Những chiêu lừa đảo, dàn cảnh cướp giật phổ biến mọi người cần đề phòng
Tình trạng cướp giật len lỏi trong những hoạt động hàng ngày của mỗi người, dù đi trên đường, hay ở nhà, chỗ đông người cũng như chỗ vắng vẻ. Những tên cướp giật xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, lợi dụng sơ hở của mọi người mà hành nghề một cách ‘điêu luyện’.
Gần đây, trên mạng liên tục xuất hiện những đoạn clip cảnh báo người dân về các thủ đoạn cướp giật tinh vi của các nhóm tội phạm. Các chiêu thức lừa đảo ngày càng táo bạo và có thể diễn ra ngay giữa nơi đông người. Nạn nhân trong các kịch bản lừa đảo cướp giật này thường là là phụ nữ chân yếu tay mềm.
Nhận diện cướp giật: Đặc điểm, thói quen
Cướp giật trên đường phố đã trở thành vấn nạn suốt bao lâu nay. Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm cũng như cảnh báo người dân bảo vệ tài sản nhưng có vẻ như nạn cướp giật chỉ tạm thời lắng xuống một thời gian chứ chưa thực sự hết nóng. Càng ngày, tội phạm cướp giật, trộm cắp càng bày ra nhiều chiêu trò, dàn cảnh tinh vi khiến người dân không kịp trở tay.
Trong hầu hết trường hợp cướp giật, phương thức được sử dụng phổ biến vẫn là đi xe máy hòa chung vào dòng người lưu thông trên đường để quan sát. Khi phát hiện những sơ hở, nhóm cướp sẽ nhanh chóng bám theo “con mồi” để chờ thời cơ thực hiện hành vi cướp giật tài sản.
Điểm lại một số chiêu trò dàn cảnh thường thấy
1. Trò “ thôi miên, bỏ thuốc mê” để gây án
Mới đây, một cô gái đã chia sẻ status của mình trên facebook về một vụ việc xảy ra khi có một người phụ nữ lạ nhờ cô gái này tắt hộ máy iPhone 5 khi đang đứng đợi bạn một mình.
Dưới đây là đoạn trích nội dung status được đăng tải: “Hôm này mình đang đứng đợi bạn thì một con mụ xuất hiện và đưa cho mình cái iPhone 5 nhờ tắt máy hộ… Lúc đấy mình không hề nghĩ gì cả và không hề đề phòng gì cả cầm lấy điện thoại và nghĩ là con mụ này chắc mới ăn cắp điện thoại của ai, người ta gọi và nhờ tắt máy hộ, mình còn tìm cách định báo cho chủ của điện thoại nữa chứ T.T. Hic… May mà bạn mình xuống kịp và hét lên không biết, không biết và phóng đi chứ không biết giờ này mình đang ở đâu nữa và còn thận không @.@. Bởi vì bạn mình đã gặp trường hợp y như thế: 1 CON MỤ ĐƯA ĐIỆN THOẠI VÀ NHỜ TẮT MÁY HỘ!!!
Bởi vì hình thức lừa đảo này không phải là nó sẽ bắt đền máy của mình hay là gì khác mà sẽ là ĐÁNH THUỐC MÊ ĐỂ MÌNH BẤT TỈNH VÀ NÓ SẼ CƯỚP TÀI SẢN CỦA MÌNH. Rùng mình nghĩ lại khi nhớ ra cô mình vừa rồi cũng bị như thế và còn suýt bị khênh ra taxi rồi, cơ may mà liều lượng ít và cô đã kịp tỉnh lại.
Vì thế, mọi người hãy cảnh giác: KHÔNG CẦM VẬT LẠ CỦA NGƯỜI KHÁC ĐƯA CHO. KHÔNG NGHE! KHÔNG NHÌN! KHÔNG THẤY”.
Xôn xao chuyện dùng iPhone 5 gây mê lừa đảo
Trên thực tế, việc đánh thuốc mê người khác để ăn cắp tiền vốn cũng đã từng xảy ra nhiều trường hợp trước đây. Các đối tượng lừa đảo thường nhân lúc người khác không để ý, đánh thuốc mê gây choáng ở chỗ vắng người hay trời tối, với mục đích ăn cắp tiền, điện thoại, trang sức…
Bằng nhiều chiêu trò câu dụ, chỉ với chiếc điện thoại Iphone, các đối tượng dễ dàng đưa bất cứ ai vào “tầm ngắm”.
