Những chuyện ‘khó mở miệng’ với hàng xóm
Dù mất ngủ triền miên vì những hành động vô ý của hàng xóm nhưng chị Thanh lại không thể mở lời. Bà ấy tốt bụng, hai nhà lại chơi khá thân, chị sợ &’mấy chuyện cỏn con’ làm sứt mẻ tình cảm.
Ám ảnh điệu cười khanh khách
Sống cạnh hàng xóm &’ăn to, nói lớn’, lại không thể mở lời góp ý khiến chị Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy rất khó chịu.
Chị kể: “Hàng xóm nhà mình nói chung là tốt bụng, hôm nào nhà mình đi làm về muộn thì bà thường đổ rác hộ. Thỉnh thoảng bà nấu chè hay có món gì lạ đều mang sang cho thằng cu tí nhà mình. Nhưng nhiều khi bà lại vô ý quá. Bà có điệu cười giòn như pháo nổ, mỗi lần bà cười là cả dãy nhà nghe thấy. Bà lại hay thức muộn, chả biết ngồi xem cái gì mà nửa đêm vẫn cười khanh khách. Nhiều khi giật mình rồi không ngủ lại được vì cái điệu cười của bà. Bà nghe điện thoại mới sợ, toàn mang ra ngoài cửa nói chuyện như kiểu sợ ở trong nhà không có sóng, nhà mình có ở trong nhà đóng cửa lại vẫn nghe choang choác”.
Chị Thanh bảo, vì bà tốt bụng, hai nhà lại chơi khá thân nên chị không dám mở lời, sợ &’mấy chuyện cỏn con’ làm mất tình hàng xóm. “Chả biết nói với bà thế nào, chả lẽ lại bảo bà ơi bà cười be bé cho cháu ngủ, bà thích thì bà cười chứ ai cấm được”, chị nói.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Gõ, đập như đánh trận
Chị Minh Huyền (Khu đô thị Mỹ Đình II) cũng ngán ngẩm khi có hàng xóm &’đã vô ý lại còn mặt dày’.
“Mình sống ở chung cư. Tầng trên nhà mình là một cặp vợ chồng tầm 40 tuổi và một đứa con học lớp 6. Chả hiểu nhà ấy là gì mà suốt ngày gõ gõ, đập đập xuống nền nhà, gây ra âm thanh rất khó chịu. Nhiều lần không thể ngủ nổi vì những âm thanh lộc cộc ấy. Bực nhất là những ngày cuối tuần, mình thì hay ngủ nướng, nhưng nhà ấy thì 6 giờ sáng đã dậy, chả biết nhảy nhót tập thể dục hay giã cái gì đó mà cứ huỳnh huỵch. Không thể ngủ nổi.
Có lần khó chịu quá, mình lên hỏi nhà ấy đang làm gì mà tiếng động to thế thì họ chối biến, bảo ở bên cạnh hay tầng dưới làm. Đã thế khi mình về thì họ lại tiếp tục bụp, huỵch, ken két như trêu ngươi. Cái kiểu mặt dày dám làm mà không dám nhận này không thể góp ý được, có khi nói còn bị chửi oan ấy chứ”.
Nói tục và… ở bẩn
“Về nhà như cực hình”, chị Dung (Tây Hồ, HN) mở đầu câu chuyện bằng lời than thở. Chị bảo chẳng có cực hình nào như sống cạnh hàng xóm vô duyên, vô ý thức.
Chị chia sẻ: “Bên trái nhà mình, một đôi vợ chồng trẻ nhìn trí thức, đàng hoàng nhưng ở bẩn thôi rồi. Rác để chất đống mấy ngày không thèm đi đổ. Mà toàn mang ra hành lang để, cứ đi qua ngửi mùi là buồn nôn. Ở nhà không dám mở cửa vì có gió là mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà. Mình nhắc khéo, hỏi là sao để rác chất đống thế, cô vợ mau miệng bảo &’dồn lại đổ cho đỡ mất công’, ngán hẳn.
Đối diện nhà mình là cặp vợ chồng trung niên, người miền Trung, cả hai vợ chồng mồm miệng cứ the thé. Rất hay gây gổ, cãi lộn với nhau, mỗi lần như thế là mô, tê, răng, rứa ầm ĩ cả khu lên. Ông chồng nhà ấy thì văng tục thôi rồi, đã vậy còn nói to, nói liên mồm không ngớt. Người lớn nghe thì còn chịu được, chỉ sợ mấy đứa trẻ con nghe rồi bắt chước. Chẳng có cái khổ nào như cái khổ nào”.
Theo VNE
Giá trị cầu thủ Việt và thói 'mất dạy'
Hơn một năm về trước, bầu Đức từng cay đắng chỉ trích thói 'mất dạy' của cầu thủ. Nhưng từ bây giờ, bầu Đức hãy yên tâm, cầu thủ có muốn mất dạy cũng... không được.
Bầu Đức từng bức xúc với cách cư xử của một số cầu thủ Việt. Ảnh: An Nhơn.
