Những chuyện “đau con mắt” ở hồ bơi
Những chàng “điệp viên” lố lăng
Gọi “điệp viên” là cách gọi lịch sự và tao nhã nhất dành cho những kẻ… chuyên rình. Nhiều teenboy tìm đến hồ bơi chỉ để đi rình các bạn nữ khác. Bơi lội chẳng thấy, chỉ thầy mắt đảo láo liên. Cứ thấy “em nào xinh xinh” là bắt đầu mon men nhìn rồi bắt đầu tiếp cận.
Thanh Trà, 17 tuổi chia sẻ: “Mình rất thích đi bơi nhưng không dám. Mỗi lần đi bơi hay bị lũ con trai lạ hoắc dòm ngó. Đôi khi còn đem mình ra làm trò cười. Rất khó chịu”.
Nhiều tốp nam sinh có sở thích kì cục là thích vào hồ bơi ngắm các em xinh. Mỗi khi thấy con mồi thì các bạn là “ồ à” tán thưởng khen chê soi xét đủ kiểu. Thậm chí, nhiều teenboy còn mang theo cả máy ảnh để… rình. Nếu chẳng may đối tượng phát hiện và tỏ vẻ khó chịu thì bắt đầu buông lời kiếm nhã.
Do đi với số lượng đông đảo nên các bạn í chẳng ngại làm cả những hành động lố bịch. Không chỉ chụp hình còn ngồi cười nói chê bai thẳng thừng chẳng sợ chi. Chê bai thôi chưa đủ, nhiều bạn nam còn chơi trò đoán số đo. Chẳng lạ gì khi nghe những câu kiểu như: “Em này được quá, chắc phải size 90 đây”. Thật là xấu xí!
Hãy là người văn minh khi đi bơi nhé bạn. (Ảnh minh họa)
Thời trang… thượng “hãi”
Thay vì mặc những trang phục bình thường, nhiều teen đến bể bơi với trang phục… đúng hãi. Chẳng lạ gì khi thấy những cô nàng chích chòe bông lượn lờ ở nhiều hồ bơi dành cho teen. Dĩ nhiên là chẳng ai cấm con gái diện bikini đi bơi, đẹp thì mọi người còn ngưỡng mộ í chứ. Nhưng mà cố làm nó “sếch-xi” bằng cách chọn những bộ bikini quá bé, quá chật thì thật là đau con mắt.
Video đang HOT
Quốc Cường ( học sinh trường N.T.D) cho biết: “Đi bơi cũng lắm trò cười. Nhiều bạn nữ vào hồ mặc đồ “bốc” thật hết nói. Mình gặp thì kệ nhưng thật ra mình cũng chẳng thích. Mình nghĩ những bạn gái ăn mặc hớ hênh thì quá thiếu ý tứ. Con gái mà như vậy là không được rồi”.
Một số teengirl chẳng hiểu vô tình hay cố ý ngang nhiên mặc những bộ đồ bơi bé hơn nhiều lần so với kích thước của mình. Chuyện các chàng đi bơi thỉnh thoảng vẫn hay thấy nhiều em mặc chiếc quần chỉ vừa “đủ che”, hay những chiếc áo “sếch xi” đến độ người khác nhìn vào chẳng khác gì không mặc cũng là thường. Nhiều thứ trang phục bơi lạ hình như chỉ chắp vá vào cho có. Các nàng cứ nghĩ rằng vậy là gợi cảm, vậy là sếch- xi nhưng đâu biết vậy chỉ bị đánh giá không tốt.
Trách cứ lên án nhiều teenboy thiếu văn minh khi đến hồ bơi “rình mò”, nhưng chuyện ăn mặc của nhiều nàng đúng thật là không chịu nổi. Thậm chí đến nhiều teengirl cũng đến phát sợ vì kiểu ăn mặc thượng “hãi” ấy của bạn mình.
Hãy giữ vệ sinh khi… đi bơi
Chuyện vệ sinh là chuyện muôn đời muôn thưở mà có nói đi nói lại vẫn đáng nói. Tìm đến hồ bơi, nhiều teen thản nhiên phá hoại vệ sinh chung. Nếu không phải ăn uống bị cấm thì chuyển sang khạc nhổ ngay hồ. Đây là hành động phổ biến và dễ thấy nhất vì theo lời nhiều bạn thì đó là… thói quen. Nhưng nói sao thì đó cũng chỉ là một cách bào chữa không chấp nhận được. Chẳng có thói quen nào mang tên là phá hoại vệ sinh chung nếu teen không cố tình cả.
Ngoài chuyện khạc nhổ thì phải kể đến chuyện nhiều teen mắc bệnh hay… vờ quên. Trước khi xuống hồ, nhiều nơi để tấm bảng rất to ghi rõ “tắm trước khi xuống hồ”. Ấy vậy mà nhiều bạn vẫn thản nhiên mồ hôi nhẽ nhại, người đầy đất cát nhảy ùm xuống hồ bơi tắm rửa.