Khi là nhờ tắt hộ điện thoại, lúc nhờ gọi hoặc xem hộ điện thoại, các đối tượng đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người đi đường để bỏ bùa mê sau đó lấy đi hết tài sản giá trị và tiền bạc của nạn nhân. Những người nhẹ dạ cả tin thường sẽ cầm điện thoại và giúp đỡ, tuy nhiên lại vô tình trở thành nạn nhận của bọn cướp tinh vi này. Điều nguy hiểm hơn, thủ đoạn này đang lại rộ lên, được sử dụng nhiều với những thủ đoạn khác nhau và tinh vi hơn và lan sang nhiều tỉnh thành cả nước chứ không chỉ dùng lại ở các thành phố lớn.
Hầu hết nạn nhân trong những vụ việc trên đều cho biết, ngoài chuyện bị người lạ tiếp cận, mình không thể nhớ bất cứ điều gì như hình dáng, khuôn mặt hay cách thức đối tượng lừa đảo. Từ đây, dấy lên tin đồn những người này bị thôi miên.
2. Giả là chồng để cướp trên xe buýt
Theo dõi, bắt chuyện, cố ý ngồi gần nạn nhân rồi nhận người quen lôi về nhà đánh là những thủ đoạn tinh vi mới xuất hiện của bọn cướp trên xe buýt đang khiến nhiều người lo ngại.
Khi nạn nhân lên xe buýt, nhóm đối tượng cũng lên theo sau, chờ gần đến trạm, chúng dàn cảnh chen lấn ra cửa rồi nhanh chóng kéo khóa balo của nạn nhân, lấy laptop, điện thoại và chuyền cho đồng bọn khác bỏ chạy. Trong quá trình dàn cảnh, trộm tài sản, nếu nạn nhân phát giác tri hô hay phản ứng, lập tức bị chúng lao vào đánh hội đồng, cướp tài sản. Nhiều người dân chứng kiến tận mắt, nhưng không ai dám lên tiếng.
Gần đây dư luận còn xôn xao với câu chuyện của một vài cô gái trẻ chia sẻ trên mạng xã hội rằng bị kẻ xấu giả là chồng, dàn cảnh đánh ghen để sàm sỡ rồi cướp giật tài sản và dọa nạt trên xe buýt. Với chiêu trò này nhiều người lầm tưởng đó là cặp vợ chồng thật nên khi các nữ nạn nhân bị cướp giật mất tài sản cũng không có ai vào can ngăn.
Theo lời chia sẻ của nạn nhân, cô gái này bị một gã đàn ông dàn cảnh bắt gian theo kiểu vợ bỏ theo trai để lấy điện thoại và ép nạn nhân xuống khỏi xe buýt. Trước đó, người này đã liên tiếp có những hành động sàm sỡ, dọa nạt khiến cô phát khóc. Điều đáng nói là bất chấp cô gái liên tục khóc lóc, cầu cứu sự giúp đỡ thì những người xung quanh hoàn toàn thờ ơ, không tin vào lời giải thích của cô gái và để cho người đàn ông này lộng hành. Chỉ đến khi phụ xe và lái xe ra mặt, cô gái mới được giải thoát.
Câu chuyện sau khi đăng tải đã gây nên sự hoang mang, phẫn nộ trong cộng đồng mạng và những người thường xuyên đi trên các tuyến xe buýt của thủ đô Hà Nội.
