Những “chướng ngại” trên hành trình hiện thực hóa ý tưởng
Học tập các nước, TP Hồ Chí Minh muốn hình thành một đường sách làm điểm nhấn về văn hóa. Hầu hết ý kiến dư luận đều đồng tình đề xuất của Hội Xuất bản Việt Nam về xây dựng đường sách ở trung tâm Quận 1. Song vấn đề triển khai, xây dựng, quy hoạch đường sách như thế nào lại không đơn giản.
Từ bảo đảm hài hòa với di tích kiến trúc
Theo các chuyên gia, đường sách xuất hiện nhiều ở các nước trên thế giới và trở thành điểm nhấn văn hóa của các nước Pháp, Italia, Nhật Bản. Hầu như các khu phố sách trên thế giới đều xuất phát từ nhu cầu mua bán, trao đổi sách và duy trì đến thời điểm này. Do đó, đường sách các nước trên thế giới có yếu tố lịch sử.
Phối cảnh đường sách ở TP Hồ Chí Minh.
Còn đường sách TP Hồ Chí Minh lại là yếu tố mới, do đó việc xây dựng đường sách gặp không ít khó khăn. Theo phương án thiết kế do Công ty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc và Cảnh quan Thủy Anh vừa trình bày thì đường sách có thiết kế có khoảng 19 gian hàng diện tích 4,5×4,5m. Mỗi gian chia thành hai tầng với phần gác lửng phía trên để làm kho sách. Gian hàng được ghép từ các khung rời có thể tháo lắp để có thể di dời, tháo gỡ”. Theo ông Lê Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, dự án đường sách đã thông qua ý kiến của gần 10 sở, ngành liên quan như: Giao thông, Xây dựng, Quy hoạch & Kiến trúc, Văn hóa – Thể thao, Thông tin & Truyền thông, Công an thành phố… đều ủng hộ có đường sách bởi sẽ có thêm một không gian sinh hoạt công cộng cho người dân thành phố. Tuy nhiên có nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết.
Cụ thể, điểm đặt đường sách của thành phố nằm trên đường Nguyễn Văn Bình là con đường tiếp giáp với 3 di tích kiến trúc lớn là Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà và trụ sở UBND Quận 1. Tuy thuận lợi vị trí đắc địa, nhưng tuyến đường Nguyễn Văn Bình có cơ sở hạ tầng đang xuống cấp. Hệ thống chiếu sáng yếu, không phù hợp cho việc kinh doanh sách. Theo Công ty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc và Cảnh quan Thủy Anh thì đường sách phải hoạt động 13/24 tiếng mỗi ngày, như vậy, cần thiết phải thêm đèn chiếu sáng. Nhưng do nằm sát các di tích, bố trí đèn để không ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng của di tích lịch sử xung quanh là vấn đề không đơn giản.
Về giao thông, nhiều ý kiến cho rằng đường sách nên ở một con phố đi bộ để hình thành phố sách. Tuy nhiên, hiện khu vực này đang thiếu trầm trọng bãi đỗ xe. Khi đi vào hoạt động, dự kiến đường sách sẽ thu hút tối thiểu 250 xe/ngày, cao điểm 2.500 xe và điểm gửi xe phải gần, thuận lợi cho khách tham quan. Ngoài ra đường sách phải bảo đảm yêu cầu về giao thông, phòng cháy, chữa cháy… Đó là đòi hỏi khó thực hiện, khi lòng đường Nguyễn Văn Bình khá hẹp.
Đến quản lý hoạt động
Video đang HOT
Theo dự án, toàn bộ tuyến đường Nguyễn Văn Bình dài 123m sẽ được chia thành 3 khu vực: Gian hàng sách, khu vực triển lãm, cà phê sách. Tuy nhiên, điều khiến các nhà xuất bản, phát hành băn khoăn hơn cả là hiện cả nước có hơn 100 đơn vị xuất bản, phát hành thì đơn vị nào sẽ được kinh doanh trong đường sách. Theo thiết kế chỉ có 19 gian hàng trên đường sách, vậy tiêu chí nào để lựa chọn nhà đầu tư? Ông Lê Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết: Hiện đang trong quá trình xây dựng dự án nên chưa tính đến những tiêu chí cụ thể để lựa chọn nhà xuất bản. Sở hữu gian hàng trên đường sách TP Hồ Chí Minh sẽ là cơ hội tốt để nhà xuất bản, đơn vị phát hành tiếp cận bạn đọc, quảng cáo hình ảnh. Do do, đầu tư cho đường sách không chỉ là điểm nhấn văn hóa của TP Hồ Chí Minh mà còn mang tính chiến lược, quảng cáo và kinh doanh của các đơn vị phát hành. Chính vì vậy đơn vị xuất bản, phát hành nào sẽ được góp mặt trên con đường sách nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố trở thành tâm điểm của dư luận và người làm nghề.
Chưa hết, theo ông Lê Hoàng, khác với phố đi bộ Nguyễn Huệ được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố, kinh phí xây dựng đường sách sẽ là vốn xã hội hóa. Như vậy, ngoài việc phải đấu tranh để được vào đường sách thì một lần nữa, đại diện các nhà xuất bản thêm một lần phân vân về việc đơn vị nào sẽ quản lý đường sách? Ngoài ra, một loạt các vấn đề liên quan đến quản lý văn hóa như: Loại sách nào sẽ được bày bán tại đường sách sẽ cần thêm một hội đồng thẩm định để bảo đảm yếu tố văn hóa, tránh tình trạng xã hội hóa, trao quyền cho doanh nghiệp dẫn đến sự lộn xộn trong kinh doanh.
