Những chính sách, giải pháp hỗ trợ về kinh tế nổi bật tuần từ 30/8-4/9
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025; Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; Sớm hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh; Hà Nội đảm bảo cung ứng hàng cho từng phân vùng cụ thể; Cần Thơ ban hành hướng dẫn tạm thời tổ chức giao thông, kiểm soát hoạt động vận tải…
là những chính sách, giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành, địa phương nổi bật trong tuần từ 30/8-4/9.
Các chính sách, giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành:
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế, xã hội;…
Mục tiêu cụ thể: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 gồm 23 chỉ tiêu; trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng, cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỉ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%.
Sớm hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh
Tại Công điện số 1110/CĐ-TTg ban hành ngày 31/8/2021 về việc hoàn thành xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 11/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng sớm hoàn thành việc xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh trong quy hoạch tỉnh gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Chính phủ sẽ trình Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) vào tháng 10/2021, để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia và chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh, hạn chế việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt. Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/9/2021.
Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng Tổ công tác.
Sản xuất hàng may mặc tại Công ty Vina Korea khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Tổ công tác có nhiệm vụ chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính chất liên vùng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Tổ phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương được thành lập tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để cùng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề có liên quan;…
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2/9/2021 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
Chương trình này yêu cầu triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn; trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết. Trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 quy định việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Đồng thời đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
Bộ Tài chính gỡ vướng mắc khi mua sắm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19
Video đang HOT
Bộ Tài chính vừa có văn bản số 9754/BTC-HCSN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về rà soát các vướng mắc mua sắm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Bộ Tài chính, việc mua hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khẩn cấp phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Luật Đấu thầu (đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện) vì điều kiện thời gian không cho phép.
Do vậy, để tháo gỡ vướng mắc này, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu khi mua sắm hàng dự trữ quốc gia phục vụ yêu cầu bấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, các gói thầu bốc xếp, bao bì đóng gói, bảo hiểm đối với hàng dự trữ quốc gia khi xuất cấp đáp ứng yêu cầu cấp bách cũng cần thiết được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg theo hướng bổ sung thêm các gói thầu mua hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khẩn cấp phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và gói thầu thuê bốc xếp, bao bì đóng gói, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp phải giao hàng ngay đáp ứng yêu cầu cấp bách.
Hướng dẫn mới quy trình tổ chức vận tải đường sắt mùa dịch
Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Theo hướng dẫn trên, ngoài các yêu cầu bắt buộc về thực hiện 5K đối với nhân viên đường sắt, hành khách trên tàu dưới ga, Bộ Giao thông Vận tải cũng quy định, chỉ mở bán 50% số chỗ trên các toa xe ghế ngồi, giường nằm để đảm bảo hành khách ngồi, nằm giãn cách nhau một hàng ghế hoặc đảm bảo khoảng cách 1m. Với nhóm hành khách là thành viên trong cùng một gia đình, có thể không áp dụng quy định về giãn cách trong toa xe.
Các chính sách, giải pháp hỗ trợ của địa phương:
Hà Nội đảm bảo cung ứng hàng cho từng phân vùng cụ thể
Để thực hiện phòng chống dịch COVID-19 tại 3 vùng theo quy định mới của thành phố Hà Nội bắt đầu từ 6 giờ ngày 6/9 đến 6 giờ ngày 21/9, thành phố Hà Nội có kế hoạch cụ thể để luôn bảo đảm đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đến người dân trên địa bàn. Do đó, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân hướng từ Hòa Bình đi đường Quốc lộ 6 vào TP Hà Nội tại chốt số 13 cầu Mai Lĩnh, quận Hà Đông. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Cụ thể, Hà Nội sẽ triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại 3 vùng: Vùng 1 – Khu vực đô thị trung tâm; Vùng 2 – phía Bắc, Đông Sông Hồng; Vùng 3 – phía Tây, phía Nam thành phố.
Đối với các chợ trong phân vùng 1, tiểu thương chủ động lấy hàng từ nguồn đầu mối tại chỗ. Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ, thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ.
Đối với “vùng đỏ”, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân như sử dụng lực lượng shipper, các lực lượng phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt.
