Những chuyện kì bí giữa đại ngàn Trường Sơn
Người dân tộc thiểu số Ma Coong đang “gói ghém” trong mình những chuyện nếu không tận mắt chứng kiến, chắc người ta cũng khó tin được.
Theo Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Đinh Hợp, ngoài khả năng ngậm dao nung đỏ, “ kỳ nhân” còn có khả năng dùng bàn tay nhúng vào nước đang sôi sùng sục mà không bị bỏng
Chuyến dò dò dẫm và đi theo kiểu không hẹn ngày về, đi một cách dốc tâm, dốc lực của chúng tôi lên khám phá người Arem và Ma Coong ở đại ngàn Trường Sơn là một chuyến đi khá thú vị. Người dân ở đây chủ yếu là đồng bào Ma Coong, sống rải rác ở 18 bản giữa thâm sơn, cùng cốc quanh khu vực biên giới Việt – Lào. Người Ma Coong sống dựa vào việc làm rẫy trên những núi cao và bẫy thú rừng. Mỗi năm họ đốt một khoảnh rừng để trỉa lúa, ngô và trồng sắn trên đó. Thu hoạch xong thì chuyển sang rẫy khác. Cứ thành lệ, hàng năm vào ngày 16 thánh giêng, người Ma Coong cả già lẫn trẻ, diện những bộ áo quần đẹp nhất, ở khắp các bản gần xa, từ bản 61 nằm sát biên giới Việt-Lào đến bản Cồn Roàng, Cờ Đỏ, A Ky, Chăm Pu… Tham gia góp vui vào lễ hội này còn có cả đồng bào dân tộc Arem và nhiều người dân Lào sống trên dẫy Trường Sơn ngút ngàn. Vào ngày này chỉ trừ những người ốm đau, già yếu không thể đi được, còn lại đều náo nức đi hội. Đặc biệt là lớp gái trai đến tuổi trưởng thành, đây là dịp làm quen, hò hẹn, tìm bạn tình, rồi sau đó kết duyên thành vợ, thành chồng. Ngoài ra cũng tại lễ hội này, nhiều “ dị nhân” biểu diễn những màn võ thuật siêu đẳng chưa từng có, như ngậm dao sắt nung đỏ, xuyên lình (một vật nhọn bằng sắt) qua má, qua bắp chân, đập chai thủy tinh vào đầu…
Bởi chuyến đi của chúng tôi không vào ngày lễ, để chứng kiện được những màn biểu diễn có một không hai đó, chúng tôi được sự giúp đỡ tận tình của nhiều anh em Bội đội Biên phòng nơi đây. Những “dị nhân” mà chúng tôi đã gặp, với những việc làm hết sức siêu nhiên bằng xương, bằng thịt. Một cuộc sống kỳ bí với những khả năng siêu biệt đã hấp dẫn hầu hết chúng tôi từ ông Đinh Dầu, ở bản mới của người Arem (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) dị nhân mút dao nung đỏ. Ông dùng công lực của bản thân do truyền dậy và rèn luyện để chữa bệnh cho cộng đồng, mà không phải dùng bất kỳ thứ thuốc nào ngoài pháp thuật “thổi lửa để trừ bệnh”. Đây là khả năng kỳ biệt, mà chỉ có ông là người có bí quyết. Bằng khả năng này nên ông Dầu đã chữa được bệnh cho nhiều người dân, kể cả cán bộ công tác trên địa bàn và được người Arem tôn sùng, quý mến. Ông Dầu chữa bệnh bằng việc ngậm dao (hay còn gọi là rựa) nung đỏ trong than củi, hà hơi, thổi khí nóng và đọc thần chú. Bằng pháp thuật này, ông Dầu có thể chữa được các bệnh như gẫy xương, chẩy máu, dao cắt, chặt phải, đau xương, hóc xương, thai sản cho phụ nữ… và “hút đá trời” khi người bệnh bị đau nội tạng mà không phát hiện ra nguyên nhân.
Ông Đinh Dầu đang thể hiện khả năng ngậm dao nung đỏ của mình trước sự chứng kiến của nhiều người.
