỏe, biết chia sẻ, đồng cảm, mạnh dạn, tự tin, học hành tiến bộ, có được những kỹ năng sống cơ bản... đó là điều hạnh phúc nhất.
Còn ở trường, thầy cô giáo phải thật sự là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các em học sinh, họ chính là người định hướng, tháo gỡ áp lực tinh thần, luôn đồng hành trong sự phát triển của học trò.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Công
Giảng viên tâm lý học ĐH Nguyễn Huệ
Theo Tuổi Trẻ
Bạo lực học đường vì chuyện yêu: Vấn đề tính dục Nữ thông qua hành động bạo lực học đường để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh về mặt tình dục Nữ thông qua hành động bạo lực học đường để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh về mặt tình dục. Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn (Hà Nội) chia sẻ với Dân Việt quan điểm về bạo lực học đường sau khi clip...