Những chiêu “chữa” yếu sinh lý khó chấp nhận của chàng
Đôi khi vì sự kiêu hãnh mà bản thân các chàng trai bị yếu sinh lý vẫn không dám thừa nhận và nhìn thẳng vào sự thật. Chính vì vậy họ tự tìm cách chữa. Có người đến bác sỹ, phải công nhận rằng họ dũng cảm. Nhưng có người “chữa” bằng cách khác khiến cho cuộc sống gia đình được một phen hỗn độn.
Ngoại tình để chứng minh “ông khỏe”
Sau vài lần bóng gió khuyên chồng nên đi khám sức khỏe hoặc dùng thực phẩm “tăng cường sinh lực”, chị Uyên thấy chồng về muộn hẳn. Lần nào chồng chị cũng viện lý do tiếp khách, đi công tác hoặc bận việc ở cơ quan chưa về được. Sinh nghi, chị Uyên liền thuê thám tử theo dõi. Chị chết đứng khi chứng kiến chồng chở tình nhân vào nhà nghỉ. Mọi chuyện rùm beng lên thì anh đưa ra lý do rằng: “Cô chê tôi yếu thì tôi tự chữa. Cách chữa tốt nhất là rèn luyện bản lĩnh ở ngoài rồi về chiều vợ”. Chị Uyên chỉ biết khóc ròng vì không thể bỏ chồng do còn nặng tình nặng nghĩa.
Phản ứng ngược bằng ghen tuông
Có lẽ ghen tuông chính là “chiêu” hữu dụng đối với những quý ông yếu sinh lý nhưng không dám thừa nhận với vợ. Chính vì vậy cho nên anh ta mới ghen tuông, quản lý vợ chặt chẽ vì sợ vợ “ham của lạ, của ngon” hơn mình. Tâm lý này khiến cho họ bị dằn vặt và khiến cho cuộc sống trở nên ngột ngạt. Nó chẳng khác gì “không ăn được thì ông rào cây”, cuối cùng thì vợ vẫn chỉ có thể “sử dụng” cây nhà lá vườn dù nó vô cùng “thiếu muối”.
Video đang HOT
Chị Khánh rất tức tối mỗi khi thấy đức ông chồng lúc nào cũng ba hoa về “ chuyện ấy” của mình. Nào là “vợ phải xin mới tha”, nào là: “ nghiện chồng hơn nghiện thuốc phiện”, “sướng còn bằng mấy vigara”. Thật ra là chồng chị yếu sinh lý nhưng lần nào làm chuyện ấy xong cũng mặt mày hớn hở rồi còn trêu chọc, hỏi vợ xem có “đã không”. Chị Khánh chẳng dám nói với chồng là mình không có cảm giác gì, cho nên cứ lờ đi. Chồng chị thấy thế lại tưởng vợ thẹn không dám nói ra sự sung sướng của bản thân, cho nên anh ta càng hí hửng tưởng mình tài giỏi. Cho đến một hôm anh ta đang ba hoa chích chòe với đám bạn thì chị Khánh buông một câu: “Các anh xem thế nào, có rượu gì uống vào mà khỏe khoắn thì cho em xin, chứ nhà em rõ khổ”. Bị vợ vạch mặt với đám bạn, chồng chị tự ái. Thế là thành chiến tranh lạnh.
Theo GĐVN
Món ăn bài thuốc từ cua biển chữa đau lưng mỏi gối, yếu sinh lý
Theo Đông y, cua biển có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy, thông kinh lạc... dùng rất tốt với người hư nhược, trẻ em còi, người lớn gầy khó lên cân, gân xương yếu, sinh lý yếu, các chứng đau tê liên quan khí huyết, huyết ứ.
ảnh minh họa
Cua biển là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là các tín đồ mê hải sản. Cua biển ngon, giàu dinh dưỡng: protein, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, Mg và axit béo omega 3. Nó có giá trị cao cả trong thực phẩm và y học.
Theo Đông y, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy, thông kinh lạc... dùng rất tốt với người hư nhược, trẻ em còi, người lớn gầy khó lên cân, gân xương yếu, sinh lý yếu, các chứng đau tê liên quan khí huyết, huyết ứ. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ cua biển:
Cháo cua biển: thịt cua biển, gạo ngon, đậu xanh, hành ngò, gia vị vừa đủ. Cua hấp chín lấy thịt và gạch chao hành mỡ cho thơm để riêng. Gạo và đậu xanh vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho thịt cua và gạch cua đun nhỏ lửa, sôi lại nêm gia vị ăn. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị... Rất tốt với trẻ em còi, người lớn gân xương yếu, khí huyết đều hư, suy nhược cơ thể.
Lẩu cua biển: cua biển, xương lợn, tôm sú, rau muống, giá đậu, hoa lý, rau đắng, nấm hương, nấm rơm, cà chua, hành ngò gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Công dụng bổ tỳ, ích thận, sinh tinh huyết... Chữa đau lưng mỏi gối, ù tai, chữa nhược dương do thận khí hư.
Cua biển hấp bia: cua biển, bia, gừng tươi, hành tây, ớt, tiêu, muối, gia vị vừa đủ hấp ăn. Công dụng ích thận dưỡng can, thông huyết, ích xương khớp... Chữa đau lưng, mỏi gối, xương gãy lâu lành, đêm ngủ chuột rút, loãng xương ở người già.
Cua biển rang me: cua biển, me chín, tỏi, hành tây đã thái mỏng, bột năng, gia vị vừa đủ rang ăn kèm rau, tía tô, kinh giới, rau thơm. Công năng: bổ huyết, dưỡng tỳ thận, thông kinh lạc, chắc gân xương. Rất tốt cho người lớn gân xương yếu, loãng xương, trẻ em còi chậm lớn, người bị chuột rút về đêm.
Súp cua biển: thịt cua biển, thịt gà xé nhỏ, ngô non bào, trứng gà, bột năng, hành ngò, gia vị vừa đủ nấu súp ăn. Công dụng: bổ hư, ích tỳ, thận, thông kinh lạc... Rất tốt với người mới ốm dậy, ăn kém, khí huyết hư, gân xương yếu, chân tay tê, lạnh, thiếu máu lâu ngày.
Chả cua biển: thịt cua biển, trứng gà, cà rốt, hành tây, khoai môn, giá đỗ, bánh tráng, nấm mèo. Các vị thái nhỏ, trộn trứng và gia vị vừa đủ quấn làm chả chiên ăn kèm rau kinh giới, tía tô, rau thơm. Công dụng: bổ khí, huyết, ích xương cốt, chữa khí huyết hư, nhức mỏi gân xương. Dùng thích hợp với người già, trẻ em, phụ nữ khí huyết hư, xương cốt yếu.
Lưu ý: Cua biển giàu đạm. Người đang cần giảm cân, bệnh gút; người hay dị ứng cua ghẹ nên kiêng hoặc hạn chế dùng. Nên dùng cua tươi sống, nếu để cua chết, chất đạm trong cua dễ bị hỏng làm giảm hương vị và có thể gây dị ứng.
Theo Khoeplus24h.vn
7 sai lầm về "chuyện ấy" khiến nhiều người tin sái cổ Nếu còn những sai lầm trong "chuyện ấy" khiến mỗi lần lâm trận thì các cặp đôi sẽ thất bại thảm hại. Trao đổi với PV, chuyên gia tình dục Nguyễn Bá Toàn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển sức khỏe giới tính chỉ ra những sai lầm tai hại về "chuyện ấy". 1. Làm "chuyện ấy" càng lâu càng tốt...