Những chức năng cơ bản trên ô tô không phải tài xế mới nào cũng biết
Những chức năng cơ bản trên ô tô với người đã sử dụng lâu ngày là những thứ đương nhiên phải biết và không có gì khó khăn. Tuy vậy, với tài mới lại có thể là những câu hỏi hóc búa.
Số tay trên xe số tự động là gì?
Về cơ bản, số tay hay số thể thao là loại số chuyển bằng tay tùy thuộc ý muốn của tài xế, chứ không phải do xe tự động thay đổi. Việc chuyển số có thể thực hiện thông qua cần số hoặc lẫy trên vô-lăng. Có 3 loại cơ bản về số tay là giới hạn vài số, thay đổi /- trên cần số và thay đổi trên vô-lăng.
Áp suất lốp xem ở đâu trên xe?
Áp suất lốp xem ở sách hướng dẫn đi kèm xe hoặc ngay trên thành cánh cửa hoặc bậc lên xuống phía tài xế. Quan sát ở miếng sticker dán ở đây, tài xế sẽ biết được cần bơm bao nhiêu cho lốp xe của mình.
Áp suất lốp xem ở sách hướng dẫn đi kèm xe hoặc ngay trên thành cánh cửa hoặc bậc lên xuống phía tài xế
Phanh tay điện tử
Nhiều tài xế mới toát mồ hôi khi ngồi lên một xe đời mới tìm khắp nơi nhưng không thấy phanh tay để kéo, đó có thể là do xe sử dụng phanh tay điện tử. Phanh tay điện tử có một nút bấm trên đó có chữ P (Parking), chỉ cần ấn vào nút này là phanh tay sẽ kích hoạt, đèn sáng, khi muốn bỏ phanh tay chỉ cần móc ngược nút. Một số hãng thiết kế ngược, tức móc ngược là kích hoạt trong khi nhấn là bỏ kích hoạt.
Gạt nước kính trước thật đơn giản, đó là cần gạt bên phải vô-lăng, gạt lên hoặc xuống theo từng mức, nhưng gạt phía sau lại là vấn đề với tài xế mới. Cũng ở cần gạt đó, đầu cần có thể xoay tròn. Hãy xoay và quan sát qua gương chiếu hậu để thấy được mức độ hoạt động của cần gạt mưa phía sau.
Video đang HOT
Cần số sàn dạng móc R
Nếu tài xế đơn thuần gạt sang trái rồi đẩy lên trên thì cần số sẽ vào số 1 chứ không phải số lùi R như sơ đồ. Để vào số lùi, cũng làm như vào số 1 nhưng túm vòng tròn nhỏ phía dưới cần số kéo lên. Khi trả về mo (N) thì gạt bình thường như khi trả từ số 1 về N.
Nếu tài xế đơn thuần gạt sang trái rồi đẩy lên trên thì cần số sẽ vào số 1 chứ không phải số lùi R như sơ đồ
Khóa trẻ em cho cánh cửa
Một số tài xế mới cho rằng để khóa trẻ em cho cửa sau chỉ có thể chỉnh trên bảng đồng hồ trước mặt tài xế bằng cách nào đó. Thực tế không phải, chức năng này cũng có thể chỉnh cơ học. Bạn hãy mở cửa sau, nhìn trên thành cửa có biểu tượng khóa trẻ em, lúc này chỉ cần gạt hoặc xoay tùy từng xe, chức năng khóa trẻ em sẽ được kích hoạt.
Khi nào dùng gió trong, gió ngoài?
Điều hòa ôtô thường có hai chế độ lấy gió trong và gió ngoài. Theo đó, gió trong tức sử dụng lượng không khí trong xe để tuần hoàn làm mát, trong khi gió ngoài tức lấy không khí bên ngoài xe.
Điều hòa ôtô thường có hai chế độ lấy gió trong và gió ngoài
Thực tế sử dụng gió trong là chế độ gần như mặc định vì lấy gió ngoài có thể mang theo nhiều mùi lạ và bụi. Nhưng khi cần lấy không khí tươi để tránh mệt mỏi tài xế có thể chuyển sang gió ngoài, hoặc khi trong xe có mùi cũng có thể sử dụng gió ngoài kết hợp mở cửa sổ.
Ở những xe đời mới, dù để chế độ gió trong nhưng thỉnh thoảng xe tự lấy gió ngoài để cung cấp không khí tươi, tránh thiếu oxy cho người trên xe. Nhưng một số xe đời cũ không có tiện ích này, tài xế nên thay đổi giữa gió trong và ngoài khi di chuyển lâu.