Video đang HOT
Để kiểm nghiệm thực tế cũng như khả năng riêng biệt của ông Dầu, chúng tôi đã có mặt để chứng kiến trong một lần ông “thổi lửa trừ bệnh”. Tham gia chứng kiến, ngoài tôi và các đồng nghiệp, người dân thì còn có Thiếu tá biên phòng Hoàng Văn Đức, anh Từ Minh Phương, nhân viên Hạt kiểm lâm Rừng Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đóng trên địa bàn. Thủ tục của buổi “thổi lửa trừ bệnh” gồm 7 miếng trầu, 7 miếng cau, 7 cây nến làm từ sáp ong rừng và 7 điếu thuốc do người nhà ông Dầu làm. Ông Dầu là người duy nhất của bản Arem được ông ngoại có tên Đinh Ma Coong (vốn là người có bí quyết này) truyền dậy cho từ năm 13 tuổi, học và tu luyện trong vòng 6 năm liên tục mới hành nghề được. Trong khi học ông phải kiêng rất nhiều thứ, trong đó có những điều “nghiêm ngặt” như: Không được gần phụ nữ, bị người ta đánh chửi cũng không được phản ứng lại, không được xin xỏ bất cứ ai một thứ gì, không được ăn thức ăn có vị chua, thức ăn ôi thiu, mắm, ruốc và chỉ uống nước sương đọng lại trên các tầu lá. Sau 6 năm tu luyện thì sinh hoạt lại trở về như một người bình thường. Để thực hiện buổi “thổi lửa trừ bệnh” ông Dầu đã phải xin phép Giàng, các đấng siêu nhân của núi rừng và thực hiện cầu tế, xin phép với những lễ vật đơn giản trong một thời gian khá lâu. Khi được chấp thuận, ông vào bếp, nhóm lửa và nung dao. Chiếc dao đỏ đã được ông đưa vào mồm ngậm, người ta nghe rõ những tiếng kêu sèo sèo. Thậm chí tàn lửa còn bắn tung tóe trong mồm ông nhưng ông không bị bỏng.
Cứ ngậm rồi thổi hơi nóng vào chỗ đau của người bệnh cùng những câu chú chỉ mình ông biết, mỗi buổi làm như vậy 3 lần. Làm đến khi nào khỏi thì thôi. Anh Từ Minh Phương đóng tại Trạm 39, ngay sát bản Arem đã xác nhận, việc dùng liệu pháp này của ông Dầu để chữa bệnh và thực tế đã chữa khỏi rất nhiều bệnh cho nhiều người dân. Cũng theo anh Phương, mới đây ông Phan Văn Bình, cán bộ tăng cường lên làm Bí thư xã bị tai nạn xe máy, gẫy xương sườn, xương quai sanh nhưng do ở xa cơ sở y tế nên đã phải nhờ ông Dầu “thổi” giúp và cũng đã khỏi. Riêng thiếu tá Hoàng Văn Đức xác nhận chuyện anh Nguyễn Thành Phú, nguyên Đồn trưởng đồn Biên phòng 593 đóng gần địa bàn cũng đã được ông Dầu dùng “liệu pháp” này chữa khỏi bệnh lệch đĩa đệm của cột sống (ảnh 14, anh Từ Minh Phương người ngồi bên trái còn Thiếu tá Hoàng Minh Đức bên phải đã cung cấp thông tin và tham gia kiểm chứng với chúng tôi-PV).
Hiện ông Dầu được coi là người duy nhất, nắm giữ những bí truyền về việc “thổi lửa trừ bệnh này” trong cộng đồng người Arem. Ông sẽ truyền bí quyết này cho một người nào đó, có thể là con cháu hoặc một người Arem khác trong cộng đồng. Theo ông người đó phải là người Arem gốc, có đạo đức, kiên trì. Việc “thổi lửa trừ bệnh” của ông Dầu hết sức huyền bí và thực sự khó tin nếu không được tận mắt chứng kiến.
Anh Trần Xuân Thu (người thứ nhất từ trái sang) cùng ông Đinh Hợp, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn lạnh người khi kể lại “tiết mục” biểu diễn màn đạn bắn không trúng người của ông Đinh Tùng Lâm.
Kỳ nhân không… trúng đạn
Ngoài ông Đinh Dầu ở xã Tân Trạch, tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đồng bào người dân tộc Ma Coong ở đây lại rất lấy làm tự hào về kỳ nhân không trúng đạn của dân tộc mình. Kỳ nhân này có tên là Đinh Tùng Lâm, với biệt tài niệm thần chú để đạn bắn… không xuyên và không chết. Để kiểm chứng thực hư khả năng kỳ lạ này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với mấy cán bộ xã cùng những giáo viên lên đất này công tác. Họ đều cho biết, trong cộng đồng người Ma Coong ở thung lũng này đang tồn tại nhữg con người với những pháp thuật thật khó tin. Thiếu tá Hoàng Minh Đức, cán bộ “cắm bản” tại xã Thượng Trạch đã xác nhận những điều kỳ lạ này với chúng tôi. Riêng ông Trần Xuân Thu, một người dân sống dưới huyện Bố Trạch lên đây sinh sống bằng cách mở đại lý bán buôn đã cho biết: Có nhiều chuyện và nhiều khả năng của con người rất khó tin ở nơi đây. Có người còn có khả năng niệm chú rồi để cho người khác dùng dao chém vào mà không hề hấn gì. Còn riêng khả năng đạn bắn không trúng thì theo anh Thu chỉ mỗi ông Lâm là làm được.
