Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10
Mua thuốc cho con không phải khai số CMND, dùng tay trần bán thức ăn bị phạt, quy định bổ sung trường hợp tinh giản biên chế… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10.
Đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu phế liệu
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành thông tư sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, có hiệu lực từ 1/10.
Trong đó, thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư năm 2015 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Cụ thể, đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thay vì yêu cầu 7 báo cáo, thông tư mới chỉ yêu cầu một báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ một số thủ tục ràng buộc nhập khẩu phế liệu dùng để sản xuất. (Ảnh: Báo Hải quan)
Bên cạnh đó, thông tư mới bãi bỏ yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế được quy định trong thông tư cũ.
Trường hợp tinh giản biên sai phải hoàn trả lại tiền
Thông tin quan trọng này được thể hiện tại Nghị định 113/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2014 về chính sách tinh giản biên chế, có bổ sung thêm một số trường hợp bị tinh giản biên chế, gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương…
Nghị định 113/2018 của Chính phủ bổ sung một số trường hợp tinh giản biên chế. (Ảnh: Hà Bình)
Đặc biệt, Nghị định cũng quy định khi thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng, người đã hưởng chính sách tinh giản biên chế phải hoàn trả số tiền đã thực nhận.
Video đang HOT
Nếu, người đó đã mất thì số kinh phí này sẽ do cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp người đó sử dụng kinh phí thường xuyên để thanh toán, ngân sách Nhà nước không bổ sung kinh phí.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10.
Bỏ quy định mua thuốc cho con phải khai số CMND
Cũng có hiệu lực từ 15/10, thông tư 18/2018/TT-BYT sửa đổi thông tư 52/2017/TT-BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
Thông tư 52 yêu cầu khi kê đơn thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số CMND hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Quy định này đã gây nên nhiều tranh cãi trong dư luận, vì nhiều người cho rằng việc cha mẹ đi mua thuốc cho con phải khai số CMND gây nhiều phiền phức, bất tiện.
Từ 15/10, bố, mẹ mua thuốc cho con không phải khai số CMND. (Ảnh: Hà Quyên)
Thông tư mới đã bỏ quy định trong đơn thuốc của trẻ dưới 6 tuổi phải ghi số CMND hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ mà chỉ yêu cầu ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.
Tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn
Siết chặt các hoạt động tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương, tránh phô trương, lãng phí, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2018.
Nghị định nêu rõ chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là số 0). Các năm khác thì chỉ tổ chức tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm…
Lễ kỷ niệm chỉ được tổ chức vào năm tròn. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Trong các hoạt động kỷ niệm không được tặng quà và tổ chức chiêu đãi; chỉ được tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10.
Dùng tay trần bán thức ăn bị phạt đến 1 triệu đồng
Từ ngày 20/10 tới, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ.
Người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 300.000-500.000 đồng)…
Dùng tay trần trực tiếp bán thức ăn bị phạt đến 1 triệu đồng. (Ảnh minh họa)
Phạt 1-3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay…
Phạt 5-10 triệu đồng với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh…
Nguồn: Zing News
Tội phạm ma túy là "nguồn" của các loại tội phạm khác
Ngày 28/9, tại Thành phố Vinh (Nghệ An), VKSND tối cao tổ chức Hội nghị tổng kết việc thi hành Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) trong ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Trần Công Phàn - Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì hội nghị
Cùng dự có các cơ quan thuộc Văn phòng Viện KSND tối cao, các Vụ , Viện KS quân sự, Viện kiểm sát cấp cao, đại diện Viện kiểm sát các tỉnh. Và, có sự hiện diện của Cục phòng chống Ma túy - Bộ Công An, cùng Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó viện trưởng Viện KSNDTC Trần Công Phàn cho biết, Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá thực tiễn 18 năm thi hành Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) và 10 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật PCMT; làm rõ những kết quả đạt được, tính khả thi trong thực tiễn; xác định những vướng mắc, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung của Luật PCMT; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Đồng chí Trần Công Phàn - Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì hội nghị.
Trình bày tham luận tại hội nghị, đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND tối cao cho biết: "Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cho đến nay bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với các quy định của các đạo luật cụ thể như: Mâu thuẫn với Hiến pháp năm 2013, và bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Mâu thuẫn với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012".
Bà Hoàng Thị Quỳnh Chi - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND tối cao cho biết: "Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cho đến nay bộc lộ nhiều bất cập".
Theo báo cáo của Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 4), kết quả xử lý các vụ án ma túy trong thời gian từ năm 2008 đến nay, theo số liệu thống kê của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin thì Tổng số thụ lý kiểm sát điều tra 152.504 vụ/192.602 bị can; Truy tố 144.517 vụ/183.214 bị can; Kiểm sát xét xử sơ thẩm 146.424 vụ/185.855 bị cáo.
Nghệ An là một trong những tỉnh có số lượng án về ma túy lớn trong toàn quốc, trình bày tại hội nghị đồng chí Tôn Thiện Phương - Viện trưởng VKSND Nghệ An bày tỏ: "Nghệ An rất vinh dự được Viện KSND tối cao lựa chọn để tổ chức Hội nghị tổng kết việc thi hành Luật phòng, chống ma túy trong ngành Kiểm sát nhân dân. Đây là Hội nghị có quy mô toàn ngành, với rất nhiều nội dung quan trọng; riêng đối với Ngành kiểm sát Nghệ An không chỉ có sự tham gia của các Phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh mà còn được VKSNDTC tạo điều kiện để 21 đơn vị VKSND cấp huyện được tham gia hội nghị lần này".
Ông Tôn Thiện Phương - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nghệ An cho biết: Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại Nghệ An đã đạt được những kết quả tích cực.
Viện trưởng VKSND Nghệ An cho biết: "Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại Nghệ An đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy đặc biệt nghiêm trọng đã bị triệt phá (Điển hình như Vụ Phan Đình Tuấn, (Tuấn "Lay") cùng 04 đối tượng phạm tội "Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy"; trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2014, Tuấn đã đã tổ chức đường dây mua bán Hêrôin với quy mô lớn, phối hợp chặt chẽ với nhiều đối tượng phạm tội trong và ngoài nước, đã tiêu thụ trót lọt 404 bánh Hêrôin; vụ án đã xét xử, 5 bị cáo bị tuyên mức án tử hình".
Viện KSND tỉnh Nghệ An đang phối hợp để xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao hiệu quả xóa bỏ các địa bàn phức tạp về ma túy ở Nghệ An giai đoạn 2011-2015" và Đề án Tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên tuyến biên giới Việt - Lào của tỉnh Nghệ An.
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị lần này cũng đánh giá về trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy, nhận thức quan điểm của cấp ủy, lãnh đạo VKSND các cấp trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tội phạm về ma túy; công tác triển khai thi hành Luật PCMT trong phạm vi toàn Ngành; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và tội phạm về ma túy đối với Kiểm sát viên, cán bộ công chức và đối với nhân dân. Công tác tương trợ tư pháp về hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nguyễn Lý
Theo baovephapluat
Sáp nhập xã, phường: Bắt đầu từ đâu? Nghệ An, Hà Tĩnh là những địa phương đi đầu và có nhiều kinh nghiệm trong việc sáp nhập thôn, xóm, khối phố. Nhiệm vụ nặng nề trước mắt là sáp nhập xã, phường để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ máy, nhân lực. Khó cũng phải làm Tại Nghệ An, theo báo cáo, riêng tại TP.Vinh, ở khối,...