Đối với các hộ dân hiện đang sinh sống tại phân vùng 2 và phân vùng 3 cũng sẽ mua hàng thiết yếu thông qua 23 siêu thị, 300 chợ, 4.451 cửa hàng tiện ích, 1.491 điểm bố trí bán hàng lưu động…
Hà Nội cho “shipper” hoạt động từ 9-20 giờ hàng ngày
Thực hiện Chỉ thị 20/CT-UBND ngày 3/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố; xét báo cáo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải tại văn bản số 3980/SGTVT-QLVT ngày 3/9/2021 về hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính bằng xe mô tô, xe hai bánh, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất cho phép lực lượng này hoạt động từ 9 giờ đến 20 giờ hàng ngày để tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong lĩnh vực vận tải trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố giao Công an Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương và thành phố Hà Nội.
UBND thành phố giao các Sở: Công Thương, Thông tin Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch đối với nhân viên giao hàng khi tham gia hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định của Bộ Y tế.
UBND thành phố giao Sở Y tế nghiên cứu hướng dẫn quy định trình tự tổ chức xét nghiệm để làm cơ sở cho các đơn vị chủ động triển khai thực hiện.
Cần Thơ ban hành hướng dẫn tạm thời tổ chức giao thông, kiểm soát hoạt động vận tải
Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ vừa ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời tổ chức giao thông, kiểm soát đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, sau khi UBND thành phố Cần Thơ có công văn bãi bỏ các quy định yêu cầu phương tiện phải đăng ký trước và sang hàng, đổi lái xe tại các bãi tập kết.
Lái xe trình giấy tờ tại chốt kiểm soát trong Bến xe trung tâm TP Cần Thơ để được vào thành phố giao nhận hàng hóa. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Theo Công văn số 2404 của Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ, từ 4/9, các xe vận chuyển hàng hóa nội bộ lưu thông qua lại giữa các quận, huyện trong thành phố không bắt buộc kiểm tra giấy nhận diện phương tiện có mã QR. Chỉ kiểm tra giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người trên phương tiện. Người điều khiển phải cung cấp thêm một trong các giấy tờ chứng minh vận chuyển hàng hóa trong phạm vi nội bộ thành phố như: hợp đồng vận tải, giấy vận chuyển hoặc giấy xác nhận nơi đi và nơi đến…
Đối với xe vận chuyển hàng hóa đi ngang qua địa bàn thành phố, nếu tài xế cung cấp một trong các loại giấy tờ chứng minh được nơi giao, nhận hàng không thuộc địa bàn Cần Thơ, lực lượng kiểm soát sẽ yêu cầu lái xe ký giấy cam kết và tổ chức phân luồng cho các phương tiện lưu thông nhanh chóng qua các chốt.
Còn với phương tiện vận chuyển hàng hóa từ các địa phương khác vào thành phố Cần Thơ, kể cả xe của đơn vị vận tải hàng hóa từ Cần Thơ đến các địa phương khác để giao nhận hàng hóa trở về, Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ đặt ra hai trường hợp.
Đối với xe có giấy nhận diện, lực lượng kiểm soát sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng quét mã QR trên giấy để kiểm tra nhanh các thông tin về người, phương tiện, hiệu lực của giấy xét nghiệm, hành trình vận chuyển. Nếu có đầy đủ thông tin, theo yêu cầu thì được phép lưu thông ngay qua chốt hoặc điểm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Đối với trường hợp quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ và người trên phương tiện không xuất trình được bản chính các giấy tờ nêu trên, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 để bổ sung. Nếu không bổ sung đầy đủ thì không cho vào thành phố.
Đối với xe không có giấy nhận diện hoặc có nhưng hết hiệu lực, lực lượng kiểm soát sẽ yêu cầu xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện. Nếu người trên phương tiện xuất trình được bản chính giấy xét nghiệm còn hiệu lực, giấy phép lái xe, Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân và đã khai báo y tế thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch.
Đồng Tháp giảm tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt trong 3 tháng
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn thống nhất chủ trương, đồng ý cho Công ty cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện việc giảm tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt do bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Thời gian giảm tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt là trong 3 kỳ hoá đơn tháng 9, 10 và 11/2021.
Theo đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có sổ hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định được giảm 50% tổng số tiền nước sạch sinh hoạt trước thuế và phí bảo vệ môi trường. Cùng đó, giảm 20% tổng số tiền sử dụng nước sinh hoạt trước thuế và phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế đang được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19. Đối với các cơ sở sử dụng để làm khu cách ly tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được miễn thu tiền sử dụng nước sạch.