Xuân Lan chia sẻ: “Trước kia mình rất hay đi bơi. Nhưng nhiều lần chứng kiến mấy bạn nam sinh ngang nhiên kì cọ tráng người đầy mồ hôi thì mình… hãi. Đôi khi tắm xong về cũng không bị gì, nhưng cứ nhớ đến thì có cho tiền mình cũng chẳng dám đi nhiều”.
Chưa hết, nhiều teen còn tỏ ra thích thú với việc vô tình xả thải ra hồ. Cứ đổ lỗi cho chuyện nước hồ dơ sẵn, nhiều teen chẳng ngại góp phần làm hồ thêm dơ. Vì theo những lí luận cùn thì… mình không xả thải thì người khác cũng xả. Thật là hết thuốc chữa.
Cặp kè cả trong hồ bơi
Đến hồ bơi không chỉ để bơi, nhiều cặp rủ nhau đến hồ bơi để “tình tứ”. Đôi khi nó thái quá khiến mất mĩ quan chung. Teen chẳng ngại khi cặp kè ôm hôn ngay giữa hồ để bà con thiên hạ dòm vào… ngần ngại. Cứ tưởng người khác nhìn vào ghen tị, nhưng teen nào hay người khác chẳng muốn xem tí nào.
Lâu lâu những cặp như vậy lại còn la thất thanh từ đầu hồ đến giữa hồ khiến ai cũng phải chú ý. Kiểu như: “Honey ơi, em đến với anh đây và chờ em nhé người yêu nhỏ bé”. Có những cặp thì “dung dăng dung dẻ” chiếm khá lớn diện tích của hồ. Cứ đứng níu níu kéo kéo ngang ra, chẳng cho ai đi qua đi lại, cứ như chốn không người vậy.
Chuyện thế là còn nhẹ, nhiều teen còn thô lỗ đến mức giựt cả quần cả áo nhau rồi chạy rượt nhau đùa nghịch, đến lúc té ầm hay xô vào người khác lại kêu la. Thậm chí chuyện lâu lâu các teen bị “lộ hàng” cũng không còn là mới mẻ. Người trong cuộc thì cứ thản nhiên, nhưng nhiều người cảm thấy khó chịu vì những hành động lố lăng quá mức ấy. Có cần thiết không khi phải đến hồ bơi để… yêu?
Hãy là người văn minh khi đi bơi
Bơi là một môn thể thao rất tốt cho sự phát triển ở tuổi mới lớn. Nó lại là môn thể thao giải trí hiệu quả sau những giờ học căng thẳng. Thế nhưng, văn minh ở hồ bơi nhiều teen lại quên mất. Teen không thích những hành vi xấu xí của các bạn khác ở bể bơi thì hãy tự ý thức với bản thân mình trước teen nhé. Khi mỗi teen đều tự giác giữ gìn thì mọi chuyện sẽ được cải thiện đáng kể đấy!
Theo kênh 14
Những xì tin nhất định không chịu... "Văn minh"
Thà bị phạt hết lần này đến lần khác chứ nhất định không đội mũ bảo hiểm, tháo biển xe ra đi lượn phố cho... khệnh hay làm "phiên dịch viên" to tướng trong rạp chiếu phim... Bao giờ những xì tin này mới chịu văn minh nhỉ?
Nếu như ở T.p Hồ Chí Minh, việc đội mũ bảo hiểm không chỉ là việc bắt buộc phải làm, mà còn là ý thức sống văn minh, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông thì ở Hà Nội, mọi chuyện lại ngược lại. Cứ thử "lơn tơn" không mũ ra đường phố Sài Gòn xem, dù may mắn "thoát" được các chú cảnh sát thì bạn sẽ cũng sẽ bị người tham gia giao thông nhìn như người ngoài hành tinh vậy. Nhưng thật lạ đời, trên những phố lớn ở Hà Nội vào buổi tối, đi xe đẹp mà đội mũ bảo hiểm, lại bị cho là quê và "ngoài hành tinh". Thế nên có bị các chú cơ động tóm gáy, những người trẻ "không thể văn minh" vẫn nhất định cất mũ trong cốp, to gan hơn thì để ở nhà cho đỡ vướng rồi chấp nhận nộp phạt để có "vé thông hành" đi lại cả tối.
