Những chiến dịch quảng cáo kinh điển nhất trong lịch sử của Apple mà bạn không thể không biết
Apple không chỉ luôn sáng tạo trong sản phẩm và họ còn sáng tạo trong cả chiến dịch quảng cáo, truyền thông của mình.
Những sản phẩm của Apple không chỉ có chất lượng mà ẩn chứa đằng sau đó là hàng loạt những chiếc dịch quảng cáo kinh điển, sáng tạo. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy doanh số cao trên sản phẩm của Apple và giúp công ty này thành công như ngày hôm nay.
1. There’s An App For That
Để giới thiệu và làm quen với người tiêu dùng với các ứng dụng và App Store, Apple đã ra mắt một chiến dịch có tên là Có một ứng dụng cho điều đó vào năm 2009. Nó cho thấy sự linh hoạt của các ứng dụng trên mẫu iPhone 3G. Cụm từ này trở nên lan truyền – đến nỗi Apple quyết định đăng ký thương hiệu này .
Ai có thể quên quảng cáo iPod bằng hình bóng đã quá nổi tiếng? Những giai điệu hấp dẫn và những điệu nhảy của họ khiến mọi người đều muốn sử dụng iPod. Chúng khá vui nhộn và là một cách tuyệt vời để thể hiện sự tự do khi nghe nhạc trên thiết bị mp3 của Apple. Apple đã sử dụng chúng trong video, in và trên bảng quảng cáo và đây là chiến dich giúp cho việc thúc đẩy doanh số của iPod của Apple cũng như iTunes.
3. Nghĩ khác ( Apple Think )
Chiến dịch của Apple Apple Think đã sử dụng hình ảnh của những người có tầm ảnh hưởng như Jim Henson, Amelia Earhart và Pablo Picasso để cho thấy rằng thách thức những gì có thể đã tạo ra một số âm nhạc, nghệ thuật, phát minh và trải nghiệm tốt nhất. Điều này không giống với những gì Apple đang làm với thế giới máy tính cá nhân.
Chiến dịch này được phát trên TV vào năm 1997. Nó được kể bởi diễn viên Richard Dreyfuss, người đã nói về những người điên khùng. Một chiến dịch cũng được bổ sung bởi một loạt các quảng cáo và áp phích in.
4. Chụp hình trên iPhone ( Shot on iPhone)
Apple khởi động chiến dịch này từ năm 2015 với những hình ảnh nổi bật được chụp trên chiếc iPhone 6. Loạt quảng cáo có tác động đến mức nó đã giành được giải thưởng Grand Grand Prix ở hạng mục ngoài trời tại lễ hội quảng cáo Cannes Lions năm 2015. Các bức ảnh là từ khách hàng thực tế và do chính chủ sở hữu iPhone chụp. Đây chính là điểm nhấn và là điểm mấu chốt giúp chiến dịch này thành công.
Thứ hai là những bức ảnh này không phải từ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nó giúp cho quảng cáo trở nên dễ hiểu hơn và thực tế hơn nhiều. Chiến dịch này cũng xây dựng ý thức cộng đồng. Đó cũng là một cách miễn phí để tiếp thị sản phẩm của họ theo cách tự nhiên nhất.
Theo FPT Shop
Buger King, Dolce & Gabbana hay những chiến dịch quảng cáo 'thảm họa'
Lùm xùm mới nhất của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Burger King mới đây hay scandal của thương hiệu thời trang xa xỉ Dolce & Gabbana.
Năm 2018 liên quan tới nội dung có ý phân biệt chủng tộc khi dùng đôi đũa trong video quảng cáo được xem là những chiến dịch truyền thông 'thảm họa'.
Mới đây, Burger King bị buộc phải xóa một quảng cáo thiếu nhạy cảm về văn hóa, trong đó mô tả một người phương Tây đang vật lộn để ăn một chiếc bánh burger bằng đũa. Video do một cửa hàng ăn nhanh tại New Zealand đăng tải trên mạng xã hội với chú thích: "Hãy tận hưởng hương vị đến từ thành phố Hồ Chí Minh với món bánh có sốt ớt ngọt kiểu Việt Nam của chúng tôi".
Người mẫu trong đoạn video quảng cáo sản phẩm mới của Buger King sử dụng một chiếc đũa quá hổ để ăn hamburger.
Nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng Buger King đang có ý phân biệt chủng tộc và châm biếm cách ăn bằng đũa của một số quốc gia châu Á. Họ không thể tin được những đoạn quảng cáo thiếu hiểu biết như vậy vẫn tồn tại vào năm 2019 và càng khó tin hơn khi một công ty lớn như Buger King lại chấp thuận khái niệm đó.
Mọi việc càng trở nên trầm trọng hơn khi đoạn video đó được người dùng MXH đăng tải trên Weibo - một mạng xã hội của người Trung Quốc tương đương với Twitter. Nhiều cư dân mạng bức xúc: "Người châu Á không bao giờ ăn hamburger bằng đũa. Mục đích của họ là gì?", "Rõ ràng Buger King đang phân biệt đối xử giữa người phương Tây và người phương Đông",...