Ông Đinh Tùng Lâm năm nay đã 70 tuổi, xung quanh ông còn ẩn chứa khối chuyện lạ chưa được kể. Ngoài những khả năng như hút đá trời, chém không rách da thịt… thì ông Lâm còn hơn người khác ở tài “hứng mình đỡ đạn” mà không chết. Nhiều người không tin khi ông đưa ra lời thách đố này. Tuy nhiên, chẳng ai dám làm vì sợ “nhỡ đâu ông chết thật” thì oan gia nên ông có vẻ bức xúc lắm.
Thế rồi khả năng ấy được bật mý cách đây khoảng 3 năm. Một lần sau khi đi dự cỗ nhà bạn về, tạt qua quán nhà anh Trần Xuân Thu, nổi hứng ông đã tiếp tục đưa ra lời thách đố. Ông Lâm bảo, nếu ai dùng súng (kể cả súng quân dụng) đứng cách ông 15 thước mà bắn trúng ông thì ông sẽ thưởng lớn. Phần thưởng mà ông Lâm đưa ra là 2 con lợn nít và 20 triệu đồng. Còn nếu ai bắn mà không xuyên được áo, chỉ phải mất cho ông phân nửa số tài sản trên. Lời thách được đưa ra, thế nhưng chẳng ai dám cược. Sau cùng, để mọi người an tâm, ông Lâm đã cởi phăng chiếc áo đang mặc, “niệm chú” rồi treo lên bờ đất và tỷ thí. Một phần do tò mò, một phần để kiểm chứng khả năng siêu biệt lâu ngày chưa được khám phá của ông Lâm ra sao, Cao Thanh Liêm, một tay súng cừ khôi đã nhận tỷ thí. Một xạ thủ cừ khôi, sau khi ổn định tinh thần đã vào bệ ngắm. Đoàng… đoàng… 3 phát nổ kinh hoàng được khai hỏa. Sau tiếng nổ, mọi người cùng kéo nhau ra để kiểm chứng kết quả. Thế nhưng, lạ kì thay, chiếc áo ông Lâm vẫn không hề hấn gì trước 1 tay súng có tên Liêm.
Mặc lại chiếc áo, ông Lâm bảo, phần thưởng ông treo vẫn vậy, ai có khả năng thì cứ đến bản Pan gặp ông mà lấy. Lời thách đố của ông Lâm nhanh như thác đổ, vọt về tận đồng bằng. Theo nhiều người dân trong xã, không ít người đã ngược rừng lên đây tìm gặp ông Lâm để kiếm chứng sự hiếu kỳ cũng như lấy thưởng mà ông Lâm đã thách đố. Nhưng lạ kỳ, tất thảy họ đều phải về không. Họ không hiểu tại sao lại có điều lạ lùng đến vậy.
Theo Xahoi
Giải mã hiện tượng 'bé 67 ngày tuổi biết nói'
Thông tin "bé 67 ngày tuổi" Lê Thị Yến Nhi có thể nói các từ "bà ơi, mẹ ơi, bố ơi" gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Dư luận phần lớn vẫn bán tín bán nghi trước thông tin này và chờ đợi sự xác minh của cơ quan chức năng, sự lí giải của các nhà nghiên cứu khoa học.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) cho biết, bé Lê Thị Yến Nhi không phải là trường hợp đầu tiên được báo chí quan tâm. Tuy nhiên, đến thời điểm này Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người chưa ghi nhận trường hợp nào có khả năng đặc biệt như vậy.
"Những trường hợp được cho là thần đồng này, khi đi ghi nhận thông tin báo chí có được nghe trực tiếp không hay chỉ qua lời người nhà để lại? Nếu phóng viên tận tai nghe và có file ghi âm thì mới có cơ sở cho rằng đứa trẻ đó có khả năng đặc biệt còn việc xác minh kết luận thì phải sử dụng các phương pháp thẩm định khoa học. Hơn nữa, những người có khả năng đặc biệt phải duy trì được trong thời gian nhất định chứ không phải nói một vài lần rồi không lặp lại được nữa", ông Khanh nói.