Tháng 9/2011, làng bóng đá Việt Nam từng sốc khi bầu Đức nói rằng: "Cầu thủ bây giờ càng lớn càng... mất dạy". Ông chủ HAGL nhìn nhận vấn đề này qua hai góc độ. Ông khẳng định nhiều cầu thủ được ông nuôi nấng, chăm bẵm từ bé đến khi cứng cáp là tính chuyện ra đi theo tiếng gọi của đồng tiền. Những cầu thủ như thế ông cho đi luôn. Ông không thiếu tiền nhưng bảo ông phải bỏ tiền để giữ lại bằng mọi giá thì không bao giờ. Thứ hai, thói hạch sách, dở trò, dở chứng, ông sẽ kiên quyết trị đến cùng. Có điều, con ngựa bất kham mang tên "giá cầu thủ" đang phi nước đại ở đời sống bóng đá nước nhà. Đó là sự vô lý khiến ông phải trăn trở.
Hơn một năm sau, bầu Đức không cần phải trăn trở về vấn đề "mất dạy" của cầu thủ. Những năm trước, như bầu Đức đã phân tích, nguyên nhân chính xuất phát từ giá cầu thủ phi nước đại. Bây giờ, hãy nhìn mà xem, giá cầu thủ cũng phi mã, nhưng là... phi xuống.
Công Vinh là một bằng chứng. Một năm về trước, người ta đồn rằng, Công Vinh nhận số tiền lót tay lên đến 15 tỷ đồng khi chuyển từ Hà Nội T&T sang CLB Hà Nội. Phí giải phóng hợp đồng của Công Vinh lên đến 18 tỷ đồng, tức khoảng 0,86 triệu đô, tính ra bảng 0,53 triệu bảng - bằng đúng số tiền mà Arsenal đã chi ra để mua... Cesc Fabregas từ Barcelona.
Theo Ngoisao
Cái giá vô lý ấy đã không còn tồn tại. Bây giờ, theo nhiều nguồn tin, nếu CLB nào sẵn sàng bỏ ra 5 tỷ đồng là có thể sở hữu Công Vinh. Trong thời gian tới, giá của Công Vinh có thể xuống thấp nữa. Thậm chí, một ông bầu từng tuyên bố: "Có cho không Công Vinh tôi cũng không nhận".
Cái gì đã có bán và mua thì đều phải tuân theo quy luật cung - cầu. Cầu cao hơn cung thì giá sẽ tăng, cầu thấp hơn cung thì giá sẽ giảm. Trước đây, các ông bầu đua nhau làm bóng đá, các đội bóng sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để được lên chơi ở V-League, và khi đã lên rồi thì cố xoay xở chiêu mộ các ngôi sao, dẫn đến tình trạng giá cầu thủ phi nước đại (nói đúng hơn là phí lót tay). Giờ thì ngược lại. Các ông bầu đua nhau bỏ, các đội chẳng "ham hố" đá ở V-League, đến mức giải đấu số một của bóng đá Việt Nam suýt trở thành giải phong trào vì không kiếm đủ đội.
Trong bối cảnh ấy, cầu thủ đương nhiên là bên chịu "thiệt" nhất". Chính xác hơn, họ đã bị đẩy vào thế cửa dưới. Quên đi chuyện lót tay lên đến cả chục tỷ. Quên đi thói hạch sách, dở trò, dở chứng. Từ khi V-League ra đời, chưa bao giờ cầu thủ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao đến thế. Có CLB nào, ông bầu nào "rước" về, được đá, được nhận lương đầy đủ hàng tháng là may lắm rồi.
Chỉ mới mùa trước, ông bầu, CLB phải treo thưởng cao, phải áp dụng chính sách thưởng nóng lớn thì cầu thủ mới chịu đá hết sức. Từ giờ, ít nhất ở mùa 2013, hãy yên tâm chuyện này không thể tồn tại. Anh không chịu đá hết sức hả, hãy ra đường. Chỉ cần hô một tiếng, sẽ có cả tá cầu thủ khác nhảy vào ngay. Chuyện thưởng hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm của ông bầu. Đừng nhắc đến chuyện ép nhau ở đây.
Quay lại vấn đề "mất dạy" của cầu thủ mà bầu Đức từng đề cập hơn một năm về trước. Thực ra, nếu đã làm bóng đá chuyên nghiệp, những điều khoản của hợp đồng sẽ có tiếng nói quyết định chứ không phải là chuyện biết ơn. Khi hết hợp đồng, CLB có quyền không giữ lại hay loại bỏ. Khi hết hợp đồng, cầu thủ được phép ra đi nếu thấy cần. Vấn đề tình cảm, ơn nghĩa, sự gắn bó trong quá khứ chỉ mang tính chất... tham khảo mà thôi. Như trường hợp của Fabregas, Barca vẫn ngậm ngùi nhìn anh tìm đến Arsenal và mất 8 năm mới đưa anh trở lại, nhưng với giá gấp 60 lần.
Tình trạng cầu thủ bị đẩy vào thế "muốn mất dạy cũng không được" có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh. Thứ nhất, họ được trả về giá trị thật của họ. Thứ hai, bóng đá Việt Nam còn lâu mới được gọi là "chuyên nghiệp".
Patrick Vieira lái xe quá tốc độ: "Mặt dày" vẫn không thoát án phạt! Patrick Vieira cố gắng để tránh việc bị cấm lái xe bằng cách đổ lỗi cho người đưa thư. Song những nỗ lực của cựu danh thủ này đã tan thành mây khói. Patrick Vieira từng bị camera giao thông chộp được hình ảnh đang lái chú xế hộp siêu sang Bentley Continental Supersports màu đen với tốc độ 61 dặm/giờ trong khu...