Cứ thử lượn lờ những con phố trung tâm như Hàng Bông, Phố Huế, Bà Triệu, Hàng Ngang Hàng Đào... vào buổi tối, nhất là tối cuối tuần xem bạn đếm được bao nhiêu "dân chơi" thản nhiên lượn phố với cái đầu xoăn tít, hay vuốt keo điệu đà, tạo kiểu cầu kỳ mà không bị mũ bảo hiểm làm cho vướng víu. Mặc dù trong phố cổ luôn có cơ động và ở ngã tư thì có cảnh sát giao thông, nhưng không hề khiến những người trẻ vi phạm kia lăn tăn. Họ chấp nhận bị bắt 1 lần, nộp 150k/mũ để có "vé thông hành" (chính là phiếu phạt), và nếu gặp tốp cơ động khác kiểm tra, lại giơ phiếu phạt ra cười tươi như hoa: "Cháu vừa bị phạt xong!". Họ tìm đủ lý do để không phải đội chiếc mũ lên đầu, coi đó như một cực hình nóng nực, xấu, quê (!??), không ai nghĩ rằng việc chấp hành nghiêm túc luật là việc đầu tiên và dễ nhất để có thể theo kịp văn minh của công dân toàn cầu, chứ đâu cần học ở đâu khác!
Thi thoảng trên đường lại thấy những chiếc xe kẹp 3 học sinh còn mặc nguyên áo đồng phục, hay đi thành tốp 3, 4 "con" Lx, Sh phóng vèo vèo mà không thấy xe nào có biển, thì đừng vội nghĩ xe chưa kịp lấy biển mà đã mang ra thử. Xin thưa, biển lấy rồi, đang nằm trong cốp đấy ạ! Nghe tưởng thật quá ngược đời, đi xe không biển ra phố chỉ tội bị công an hỏi thăm, nhưng đấy lại là thứ "mốt" kỳ quặc và quái gở của một vài người trẻ thích thể hiện. Theo họ, giữa một rừng xe trên phố, xe không biển hay biển trắng mới được chú ý và nổi bật.
Vừa không đội mũ, vừa tháo biển! (Ảnh minh họa)
Bốc phải cái biển không được đẹp cho lắm, Minh Hoàng (sn1991) quyết định cất luôn vào... cốp xe, khi nào bố mẹ hỏi thì mới lắp tạm, ra đường lại bỏ ra. Coi đây là chuyện bình thường, Hoàng khẳng định bạn bè cậu cũng chẳng thằng nào chịu lắp biển, cứ đi ngang nhiên ngoài đường. Nếu gặp các chú cơ động thì lôi biển trong cốp ra giải thích "Cháu vừa bị rơi biển, chưa kịp lắp vào". Cái chiêu "rơi biển chưa kịp lắp" đã trở thành cách chống chế hay được sử dụng nhất. Và thế là với một cái xe không biển, kèm theo suy nghĩ "ra đường đi xe không biển mới là...khệnh (??!), họ cứ thản nhiên đánh võng khắp phố phường.
Nhiều khi người trẻ cứ đòi học thói sống văn minh của nước ngoài, rồi luôn muốn thể hiện mình văn minh, lịch sự. Nhưng những thói quen và nếp sống cũ, và quan trọng nhất là tính thích được thể hiện, đã khiến họ đi thụt lùi nhiều hơn là tiến bộ.
Chắc hẳn không ít bạn từng rơi vào tình huống bực mình khi đi xem phim, đang chăm chú theo dõi thì bên cạnh lại vang lên giọng "phiên dịch viên", nào là đoạn này thế này thế kia, rồi "theo em nhân vật chính có chết không, anh đoán là có", kinh dị hơn là cảnh gác chân lên ghế đằng trước rồi ôm hôn, uốn éo đủ kiểu trong rạp.
Xem phim cũng là lúc thể hiện sự văn minh của teen (Ảnh minh họa)
Một lần đi xem 2012, khi phim vừa mới bắt đầu, Nhi (sn1992) đã nghe anh ngồi cạnh thuyết minh và phiên dịch cho người yêu mặc dù dòng phụ đề to lù lù ra đấy. Anh ta cứ thao thao giới thiệu, đến đoạn hồi hộp thì cố tình nói luôn kết quả. Rồi khi mọi người tập trung theo dõi thì "con vịt" lại oang oác khẳng định phim dịch sai vài đoạn, phải dịch như anh ta mới là đúng. Cô người yêu thì cứ "Ôi, sao cái gì anh cũng biết thế!" càng khiến "con vịt" phổng mũi: "Chuyện, anh mà lị!". Ngứa tai và quả thật bị làm phiền hết sức, Nhi quay sang nói cũng khá to: "Anh ơi, anh xem rồi thì ngồi im cho người khác xem. Nói to nữa em gọi nhân viên lên đấy!". Từ đấy Nhi và những người xung quanh mới được bình yên mà xem nốt phim.
Những chuyện tưởng chừng như là quá dễ để có thể trở thành nét văn minh, lịch sự tối thiểu, vậy mà đối với một số người, không hiểu sao lại khó khăn đến vậy!
Theo PLXH
Hồ bơi lớn nhất thế giới Không phải là quốc gia có dân số đông nhất hoặc diện tích lớn nhất thế giới, nhưng Chile - quốc gia vùng Nam Mỹ - lại đang sở hữu một kỷ lục khó phá, đó là có hồ bơi lớn nhất thế giới. Hồ bơi này thuộc khu resort San Alfonso del Mar tại thành phố Algarrobo trên bờ biển phía nam...