Đối với tất cả khách hàng sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt trừ hộ nghèo, hộ cận nghèo và đơn vị lực lượng vũ trang, công an, bệnh viện, trường học; cơ quan, đoàn thể, cơ sở tôn giáo, đơn vị sự nghiệp được giảm 5% tổng số tiền nước trước thuế và phí bảo vệ môi trường.
Lâm Đồng chỉ cho phép lái xe đã tiêm vaccine COVID-19 vận chuyển hàng hóa
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản khẩn số 1411/SGTVT-VT PT&NL về việc đảm bảo điều kiện đã tiêm phòng vaccine COVID-19 cho lái xe, phụ xe tham gia vận tải hàng hóa liên tỉnh.
Theo văn bản này, các đơn vị vận tải hàng hóa và các hộ kinh doanh vận tải (chủ phương tiện) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kể từ 12h ngày 3/9 không được sử dụng lái xe, phụ xe chưa được tiêm phòng vaccine COVID-19 tham gia hoạt động vận tải hàng hóa liên tỉnh. Những trường hợp đang trên đường vận chuyển thì chỉ được hoạt động cho đến khi kết thúc hành trình vận chuyển.
Các đơn vị vận tải, các chủ phương tiện rà soát lại toàn bộ đội ngũ lái xe, phụ xe của đơn vị chưa được tiêm phòng vaccine liên hệ ngay với Trung tâm y tế tại địa phương để được ưu tiên tiêm phòng vaccine đợt cuối cùng. Những trường hợp không tuân thủ việc tiêm phòng vaccine COVID-19 sẽ không được giải quyết lưu thông qua các chốt trên địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Bình Dương: Bàn giải pháp "dài hơi" quyết tâm phục hồi kinh tế
Chiều 12/8, tỉnh Bình Dương đã họp bàn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và phục hồi sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2021.
Kiên định "mục tiêu kép", Bình Dương huy động cả hệ thống chính trị cùng dập dịch hiệu quả
Theo nhận định của UBND tỉnh, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống KT-XH của tỉnh. Theo đó, dự báo tình hình KT-XH tỉnh sẽ tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Tại cuộc họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 2 kịch bản phát triển KT-XH của tỉnh trong những tháng cuối năm 2021.
Bình Dương: Bàn giải pháp "dài hơi" quyết tâm phục hồi kinh tế
Trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 10/2021 (đạt mục tiêu tiêm ngừa trên 95% dân số để tiệm cận miễn dịch cộng đồng và dịch bệnh tại các tỉnh trong vùng đồng loạt được kiểm soát tốt), tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được phục hồi nhanh chóng, Chỉ số sản xuất công nghiệp được phục hồi ở mức trên 8%, xuất khẩu được duy trì tăng trên 26%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 14%... dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP sẽ đạt khoảng 7% thấp hơn kế hoạch tỉnh đã đề ra (8,5 - 8,7%).
Kịch bản đến tháng 12 dịch bệnh mới được kiểm soát, Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ phục hồi ở mức trên 7,8%, xuất khẩu được duy trì tăng khoảng 12%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 12,3%... tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến chỉ đạt khoảng 6,4%, thấp hơn kế hoạch đề ra.
Mặc dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, Bình Dương vẫn kiên định với "mục tiêu kép", huy động cả hệ thống chính trị để dập dịch hiệu quả, đồng thời tập trung duy trì phát triển KT-XH và phục hồi sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2021.
Trên cơ sở đóng góp của các đại biểu, UBND tỉnh thống nhất không điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. "Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận khả năng cao phải đánh đổi với việc không hoàn thành nhiều mục tiêu kế hoạch năm 2021, để giữ quyết tâm cao nhất nhằm huy động sức mạnh tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đồng lòng phấn đấu để thực hiện từng chỉ tiêu, lĩnh vực ở mức cao nhất trong điều kiện khó khăn", ông Mai Bá Trước - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
05 giải pháp trọng tâm phục hồi kinh tế
Trên tinh thần phấn đấu thực hiện từng chỉ tiêu, lĩnh vực ở mức cao nhất, trước mắt Bình Dương tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực để chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ với tinh thần chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo.
Những tín hiệu vui trong bước đầu triển khai kế hoạch xây dựng "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19 tạo nền tảng quan trọng để Bình Dương sớm đạt mục tiêu trở về trạng thái bình thường mới từ ngày 01/9.
