Những chợ buôn bán nội tạng khét tiếng trên thế giới
Nếu như bạn đang chết dần vì không có thận thay thế, hãy bay tới một bệnh viện ở Trung Quốc, nơi bạn sẽ được đặt lên giường và chờ để ghép thận.
Trung Quốc
Gợi ý trên không phải là vô căn cứ bởi các “chợ đen” buôn bán nội tạng, chủ yếu là thận hoạt động khá công khai tại Trung Quốc mặc dù chính phủ nước này đã nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân buôn bán nội tạng dưới mọi hình thức từ năm 2007. Các rao vặt kiểu như: “Bán quả thận để mua iPad!” xuất hiện nhan nhản trên các trang web, những kẻ đăng tin hứa hẹn sẽ trả khoảng 4.000 USD cho một quả thận và việc cắt lấy thận diễn ra trong vòng 10 ngày.
Mới đây, cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá một đường dây lớn chuyên buôn lậu nội tạng người, bắt 137 nghi phạm và giải cứu 127 người bán nội tạng. Bộ Công an Trung Quốc cho biết mạng lưới tội phạm này dụ dỗ người bán nội tạng qua Internet. Họ mua nội tạng với giá rẻ nhưng bán với giá cắt cổ cho bệnh nhân.
Phần lớn bệnh nhân tìm đến Trung Quốc để tìm nội tạng cho cuộc phẫu thuật phải trả tới 200.000 USD cho một quả thận mua ở chợ đen, trong khi những người bán tạng chỉ được trả chưa tới 5.000 USD.
Mozambique ở đông nam châu Phi, được tin là một trong những quốc gia, nơi hoạt động buôn bán nội tạng người nhộn nhịp nhất thế giới. Cơ quan nội tạng được bán chủ yếu tại đây là thận, đa phần là sử dụng để thay thế, tuy nhiên, cũng có một số được bán cho các thầy mo.
Luật pháp tại quốc gia này đã cấm bán nội tạng tuy nhiên việc làm này lại được trao thẩm quyền cho các giám đốc bệnh viện và bác sĩ giải phẫu. Nội tạng được lấy từ những người không rõ danh tính hoặc những thi thể không có người nhận được sử dụng cho mục đích y học. Tình trạng này được cho là nguồn gốc của hầu hết các vụ buôn bán nội tạng.
Israel
Video đang HOT
Được gọi là vùng đất thánh với nơi sinh của chúa Jesus, Israel từng chứng kiến vô số các vụ tàn sát, chiến tranh và đói nghèo. Đây cũng là nơi nạn buôn bán nội tạng diễn ra thường xuyên.
Israel có quy định hà khắc để ngăn nạn buôn người tuy nhiên các luật lệ về buôn bán nội tạng người vẫn chưa đủ nghiêm nên các hoạt động buôn bán nội tạng vẫn tiếp diễn.
Những kẻ trong đường dây đã thuyết phục những người bán tới Ukraine, nơi luật lệ lỏng lẻo hơn để cắt bỏ nội tạng. Trong một vài trường hợp bọn tội phạm bán nội tạng và không trả tiền cho người bán, hoặc trả cho họ một khoản tiền rất ít, khoảng 2.000 USD cho một quả thận trong khi họ có thể bán với giá gấp ít nhất 10-20 lần.
Ấn Độ
Các đường dây buôn bán nội tạng đã hoạt động ở Ấn Độ hơn chục năm qua. Năm 2004, Ủy ban Ủy quyền Cấy ghép đã được thành lập để ngăn những người bán nội tạng tiếp xúc với những kẻ môi giới. Những người bán nội tạng tin rằng họ có thể giữ lại mạng sống và thà làm việc với những kẻ môi giới còn hơi đối đầu với chúng.
Nhiều kẻ trung gian, bác sĩ đã bị bắt vì liên quan tới việc buôn bán nội tạng trái phép. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tiếp tục gia tăng tại Ấn Độ, thậm chí nhiều người còn mở cửa hàng để mua bán thận.
Ai Cập
Sau gần một thập kỷ tranh cãi, tháng 2/2010, quốc hội Ai Cập đã thông qua biện pháp điều chỉnh cấy ghép nội tạng hợp pháp, với hy vọng sẽ chấm dứt được tình trạng buôn bán nội tạng trái phép, mà nạn nhân đa số là người nghèo.
Hàng ngàn người tị nạn tới từ Sudan làm việc bất hợp pháp tại Ai Cập sẵn sàng đổi một quả thận để có tiền tới châu Âu hoặc Israel. Những câu chuyện liên quan tới việc buôn bán nội tạng tại đây được cả người bán và người mua nhắc tới một cách thoải mái, không hề giấu giếm.