Hiện Burger King đã xóa đoạn quảng cáo gây tranh cãi nhưng dư luận vẫn đang vô cùng bức xúc. Nhiều người Việt kêu gọi tẩy chay, đánh giá 1 sao cho các địa điểm của Burger King tại Hà Nội và TP HCM. Qua đó, nhiều người đề nghị nhãn hàng này cần đưa ra một lời xin lỗi thỏa đáng trước hành động chế giễu văn hóa này.
Burger King không phải là công ty phương Tây đầu tiên bị buộc tội chế giễu và tầm thường hóa văn hóa của các nước châu Á trong các sản phẩm tiếp thị. Còn nhớ, Dolce & Gabbana, thương hiệu thời trang xa xỉ của Ý, năm 2018 cũng "lao đao" với quảng cáo liên quan tới đôi đũa. D&G đã tung 3 đoạn video ngắn trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc để quảng bá cho show sắp tới của họ - The Great Show - tại Thượng Hải vào 21/11.
Hình ảnh trích từ video gây tranh cãi của Dolce & Gabbana.
Các video chiếu hình ảnh một người phụ nữ châu Á trong bộ váy của D&G xa hoa đang cố ăn pizza, mì spaghetti và cannoli (bánh ngọt Italy). Với nhạc nền dân gian Trung Quốc, một giọng nói bằng tiếng Quan Thoại phát âm không chuẩn vang lên: "Chào mừng các bạn đến với tập đầu tiên của 'Ăn bằng đũa' của Dolce & Gabbana". Có thể D&G muốn mang đến một đoạn quảng cáo có tính hài hước để thu hút khách hàng người Trung Quốc song cách truyền tải thông điệp của họ lại có tác dụng ngược.
Cũng giống như Buger King, D&G chẳng hề nhắc tới nét đẹp của người phương Đông khi dùng đũa mà lại phạm sai lầm khi "xoáy" vào chuyện "đũa quá nhỏ" và khó sử dụng cho các món ăn phương Tây.
Khi người mẫu dùng đũa gắp bánh cannoli, nam người dẫn hỏi: "Chúng có quá lớn đối với bạn không?" bằng giọng châm biếm khi thấy cô loay hoay với đôi đũa. "Chúng ta hãy sử dụng những thứ giống như cây gậy nhỏ này để ăn pizza margherita tuyệt vời của chúng ta", nam người dẫn nói trong một video khác.
Video được chia sẻ và ngay lập tức hứng "gạch đá" từ dư luận. Người dùng mạng xã hội Weibo cho rằng video "rõ ràng là sự phân biệt chủng tộc" và kêu gọi tẩy chay thương hiệu thời trang này.
Dù D&G đã xóa các video lan truyền khỏi phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc trong vòng 24 giờ sau khi đăng chúng, nhưng mọi chuyện không dừng lại. Chỉ vài giờ trước buổi trình diễn, tài khoản Instagram tên Michael Atranova công bố đoạn tin nhắn với tài khoản được cho là của Stefano Gabbana (đồng sáng lập thương hiệu Dolce & Gabbana), trong đó nhà thiết kế Gabbana dùng những từ ngữ xấu xí mô tả về Trung Quốc.
Thương hiệu thời trang này hẳn không thể lường trước được những hậu quả từ nội dung các video quảng cáo của họ. Trong vòng hai tiếng kể từ đó, hàng trăm diễn viên và người mẫu Trung Quốc đã rút khỏi buổi trình diễn. Đại sứ thương hiệu Trung Quốc của D&G, ngôi sao nhóm nhạc nam Wang Junkai, cũng chấm dứt hợp đồng với D & G. Buổi trình diễn tại Thượng Hải cũng bị hủy bỏ.
Người Trung Quốc ở Ý tập trung trước các cửa hàng của D&G tại Milan phản đối và yêu cầu hoàn tiền. Gã thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc, Alibaba và JD.com đã loại bỏ các sản phẩm D & G khỏi danh sách các cửa hàng trực tuyến. Nhà bán lẻ Lane Crawford của Hong Kong cũng tạm dừng việc bán hàng hóa D&G, cả ở cửa hàng và trên mạng, sau khi rất nhiều khách hàng bắt đầu trả lại sản phẩm.
Các ngôi sao nổi tiếng và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, những người giúp D&G tiếp cận khách hàng Trung Quốc dễ dàng hơn cũng đồng loạt tẩy chay thương hiệu.
Thiệt hại của D&G không chỉ giới hạn ở thị trường Trung Quốc. Mới đây, Luisa Via Roma, một nhà bán lẻ có trụ sở tại Ý cũng đã gỡ bỏ thương hiệu. Scandal của D&G được cho là "ngốn" của thương hiệu thời trang này hàng trăm triệu USD và quan trọng hơn là đánh mất hình ảnh ban đầu.
Theo SaoStar
Apple định 'xài chùa' ảnh iPhone của mọi người nhưng bất thành Apple đã phải thay đổi điều khoản cuộc thi 'Shot on iPhone' - chụp ảnh bằng iPhone sau khi bị cộng đồng nhiếp ảnh phản ứng. Ảnh chụp bằng iPhone của người dùng xuất hiện trên các biển quảng cáo. Trong cập nhật mới nhất, Apple có kế hoạch trả phí bản quyền cho tác giả thắng cuộc thi chụp ảnh "Shot on...