Theo các chuyên gia, chỉ khi giải quyết được các vấn đề trên thì việc hình thành đường sách mới khả quan. Tuệ Diễm
Theo_Hà Nội Mới
Việt Nam đối xử nhân đạo với ngư dân Thái Lan xâm phạm lãnh hải
Ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam.
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này. Liên quan đến việc xử lý đối với ngư dân trên biển cũng như khuyến nghị của Cục Kiểm ngư Việt Nam đối với ngư dân khi đi đánh bắt ở vùng biển xa bờ sao cho an toàn, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
- PV: Ngày 22-9 vừa qua, 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan đã xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, cụ thể vụ việc như thế nào, thưa ông?
- Ông Lưu Văn Huy - Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT): Theo báo cáo của Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, sáng 22-9, cơ quan này tiếp nhận thông tin từ nhiều ngư dân cho biết có khoảng 20 tàu cá nước ngoài đang đánh bắt trái phép ở vùng biển Cà Mau. Sau khi xác minh thông tin, Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 4 điều lực lượng tiếp cận và vây bắt được 3 tàu cá nước ngoài cùng 56 thuyền viên đang đánh bắt trái phép tại khu vực tọa độ 8,28 độ Vĩ Bắc; 103,35 độ Kinh Đông, cách nhà giàn DK1/10 khoảng 15 hải lý về hướng Tây Bắc.
Cơ quan chức năng xác định, các tàu cá này là của Thái Lan hành nghề đánh cá chim đen. Các tàu đều do người Thái Lan làm thuyền trưởng với thuyền viên là người Thái, Campuchia và Myanmar. Các tàu có màu sơn chủ đạo là màu đỏ, trắng, xanh. Trên tàu có trang bị hệ thống định vị GPS, radar và máy dò cá...
- Chúng ta đã xử lý như thế nào đối với 3 tàu cá này?
- Các đối tượng khai nhận, 3 tàu trên xuất phát từ Thái Lan ngày 20-9-2015 sang vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Cảnh sát biển đã lập biên bản cảnh cáo, đồng thời phóng thích và áp giải 3 tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam áp tải các tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
- Tại sao chúng ta chỉ lập biên bản rồi phóng thích các tàu cá này?
- Đối với các tàu cá của ngư dân nước ngoài đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam, nếu lực lượng thi hành pháp luật phát hiện sẽ tuyên truyền, giải thích và yêu cầu họ ra khỏi vùng biển. Chỉ trừ trường hợp, các tàu cá cố tình vi phạm, lực lượng chức năng mới trấn áp, bắt giữ và bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Tính chất vụ việc này cũng chưa nghiêm trọng, hơn nữa, đây là chính sách đối ngoại nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong việc xử lý các vụ việc vi phạm trên biển, đặc biệt đối với ngư dân.
Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Tất cả tàu cá của ngư dân các quốc gia khi vi phạm lãnh hải Việt Nam đều được xử lý theo pháp luật Việt Nam, với tinh thần nhân đạo.
- Lực lượng Kiểm ngư có phát hiện được nhiều vụ việc tàu cá ngư dân nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam?
- Thời gian qua, chúng tôi phát hiện khá nhiều tàu cá nước ngoài vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Trong đó, theo thống kê phần lớn là tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, với tất cả các tàu cá của ngư dân nước ngoài khi vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam, cơ quan thi hành pháp luật của chúng ta sẽ tuyên truyền về Luật biển cho họ hiểu, cảnh báo và xua đuổi họ ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
- Cục Kiểm ngư có khuyến nghị gì với ngư dân Việt Nam khi phát hiện tàu lạ đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam?
- Chúng tôi luôn khuyến khích bà con ngư dân, khi đánh bắt xa bờ nếu phát hiện tàu lạ, tàu cá nước ngoài xâm phạm trái phép vùng lãnh hải Việt Nam thì liên lạc, báo ngay cho các lực lượng thi hành pháp luật của chúng ta trên biển như Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư. Tất cả các lực lượng đều có đường dây nóng, tiếp nhận thông tin 24/24h. Bà con ngư dân cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cơ quan chức năng để cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Chúng ta giữ chủ quyền trên biển, cũng đồng thời phải tuyên truyền như thế nào để ngư dân Việt Nam hiểu, không vi phạm vùng biển chủ quyền của nước khác?
- Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền của ta đều được lực lượng thi hành pháp luật Việt Nam tuyên truyền, ngư dân đánh bắt đúng vùng biển, đúng tuyến, không đánh bắt vào vùng biển của quốc gia khác, vì sẽ bị lực lượng chấp pháp nước sở tại xử lý. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền cho bà con ngư dân nắm vững về Luật biển, về một số quy định khi đánh bắt xa bờ như không được tắt bộ đàm liên lạc, không xâm phạm vào vùng biển nước khác...
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này. Liên quan đến việc xử lý đối với ngư dân trên biển cũng như khuyến nghị của Cục Kiểm ngư Việt Nam đối với ngư dân khi đi đánh bắt ở vùng biển xa bờ sao cho an toàn, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này. Liên quan đến việc xử lý đối với ngư dân trên biển cũng như khuyến nghị của Cục Kiểm ngư Việt Nam đối với ngư dân khi đi đánh bắt ở vùng biển xa bờ sao cho an toàn, ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
Theo_An ninh thủ đô
Nợ công có thể tăng thêm 20.000 tỷ đồng sau biến động tỷ giá Theo tính toán của VDSC, nghĩa vụ trả nợ gốc tính theo nội tệ có thể tăng thêm 15.000 - 20.000 tỷ đồng sau đợt biến động tỷ giá vừa qua, tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ được phân bổ theo thời gian dựa trên kỳ hạn trả nợ. Trong tháng 8/2015, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) thay đổi...