Video đang HOT
Câu chuyện quấy rối trên xe buýt gây xôn xao cộng đồng mạng
3. Dàn cảnh bắt cóc trẻ em cướp xe máy (cái này chúng nhắm nhiều vào phụ nữ)
Đừng cho trẻ em lạ mặt quá giang bạn. Bởi vì sẽ có 1 trường hợp dàn cảnh như sau: 1 đứa bé sẽ chạy ra và bảo với bạn rằng nó bị lạc, nhờ bạn chở nó. Khi bạn chở nó được 1 đoạn thì sẽ có 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ lao ra. Người phụ nữ sẽ ôm đứa trẻ khóc còn người đàn ông sẽ đánh bạn và vu khống bạn bắt cóc con của họ. Đám đông lao ra khá lộn xộn. Sau đó người đàn ông sẽ tranh thủ lúc bạn sơ hở, rồ ga xe bạn và phóng đi luôn.
Chúng thường nhằm vào những người phụ nữ để dàn cảnh.
4. . Dàn cảnh tai nạn hoặc vờ hỏi đường để chặn xe cướp tài sản
Việc chỉ giúp người đi đường là một việc làm hảo tâm hết sức bình thường và nên làm của mọi người. Nhưng đôi khi lòng tốt của chúng ta lại bị những kẻ xấu lợi dụng.
Hai đối tượng sẽ chở nhau bằng xe máy, áp sát nạn nhân để vờ hỏi đường. Khi nạn nhân giảm tốc độ để trả lời thì hai đối tượng lập tức ép xe nạn nhân vào lề và khống chế, yêu cầu giao nộp toàn bộ tài sản giá trị trong người. Với chiêu dàn cảnh tai nạn, sẽ có 3-4 đối tượng vờ đụng xe rồi va vào nạn nhân đang lưu thông, sau đó các đối tượng vờ cãi nhau giữa đường, đồng bọn sẽ nhân lúc nạn nhân không để ý mà áp sát để móc ví tiền, điện thoại, túi xách…
Bọn cướp giật thường cấu kết với nhau, hình thành các băng ổ nhóm có từ 2 tên trở lên. Chúng thường có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tên trong nhóm, như tên chuyên cầm lái (bo xe), tên chuyên ngồi sau để giật đồ và tên làm nhiệm vụ cản đường khi bị truy đuổi. Có trường hợp, chúng chia nhau dàn cảnh, tạo ra sự cố để người đi đường bộc lộ sơ hở hoặc phân tán sự chú ý bảo vệ tài sản để tạo điều kiện cho đồng bọn ra tay…
Một vụ dàn cảnh cướp xe tinh vi xảy ra tại một con đường ở Sài Gòn mới đấy đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
5 tên dàn cảnh hỏi đường, trộm xe máy giữa ban ngày
Một thanh niên áo trắng đang đứng bên đường thì bất ngờ có một nhóm thanh niên gồm khoảng 5 người đi trên 3 chiếc xe máy, bịt khẩu trang đi đến vờ hỏi đường.
Khi dụ được thanh niên tốt bụng rời khỏi xe máy để chỉ đường, một tên trong nhóm nhanh chóng tiến tới hí hoáy bẻ khóa xe của khổ chủ. Trong khi đó, số còn lại thì tìm cách đánh lạc hướng những người xung quanh. Rất may, người thanh niên đã kịp khóa xe kỹ càng.
Một số cư dân mạng sau khi xem clip đã tự rút ra kinh nghiệm cho mình: “Ai hỏi đường thì mình vẫn chỉ cho họ, bởi không phải tất cả mọi người đều xấu. Nhưng không bao giờ được rời chiếc xe của mình. Ai muốn hỏi đường thì phải lại gần mình mà hỏi, không việc gì phải “nhiệt tình” đến mức chạy ra tận nơi chỉ hộ mà quên xe”.
5. Thủ đoạn cướp xe biến ‘nạn nhân thành cướp’
Trên fanpage Facebook về xe cộ, một bạn sống ở TP.HCM chia sẻ hai câu chuyện để cảnh báo với mọi người về thủ đoạn cướp xe máy táo tợn của kẻ gian.
Cụ thể hơn, những tên cướp xe máy ở TP.HCM vu khống nạn nhân là cướp và động thủ để dễ dàng thực hiện hành vi của mình.