Lý giải hiện tượng bé Nhi trước thông tin gia đình cung cấp cho báo chí, theo ông Khanh, những âm thanh "bà ơi, mẹ ơi, bố ơi" mà gia đình cho rằng cháu bé có thể nói chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên và nó vô tình na ná với tiếng gọi thật. Tuy nhiên, với sự ảo tưởng, suy diễn của bố mẹ, điều đó đã trở thành hiện tượng đặc biệt.
Bé Nhi 67 ngày tuổi được đồn thổi được người dân ví là "thần đồng", "kỳ nhân", "người trời".
"Con người có khả năng đặc biệt là điều mà khoa học đã ghi nhận nhưng không phải trường hợp nào gia đình phản ánh cũng là sự thật. Ví như vụ bé gái gây cháy ở Tp. HCM gây sự chú ý của dư luận thời gian trước chỉ là sự ảo tưởng của người lớn. Những gì gia đình phát ngôn chỉ là lí do, biện luận cho những điều họ cho là như thế trước đó. Nó cũng giống như khi nhìn các đám mây trên trời, thấy nó khung hình gần giống với dáng con vật đó thì cứ cố hình dung giống con này, con kia....Tất cả chỉ là ảo giác chứ không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cả", ông Khanh dẫn chứng.
Trước đó, một số báo đăng tải thông tin về bé Lê Thị Yến Nhi bé 67 ngày tuổi, con gái anh Lê Văn Tấn (27 tuổi) và chị Lường Thị Thoa (19 tuổi) ở xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng, Hà Nam) biết gọi "bà ơi, mẹ ơi, bố ơi" mỗi khi đói đòi ăn. Tuy nhiên, đó chỉ là những ghi nhận từ lời kể của gia đình, những câu chuyện kháo nhau của những người dân địa phương chứ không có ghi nhận thực tế, xác minh thông tin của người viết.
Thời gian trước đây, cũng đã có không ít cháu bé khác được đồn rằng biết nói từ 2-3 tháng tuổi. Trong đó, có vụ, khi chính quyền địa phương xác minh đã khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Thậm chí, bố mẹ cháu bé cũng thừa nhận những thông tin trong dư luận không có thật, mặc dù trước đó trên nhiều trang báo đăng tải thông tin được cho là do chính họ cung cấp.
Những ngày giữa tháng 1/2013, dư luận xôn xao trước thông tin cháu Trần Hương Giang, hơn 3 tháng tuổi, là con gái vợ chồng anh Trần Văn Đẩu (SN 1973) và chị Cao Thị Lan (SN 1974) ở thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, Núi Thành (Quảng Nam) đang biết nói "ba ơi, mẹ ơi".
Cuối tháng 12/2007 trên nhiều trang báo xuất hiện tin " Cháu bé 2 tuổi đã biết nói". Đó là bé Trần Diệu L. (sinh ngày 23/6/2007) con gái anh Trần Đại Cường (SN 1982) và chị Ngô Thị Lê (SN 1984) ở thôn Thuận Hoà xã Thuận Đức- TP Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
Theo những bài viết này, bà nội cháu cho biết, một ngày lúc cháu Linh hơn 2 tháng tuổi, bỗng mọi người trong gia đình nghe tiếng trẻ con gọi: "Ba mẹ", "ba ơi", "mẹ ơi". Cả nhà đều giật mình không tin vào tai". Bố mẹ cháu bé còn cho biết, cháu có một số điểm khác thường như: 2 tháng đã mọc răng, biết giận dỗi như người lớn ....
Cũng tại Quảng Nam, cuối tháng 1/2011 xôn xao tin đồn bé 2 tuổi biết gọi bố, gọi mẹ. Nhân vật "thần đồng" này là bé Lê Thị Hà Gi., sinh ngỳ 26/9/2010, con anh Lê Minh Vương (25 tuổi, trú tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh). Trao đổi với báo chí, bố cháu bé cho biết, vào một buổi trưa, khi Giang gần 2 tháng tuổi, vợ chồng đang ôm con ngủ bỗng nghe cháu gọi "ba!", "mẹ!". Sau đó, cháu nói liên tục từ một âm đến ba âm.
Hầu hết những trường hợp trên chỉ ồn ào dư luận một thời gian rồi mất hút giữa chừng theo lối "có đầu mà không có cuối", ai tin hay không là tùy.
Theo Người đưa tin
Tử hình kẻ "săn" gái bán dâm để giết, cướp vàng Hôm nay (23.10), Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM đã bác đơn kháng cáo, tuyên phạt Nguyễn Văn Thành (SN 1987, ngụ Củ Chi, TPHCM) mức án tử hình về hai tội "giết người" và "cướp tài sản". Thành bị dẫn giải ra xe, đợi ngày thi hành án sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình. Ảnh:...