Bật đèn pha – cốt thế nào?
Khi xoay núm trên cần điều khiển để bật đèn pha, xe thường ở chế độ chiếu gần (cos – cốt). Để chuyển sang chế độ chiếu xa, tài xế đẩy cần về phía táp-lô, ngược lại khi kéo cần về phía vô-lăng tức chuyển sang chế độ chiếu gần.
Khi đi trong thành phố, khu đông dân cư ô tô phải sử dụng đèn chiếu gần, đèn chiếu xa sử dụng ở ngoài khu dân cư.
Những thói quen gây hại cho xe số tự động
Xe số tự động tưởng dễ lái nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ khiến chiếc xe bị xuống cấp nhanh chóng.
Nhiều người cho rằng, lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn, mà không biết rằng những thói quen đơn giản có thể khiến xe số tự động xuống cấp nhanh chóng. Cùng xem những thói quen nhiều người mắc phải khi lái xe số tự động dưới đây.
Xuống dốc ở chế độ N
Nhiều người lái xe thường nghĩ rằng khi xe xuống dốc, nên chuyển xe về số N (hay còn gọi là số 0) để tiết kiệm xăng hơn. Họ cho rằng xe sẽ theo đà của dốc để tiếp tục lăn bánh và việc trả xe về số N sẽ giúp hộp số được nghỉ ngơi, tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết.
Hơn nữa, trả về số N khi xuống dốc còn gây hại cho hộp số và hệ thống phanh của xe. Khi đưa xe về số N, hộp số sẽ không được cung cấp thêm dầu bôi trơn nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động.
Điều này chắc chắn không có lợi cho hộp số. Bên cạnh đó, đến khi xe đi hết đoạn dốc, lái xe vẫn phải chuyển xe về vị trí D trong lúc xe vẫn đang lăn bánh. Sự chuyển giao này gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho bộ phận hộp số.
Chuyển số P khi xe còn di chuyển
Trong nhiều trường hợp bởi yếu tố địa hình thường không bằng phẳng, người lái hay có xu hướng đạp phanh rồi chuyển về số P và khóa nhanh tay. Lúc này, khi bỏ việc phanh chân sẽ có hiện tượng xe chuyển động hơi mạnh và dằn xe, lâu dần ảnh hưởng tới hộp số.
Thói quen này, bạn có thể cải thiện bằng cách chuyển số N trước đó rồi phanh tay, từ lúc xe nhúc nhích đến đứng yên dừng xe hẳn rồi mới chuyển về số P.
Chuyển số khi xe đang lăn bánh
Khi mới mua xe số tự động hoặc chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động, không ít người thường xuyên chuyển số về N, để cho xe chạy theo quán tính và rà phanh trước khi dừng đèn đỏ. Một số trường hợp khi lái xe trên đường cao tốc cũng có thói quen chuyển số về N ở tốc độ cao, cho xe chạy trớn nhằm tiết kiệm nhiên liệu.
Chuyển số khi xe đang lăn bánh
Khi lái xe chuyển từ D sang N hoặc ngược lại thì các chi tiết bên trong hộp số sẽ thay đổi trạng thái hoạt động. Nếu việc này diễn ra với tần suất cao thì sẽ gây ra sự hao mòn nhanh hơn, đặt biệt là các bộ bố bên trong hộp số và làm giảm tuổi thọ của hộp số.
Không bảo dưỡng hộp số
So với kiểu xe sử dụng số sàn, xe ô tô số tự động có cơ chế hoạt động khác biệt, do đó việc nhận ra những dấu hiệu xe trục trặc là vô cùng quan trọng. Đồng thời bạn cũng nên biết một số nguyên tắc cơ bản để bảo dưỡng loại xe này, đảm bảo độ bền và tuổi thọ của xe.
Những hiện tượng dễ dẫn đến nếu bạn không mang xe đi bảo dưỡng định kỳ có thể kể đến như: không thể vào số, có mùi lạ, hộp số có tiếng ồn, trượt số, rò rỉ chất lỏng truyền dẫn...
Lái xe đường đèo, dốc và những điều cần ghi nhớ Dưới đây là một vài kinh nghiệm giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lái xe đường đèo, dốc. Chuẩn bị kỹ trước khi xuất phát Những lưu ý không thể bỏ qua khi lái xe đường đèo, dốc. Ảnh: TT Để đảm bảo an toàn, bạn cần kiểm tra xe và chuẩn bị trước khi lên đường. Đầu tiên hãy kiểm...