Câu chuyện do T kể lại như sau:
Vào lúc khoảng 11 giờ tối, ngay chùa Phổ Minh gần hẻm vào 1 tháng 6, anh họ của một bạn tên T.G.B vừa bị hai người thanh niên lạ mặt đi xe Atila Elizabeth màu đỏ tươi chặn ngay đầu xe và dàn cảnh tung hô nạn nhân là cướp, sau đó lao vào đánh với ý đồ là cướp xe. Thật không may là anh của Tú đã bị cướp mất xe Ultimo biển số 54-S6 4803.
Hôm nay 7 giờ 15 phút, trên đường đi học về từ Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh về Gò Vấp, lúc đến đường Lê Đức Thọ ngay khu vực công an phường 6 gần chợ An Nhơn, 1 người lạ “mặt đen có đội nón kết bên trong nón bảo hiểm” chạy lên quẹt vào đầu xe của Tú.
Ông ta nói: “Mày chạy xe kiểu gì vậy, tao đập chết mẹ mày”. Nghe vậy, T phóng xe chạy. Ông ta liền hét lên: “Mày chạy thoát tao không?”.
T la lên là cướp thì ông ta tiếp tục bám đuôi vừa chạy vừa la: “Mày chạy thoát tao không hả thằng cướp”, tung hô T là cướp. Lúc đó, T không định hình như thế nào vì quá hoảng.
May là nhà T gần đó, quẹo vào hẻm và tung hô cướp thì hắn mới chịu thôi.
Anh minh hoa
7. Nhóm cướp với chiêu bài “đánh ghen”
Hiện nay có những nhóm cướp chuyên dựng cảnh “đánh ghen giả” để cướp (nạn nhân của chúng là phụ nữ). Chúng thường đi một nhóm người có cả nam nữ và rất hung dữ (có mang theo cả đồ nghề là chai nước như axit, kéo, dao lam…). Những tên cướp này diễn rất tinh vi, đóng cả vai “chồng” vai “vợ” rất ngọt, do đó nhiều người phụ nữ “ngoan hiền” đã trở thành “miếng mồi” ngon của chúng.
Chính vì vậy, khi gặp tình huống này, nạn nhân không được yếu đuối, sợ và khóc là sẽ trúng bẫy của nhóm cướp này và người đi đường sẽ không hỗ trợ được gì cho bạn vì trông “bộ dạng của bạn lúc này chẳng khác gì đang bị đánh ghen thật”.
Vì thế, khi rơi vào hoàn cảnh này, nạn nhân nên nhanh nhẹn, bình tĩnh và tri hô lớn: “Cướp ! Cướp! Dàn cảnh đánh ghen để cướp! Cứu tôi …Gọi công an! Gọi công an”, rồi vừa tri hô vừa chạy đến chỗ đông người nhờ giúp đỡ.
Nếu mọi người đi đường chưa biết rõ sự việc, bạn nên nhờ gọi cảnh sát khu vực đến giải quyết. Bạn nhân cũng đừng quên nhanh tay lấy điện thoại gọi cho người thân nói bạn đang gặp nạn ở đâu. Phải nhanh và tinh ý nếu không điện thoại sẽ vào tay “đánh ghen”.
Bọn cướp “đánh ghen” khi nghe hơi cảnh sát, hoặc người thân của bạn đang tới sẽ tẩu tán hoặc xin lỗi vì đánh ghen nhầm. Khi thấy bạn quá lanh lợi ứng phó thì chúng sẽ biết ngay bạn là “miếng mồi thật khó xơi”.
Ngoài ra, phương thức gây án phổ biến là sử dụng xe máy “đi dạo” trên các tuyến đường để quan sát. Khi thấy có người mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao và dễ tiêu thụ (như điện thoại di động, máy ảnh, nữ trang, túi xách, vàng, tiền mặt…), hoặc những người vừa giao dịch trong ngân hàng, tiệm vàng, cây ATM đi ra, chúng liền tổ chức đeo bám. Đến những địa điểm thuận lợi (như đường thoáng rộng hay có nhiều ngã rẽ tiện cho việc tẩu thoát, phía trước vắng người …), chúng lập tức tăng ga áp sát mục tiêu để cướp giật túi đồ đựng tiền, vàng rồi tẩu thoát. Nếu bị truy đuổi, kẻ chạy xe phía sau sẽ làm nhiệm vụ ngăn cản, gây khó khăn cho người truy đuổi.