Cụ thể, thần tốc hơn nữa trong tiêm phủ vắc xin, phấn đấu đến hết tháng 8/2021 đạt tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 trên 85% cho các đối tượng, nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho các lao động tại các doanh nghiệp thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" nhằm giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Bảo vệ vững chắc "vùng xanh" và từng bước "xanh hóa" một số địa bàn khả thi. Tập trung tiêm vắc xin, trước mắt ưu tiên công nhân lao động của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn phòng dịch và có nhu cầu sản xuất sớm, sản xuất hàng hóa quan trọng có giá trị cao góp phần cung cấp cho các chuỗi cung ứng.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho hay, đến ngày 15/8 các huyện phía Bắc "vùng xanh" sẽ trở về trạng thái bình thường mới. Nỗ lực để sau 30/8 các địa phương "vùng đỏ" sẽ xanh hóa và trở lại trở lại trạng thái bình thường mới.
Những tín hiệu vui trong bước đầu triển khai kế hoạch xây dựng "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19 tạo nền tảng quan trọng để tỉnh sớm đạt mục tiêu trở về trạng thái bình thường mới từ ngày 01/9.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cho rằng: "Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tập trung cho công tác phòng, chống dịch, khi dịch bệnh được kiểm soát kinh tế sẽ từng bước phục hồi. Cần chuẩn bị cho các tình huống rủi ro để chủ động xử lý. Về kế hoạch phương án phục hồi kinh tế, chúng ta phải mạnh dạn ban hành và triển khai, trong quá trình làm nếu khó khăn đến đâu sẽ tìm giải pháp khắc phục đến đó, vì từng doanh nghiệp có khó khăn riêng. Chúng ta không thể chờ để xây dựng một kế hoạch hoàn hảo nếu không va vấp thực tế".
Theo đó, 05 giải pháp dài hơi được Bình Dương chủ động xây dựng để phục hồi kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2021 đó là tập trung khơi thông dòng vốn đầu tư phát triển. Đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công để sớm đưa dòng tiền vào lưu thông, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả KT-XH.
Tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không thật sự cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch gây ra trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp ngay khi Chính phủ thông qua Chương trình phục hồi kinh tế đang được kỳ vọng sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Triệt để triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch đảm bảo hiệu quả, kịp thời và đúng đối tượng. Theo dõi tình hình doanh nghiệp, thị trường lao động để kịp thời có giải pháp hỗ trợ tạo việc làm mới cho lực lượng lao động nhập cư, xây dựng chuẩn nghèo đa chiều tỉnh giai đoạn 2021-2025 để có các công cụ pháp lý hỗ trợ tối đa cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh...
Đẩy mạnh quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp: Xây dựng chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp áp dụng tốt phương án "3 tại chỗ" bằng tiền mặt, nhân lực và vật lực, kiến thức, kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm, sàng lọc, phòng, chống dịch bệnh cũng như điều trị cho các công nhân nhiễm bệnh. Nghiên cứu điều chỉnh phương án "1 cung đường, 2 địa điểm" theo hướng phù hợp hơn, thông thoáng hơn để khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp không thể thực hiện phương án "3 tại chỗ".
Giải pháp cuối cùng là tăng cường công tác tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan để ổn định tâm lý, củng cố niềm tin, tạo đồng thuận xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động, đồng bộ, quyết liệt phòng, chống, ứng phó với diễn biến của dịch và tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Kết luận cuộc họp, ông Võ Văn Minh nhấn mạnh, những tháng còn lại của năm 2021 vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt cao nhất các mục tiêu đã đề ra.
Chủ tịch UBND tỉnh hoàn toàn thống nhất với kế hoạch, giải pháp phục hồi kinh tế được đề xuất, đồng thời yêu cầu các ngành, các cấp khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án; cụ thể hóa các chỉ thị, kế hoạch của UBND tỉnh tại từng địa phương, từng đơn vị phụ trách; bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để triển khai thực hiện.
Giá trị văn hóa bản địa tạo nên sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù cho Hà Nội Hà Nội sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp. Nhưng làm thế nào để phát triển hài hòa các yếu tố nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp mang tính đặc trưng của Thủ đô để phát triển bền vững trong tương lai? Đó là câu hỏi được bà Đặng Hương Giang -...