Pakistan
Cùng với đói nghèo, Pakistan thực tế đang phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn. Đa số người dân đều gặp khó khăn trong việc kiếm tiền để trả các khoản nợ. Tài sản giá trị nhất mà những người dân nghèo khổ ở Pakistan có là quả thận của họ, vốn được bán với giá 3.000 USD.
Năm 1994, Pakistan đã thông qua “Đạo luật cấy ghép nội tạng người”. Tuy nhiên, trong đạo luật vẫn tồn tại nhiều lổ hổng cho phép những người không phải họ hàng của bệnh nhân hiến nội tạng và nhận được một khoản bồi dưỡng.
Ngoài đói nghèo và nô lệ tình dục, Moldova là một trong những quốc gia nổi tiếng với buôn bán nội tạng trái phép trên thế giới. Với dân số 3 triệu người, chính phủ Moldova dường như không thể để tâm tới việc buôn bán nội tạng. Chính phủ được tin là có liên quan trực tiếp tới các vụ buôn bán này mặc dù sau đó đã ban hành lệnh cấm.
Nhiều nạn nhân vô tội đã bị các băng đảng tội phạm giết lấy thận, tìm, phổi , gan..Khoảng 10% số thận đem đi hiến tặng trên thế giới có nguồn gốc từ Moldova.
Ngoài các quốc gia kể trên nạn buôn bán nội tạng trái phép vẫn diễn tại một số quốc gia khác như Nga, Singapore, Philippines, Columbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc…
Theo VietNamNet
Người Việt bị bắt với sừng tê giá 2 triệu USD
Một người Việt Nam vừa bị bắt tại sân bay Maputo, Mozambique vì định tuồn trái phép 7 chiếc sừng tê giác trị giá 2 triệu đôla khỏi nước này.
Một con tê giác bị giết lấy sừng. Ảnh: Wildlifeextra
Theo thời báo Angola O Pais, Doan Minh, 41 tuổi, bị bắt tại phòng chờ khởi hành khi đang chuẩn bị lên chuyến bay Kenya Airways về Hà Nội quá cảnh qua Bangkok. Ông Doan Minh khai kiện hàng bất hợp pháp thuộc về tổng giám đốc của mình.
Trong vali của người đàn ông này có 7 chiếc sừng tê giác và 3 chiếc vòng ngà voi, qua được vòng kiểm tra an ninh nhưng bị phát hiện ngay trước khi được đưa lên máy bay. Cán bộ sân bay cho biết sở dĩ kiện hàng bị bỏ sót trong vòng kiểm tra an ninh vì nó được bọc trong một loại giấy dán giúp "tàng hình" khi trôi qua máy quét, đồng thời sừng tê được bọc với tỏi để át mùi.
Quan chức bộ Nông nghiệp Mozambique cho biết bọc sừng tê có trị giá lên tới 2 triệu USD trong chợ đen, với ước tính cứ 100 gram sừng tê có giá 2.000 USD ở châu Á.
Theo cơ quan chống săn bắn trộm Nam Phi, 7 chiếc sừng được cho là của những con tê giác bị giết ở Vườn Quốc gia Kruger và các khu bảo tồn xuyên biên giới của Nam Phi.
Theo Bộ Các vấn đề môi trường Nam Phi, tổng cộng 227 con tê giác đã bị giết bất hợp pháp kể từ đầu năm nay. Giới chức đã thực hiện 148 vụ bắt giữ những kẻ săn trộm. Dựa trên số lượng tê giác bị giết mỗi ngày, cảnh sát Nam Phi cảnh báo nếu xu hướng này tiếp diễn, 557 con tê giác sẽ bị bắn hạ, chủ yếu để lấy sừng trong năm nay.
Theo AllAfrican, một người Việt khác cũng bị bắt thứ sáu tuần trước tại sân bay quốc tế Maputo vì sở hữu 7 chiếc ngà voi.
Sừng tê giác được đồn đại là có khả năng chữa nhiều loại bênh nan y của người. Nhưng các nhà khoa học khẳng định rằng các thông tin đó là vô căn cứ, bởi cấu tạo của sừng tê giác gồm chủ yếu là chất keratin, giống như chất tạo nên tóc và móng tay người.
Theo TTXVN
Bão nhiệt đới ở Madagascar, 65 người chết Ít nhất 65 người đã thiệt mạng và 3 người khác mất tích khi cơn bão nhiệt đới Irina càn quét qua quốc đảo Madagascar vào hôm qua 5-3. Dòng người chạy lũ tại Madagascar vào tháng trước khi cơn bão Giovanna kéo qua - Ảnh: AFP Cục Thiên tai quốc gia Madagascar cho hay hầu hết các nạn nhân thiệt mạng đều...