Tâm lý của tội phạm cướp giật rất manh động, quyết liệt, bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người khác, miễn là cướp được tài sản. Khi bị truy đuổi, sẵn sàng sử dụng hung khí mang theo để chống trả. Công cụ phương tiện gây án chủ yếu là các loại xe máy có tốc độ cao, phân khối lớn đeo biển số giả, che biển hoặc tháo biển; cũng có thể đeo biển số thật, nhưng là của xe khác. Gần như tên cướp giật nào cũng “găm đồ” (dao, kiếm, công cụ hỗ trợ…) trong người.
Anh minh hoa
Làm sao phòng, chống được nạn cướp giật?
Được xác định là loại tội phạm nguy hiểm trên đường phố, hoạt động cướp giật tài sản có thể xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông
Vậy làm gì để không trở thành “mồi ngon” của bọn cướp giật? Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là sự cảnh giác của mỗi người. Cần chủ động không để bản thân rơi vào những tình huống nguy hiểm, không nên tạo những sơ hở để bọn cướp giật ra tay. Đồng thời, phải “phòng ngừa sớm” bằng việc dự liệu từ trước những cách thức đối phó nếu chẳng may bị cướp giật.
Cách tốt nhất khi ra đường là đừng phô trương tài sản quý, hạn chế đeo đồ trang sức khi ra đường. Nếu đeo thì nên quàng khăn, mặc áo dài tay kín cổ, áo chống nắng… trùm ra ngoài để che khuất đi. Không nên mang theo nhiều đồ đắt tiền bên mình, trừ khi thật sự cần thiết. Khi đó, phải cất tiền, tài sản vào trong cốp xe (nếu có) hoặc chằng buộc cẩn thận vào xe. Lưu ý, trước khi cất đồ vào cốp hoặc lấy ra thì phải nhìn xung quanh, vì bọn cướp giật thường chọn thời điểm này để gây án. Nếu túi to, cốp nhỏ không để vừa, thì tốt nhất là đeo túi, balô, cặp laptop… về phía trước bụng, hoặc treo buộc túi ở ba-ga xe máy (giữa hai đùi), quàng dây cẩn thận qua cổ xe, để tránh bị rạch túi nếu đeo sau lưng. Quai túi nên chọn loại to bản, chắc chắn để bọn cướp từ bỏ ý định giằng giật. Tuyệt đối không đặt, treo đồ vật, hành lý hớ hênh (như trong giỏ xe trước ghi đông, ở giá để hàng tại khung xe).
Trên đường đi cần chú ý quan sát, nếu qua gương chiếu hậu phát hiện thấy có đối tượng nghi vấn bám theo sau, hoặc có biểu hiện như tăng ga, lạng lách đánh võng cùng chiều với mình, thì phải chạy thật chậm lại, đi sát vào lề đường, hoặc táp xe vào lề đường rồi dừng hẳn, hoặc cố gắng đi đến khu vực có nhiều người. Không nên vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại. Nếu buộc phải nghe điện, nên táp xe vào lề đường rồi dừng lại ở nơi có chướng ngại vật (cây, cột điện) rồi xuống xe, rút điện thoại ra nghe bằng tai bên phải (ở phía có chướng ngại vật). Trong lúc nghe điện thoại vẫn nên nhìn xung quanh. Nếu thấy có người đang lao xe thẳng về phía mình, cần cảnh giác và tính nhanh việc đối phó. Phải cảnh giác khi có người đi sát hỏi đường, hoặc khi dừng đèn đỏ giao lộ.
Cần nhớ đến các đồ vật mang theo, phán đoán vật gì có thể bị cướp giật để chú ý bảo quản. Khi chẳng may xảy ra va quệt xe, cần nghĩ ngay đến khối tài sản đang mang theo trên người hoặc treo ở xe và có biện pháp bảo vệ, vì rất có thể sự cố là do bọn cướp giật cố tình dàn cảnh tạo ra để làm phân tán sự chú ý của nạn nhân. Cảnh giác khi có trẻ em bán hàng rong, vé số dạo… tự nhiên đi sát hoặc xô đẩy, chen lấn với mình. Vì bọn cướp thường lợi dụng đối tượng này để tạo ra sơ hở, gây phân tâm hoặc che tầm quan sát của người có tài sản, để tên khác chớp thời cơ cướp giật tài sản. Nếu vận chuyển hàng hóa bằng xe ôtô hay xe taxi, phải nâng cao cảnh giác, chú ý quan sát xung quanh trước khi đưa tiền, hàng hóa lên, xuống xe. Đặc biệt, trước khi bước ra khỏi xe ôtô, cần nhìn trước ngó sau. Khi người đã ra ngoài xe thì mới lấy đồ ra.
Trên đường không nên cho người lạ mặt không quen biết đi nhờ xe, tránh việc bị cướp hoặc trộm cắp, giật đồ. Không nên đi về quá khuya trên các cung đường vắng. Khi đi dạo bộ trên phố cần chú ý bảo vệ đồ vật. Không đi bộ dưới lòng đường; hoặc đi sát lề đường nhưng treo giỏ xách bên vai trái (phía lòng đường), vì đối tượng dễ giật được tài sản. Khi rút tiền từ các ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi các địa điểm này.
Khi bị cướp giật, hầu như ai cũng mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, mất kiểm soát hành vi tức thời. Khi đó, hãy cố gắng trấn tĩnh lại bằng cách hít thở sâu vài lần. Nhiều người vì luyến tiếc đồ vật bị cướp, đã tăng ga đuổi theo đối tượng một cách vô thức. Việc làm này rất nguy hiểm, vì khi mải đuổi theo bọn cướp mà không để ý đến xe cộ trên đường rất dễ gây ra tai nạn cho mình và người khác. Ngoài ra, nên nhớ tên cướp giật nào cũng có hung khí giấu trong người. Chúng sẵn sàng ra tay manh động chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao.
Phản ứng khôn ngoan là hô hoán thật to với người cùng đi trên đường để nhờ giúp đỡ, truy đuổi. Khi tri hô, đừng nên nói chung chung như “cứu, cứu”, hay “bớ người ta…”, mà cần nói to, rõ ràng việc mình bị cướp giật, đối tượng đi xe gì, người như thế nào, đang chạy về hướng nào. Cũng không nên khóc lóc, gào thét, chửi bới… vì sẽ làm mọi người thiếu thiện cảm với bạn.
Sau khi hô hoán, cố gắng trấn tĩnh lại và ghi nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép, các đặc điểm đặc biệt…) cùng phương tiện của chúng (loại xe, biển số xe), hướng tẩu thoát… để trình báo ngay cho đơn vị công an gần nhất, triển khai khoanh vùng đối tượng truy tìm ra thủ phạm. Nên nhớ, biển số xe là quan trọng nhất, nếu đối tượng có lắp biển số giả thì nó có thể giúp ích cho hoạt động điều tra sau này.
Theo kinh nghiệm, nhất thiết sau khi bị cướp giật phải trình báo công an, vì dù không có nhiều hy vọng tìm được đối tượng và lấy lại tài sản ngay, nhưng nên nhớ, các đối tượng luôn “ngựa quen đường cũ”, sớm muộn cũng sẽ bị bắt ở các vụ án khác. Khi đó, những lá đơn trình báo của bạn hôm nay, sẽ giúp cơ quan điều tra khai thác mở rộng vụ án và truy thu tài sản về cho bạn.
Nhiều người không biết nên ứng xử thế nào nếu truy đuổi mà bắt được bọn cướp giật. Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ người đi đường đánh đập các đối tượng cho bõ tức rồi vất chúng lại bên đường. Việc làm này rất nguy hiểm, nếu đối tượng chết hoặc bị thương tích nặng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” hoặc “Cố ý gây thương tích”. Ngoài ra, việc thả đối tượng, sẽ giúp chúng có điều kiện tiếp tục gây án với người khác. Ứng xử đúng đắn nhất là bình tĩnh, can ngăn mọi người không đánh đập đối tượng, khám nhanh thu giữ hung khí, phương tiện, lấy lại tài sản rồi cùng người đi đường khóa trói đối tượng giải đến cơ quan công an.
Để tránh bị cướp giật túi xách 1. Kích thước túi xách, nhỏ gọn là tối ưu nhất Một túi xách lớn đồng nghĩa với việc có nhiều đồ vật giá trị bên trong và thường là mục tiêu cướp giật. Do vậy hãy cân nhắc lựa chọn túi xách phù hợp và bỏ bớt những đồ vật không cần thiết. Có một nguyên tắc: “Túi xách càng nhỏ, rủi ro càng nhỏ”. 2. Chỉ mang những vật dụng cần thiết Khi bị giật túi xách, nạn nhân thường không thể nhớ được trong túi có những đồ vật gì đã bị mất. Liệu bạn có thể nhớ hết các thứ có trong giỏ xách của bạn không? Nên hạn chế tối đa việc mang theo giấy tờ quan trọng trong túi xách. Đối với người nước ngoài, nếu có thể hãy photocopy hộ chiếu và để hộ chiếu ở nhà hoặc khách sạn. 3. Sẵn sàng để của đi thay người Tính mạng và sự an toàn của bạn là quan trọng nhất. Mặc dù kẻ giật túi thường không có ý định làm tổn thương người bị nạn, nhưng bọn chúng cũng không thể kiểm soát hành vi trong trường hợp nếu bị bạn bất ngờ tấn công để giành lại túi xách. Đặc biệt, nếu đang đi xe gắn máy thì việc cố gắng giành lại túi xách bị giật có thể làm bạn té ngã và bị tai nạn. Đừng cố gắng thực hiện điều này vì nó thực sự nguy hiểm trong mọi trường hợp.
Anh minh hoa
4. Túi xách càng giá trị thì càng là đối tượng kẻ cướp nhắm tới
Sẽ rất khác nhau nếu bạn mang một túi xách trị giá 350.000 đồng hoặc túi trị giá 3 triệu đồng. Ngoài giá trị của chiếc túi, kẻ giật túi thường quan tâm đến tiền mặt, điện thoại di động, máy tính bảng, máy chụp hình, laptop hoặc các loại thẻ tín dụng… trong túi. Lẽ dĩ nhiên, túi càng giá trị thì đồ vật trong túi cũng hẳn là đồ có giá trị cao. Nếu bạn mang túi đắt tiền hoặc sang trọng, rất có thể sẽ trở thành đối tượng của những kẻ giật túi. 5. Mang túi khoác vai thì nguy hiểm hơn khi bị cướp Trong những vụ giật túi, người mang túi khoác vai thường bị thương do té ngã, đặc biệt nếu bạn mang túi chéo qua người. Nên đặt túi trong cốp xe hoặc đặt giữa bạn và người lái xe khi đi xe máy. 6. Hãy quan sát kỹ Cuối cùng, hãy quan sát những người xung quanh khi bạn đang ở nơi công cộng hoặc trên đường đi. Những kẻ giật túi luôn bám theo bạn một thời gian trước khi chúng hành động. Nếu quan sát thấy ai đó đi theo bạn trong một khoảng thời gian, hãy cho người đó biết rằng bạn đã nhận thức được rủi ro này bằng cách nhìn chúng, ngừng lại và đi vào một cửa hiệu tạp hóa hay đến gần cảnh sát giao thông.
Theo Tông hơp
Giây phút kinh hoàng đối mặt với tên cướp hung hãn
Hai đối tượng bàn bạc kế hoạch sử dụng súng và dao bấm đi cướp tài sản trong đêm. Khi chúng ra tay hành động đã bị chính nạn nhân và người dân dũng cảm hạ gục một tên. Biết không thoát tội, kẻ còn lại đã ra cơ quan Công an đầu thú.
Sáng 28/8, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng Phú vừa ra quyết định khởi tố vụ án đối với Đặng Văn Đồng ở huyện Cẩm Xuyên và Phan Đức Huỳnh (cùng 23 tuổi), quê huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, tạm trú phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài về hành vi cướp tài sản.
Gần 21h ngày 21/8, gia đình anh Bùi Xuân Hoài (50 tuổi, ngụ ấp 4, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, Bình Phước) đang nằm trên võng xem truyền hình cùng với vợ, con gái và đứa cháu ngoại mới được mấy tháng tuổi, thì bất ngờ có một đối tượng đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang che kín mặt xuất hiện, trên tay lăm lăm khẩu súng ngắn lẻn vào nhà và dí súng vào đầu cô con gái đe dọa và yêu cầu đưa tiền.
Vết thương thấu phổi anh Hoài.
Anh Hoài kể lại, đối tượng đứng rất gần, hành động bất ngờ khiến anh bàng hoàng trong mấy giây. Từng công tác trong quân ngũ nên anh đã kịp trấn tĩnh lại. Bằng một động tác nhanh gọn, anh đã đánh văng khẩu súng trong tay tên cướp và nhảy tới khống chế hắn.
Phòng khách nơi gia đình anh Hoài bị cướp.
Tên cướp chống trả quyết liệt, dùng dao bấm trong người ra đâm liên tiếp vào người anh Hoài hòng thoát thân. Khi đối tượng vừa chạy ra ngoài sân thì bị anh Hoài bám sát quật ngã và đè hắn xuống đất. Nghe tiếng vợ anh Hoài hô hoán, người hàng xóm chạy sang hỗ trợ. Lúc này, đối tượng vùng vẫy, chống trả quyết liệt nhưng bị mọi người tước được dao trên tay và dùng dây điện trói chặt.
Người dân kể lại việc trấn áp tên cướp.
Đến lúc này, anh Hoài mới biết mình bị trúng hai vết thương ngay vùng động mạch cổ và hố nách trúng vào phổi. Anh Hoài được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời nên may mắn thoát chết.
Đối tượng bị bắt là Đặng Văn Đồng, tên đồng bọn đứng bên ngoài thấy động đã bỏ trốn tên là Phan Đức Huỳnh. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, các trinh sát đã kiên trì vận động người thân trong gia đình Huỳnh động viên đối tượng ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đến ngày 24/8, Huỳnh đã đến công an huyện Đồng Phú đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.
Cổng căn nhà của gia đình anh Hoài.
Các đối tượng khai nhận, Huỳnh và Đồng quen biết nhau cách nay hơn một năm. Tối ngày 19/8, cả hai rủ nhau đi uống cà phê và bàn bạc kế hoạch đi cướp lấy tiền tiêu xài. Đêm 21/8, bọn chúng quyết định hành động. Huỳnh được Đồng giao cho đi mua một khẩu súng nhựa, còn Đồng mua một con dao bấm.
Đặng Văn Đồng bị người dân hạ gục cùng mũ BH, khẩu trang, súng và đồng bọn Phan Đức Huỳnh.
Khoảng 21h cùng ngày, Huỳnh điều khiển xe chở Đồng đi theo tuyến QL14 lên khu vực ấp 4, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú. Đến cổng nhà anh Hoài thấy cổng còn mở, đèn trong nhà còn sáng, Đồng xuống xe để nguyên cả khẩu trang và mũ bảo hiểm mang theo khẩu súng nhựa và dao bấm đột nhập vào nhà anh Hoài gây án, còn Huỳnh dừng xe gần đó chờ đợi và cảnh giới.
Trước sự mưu trí, dũng cảm của anh Hoài và vợ cùng với sự đoàn kết hỗ trợ kịp thời của những người hàng xóm, Đồng đã bị hạ gục ngay trong sân nhà anh Hoài. Thấy đồng bọn bị bắt giữ, Huỳnh nhanh chân bỏ trốn...
Theo Công an Nhân dân
Tên cướp ô tô gây tai nạn vì không...biết lái Sau chầu nhậu, khi đang được bạn đưa về, bất ngờ Khanh nhảy xuống xe, xông ra giữa đường chặn đầu chiếc xế hộp rồi nhảy lên nắp capo, đập vỡ kính chắn gió. Thấy chủ nhân chiếc xe hoảng hốt bỏ chạy gã nhảy vào ghế lái, rồ ga phóng đi. Ngày 28/8, Công an quận Tây Hồ cho biết, vừa ra...