Những ‘chiến binh’ động vật của quân đội Liên Xô trong Thế chiến 2
Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Liên Xô sử dụng một số ‘ chiến binh’ động vật trong cuộc chiến chống phát xít Đức như chó, mèo… Những con vật này góp công không nhỏ vào chiến thắng của Liên Xô trước cuộc xâm lược của phát xít Đức.
Kể từ sau khi phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược, quân và dân Liên Xô bước vào cuộc chiến bảo vệ đất nước. Bên cạnh những vũ khí, khí tài “khủng”, quân đội Liên Xô sử dụng nhiều “chiến binh” động vật.
Trong số này, đáng chú ý là những con chó chống tăng của Liên Xô trở thành vũ khí gây kinh hoàng đối với xe tăng Đức quốc xã. Hồng quân Liên Xô huấn luyện những con chó mang một quả bom gắn ngòi nổ ở trên người. Khi con chó chui vào gầm xe tăng thì ngòi nổ sẽ quệt vào thân xe và kích hoạt khối thuốc nổ nặng 9 kg. Hậu quả là xe tăng và tổ lái bên trong bị tiêu diệt hoàn toàn.
Liên Xô triển khai hơn 40.000 con chó chống tăng trong Thế chiến 2. Việc sử dụng chó làm vũ khí chống tăng của Liên Xô đạt được những hiệu quả đáng chú ý. Theo ước tính, những con chó chống tăng của Liên Xô tiêu diệt và phá hủy hơn 300 xe tăng của phát xít Đức.
Ngoài chó, quân đội Liên Xô còn sử dụng lạc đà trên chiến trường Chiến tranh thế giới 2. Cụ thể, trong trận chiến với phát xít Đức tại thành phố Stalingrad diễn ra từ tháng 7/1942 – 2/1943, Liên Xô thiếu xe tải và ngựa để vận chuyển đạn dược, vũ khí…
Để giải quyết tình huống này, binh sĩ Liên Xô sử dụng những con lạc đà hoang dã ở các vùng bán sa mạc để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và pháo binh.
Khoảng 350 con lạc đà được Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến này. Chúng hoàn thành nhiệm vụ và nhanh chóng trở thành một lực lượng đóng góp vào chiến thắng của quân đội Liên Xô.
Mèo cũng đóng vai trò quan trọng trong quân đội Liên Xô hồi Thế chiến 2. Mặc dù không trực tiếp đương đầu với quân phát xít Đức như chó chống tăng nhưng những con mèo được Liên Xô sử dụng để tiêu diệt sự phá hoại của đàn chuột.
Khi phát xít Đức tấn công và vây hãm Leningrad trong 900 ngày, người dân và binh sĩ Liên Xô rơi vào tình trạng thiếu lương thực thực phẩm. Không những vậy, đàn chuột xâm nhập vào các nhà kho khiến nguồn thực phẩn ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, giới chức Liên Xô bắt hàng trăm con mèo từ những thành phố lân cận rồi đưa đến Leningrad. Tại nơi đây, những con mèo tiêu diệt đàn chuột giúp giải cứu thành phố Leningrad khỏi sự phá hoại khủng khiếp của loài gặm nhấm.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, một số tượng đài mèo được dựng lên ở Leningrad để ghi nhớ công lao của những “chiến binh” động vật nhỏ bé này trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Mời độc giả xem video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô. Nguồn: VTC14
Bí ẩn tung tích tráp Hoàng gia Ba Lan cực giá trị
Szkatua Królewska - tráp Hoàng gia Ba Lan - là một kho báu cực giá trị được tạo ra vào năm 1800. Trong Thế chiến II, phát xít Đức xâm lược Ba Lan và lấy đi báu vật này. Kể từ đó, không ai biết tráp Hoàng gia Ba Lan ở nơi nào.
Tráp Hoàng gia Ba Lan Szkatua Królewska do nữ quý tộc người Ba Lan Szkatua Królewska tạo ra vào năm 1800.
Nữ quý tộc Królewska tạo ra kho báu để lưu giữ những bảo vật quý giá của hoàng tộc Ba Lan qua các thế hệ.
Theo một số tài liệu, tráp Hoàng gia Ba Lan chứa 73 bảo vật cực giá trị như những món đồ trang sức từng được nhà vua, nữ hoàng Ba Lan sử dụng.
Các nhà nghiên cứu cho hay trong chiếc tráp trên có: đồng hồ vàng của vua Stanisaw I Leszczyski, một cây thánh giá bằng vàng và đỏ của vua Sigismund I, đồng hồ vàng của Nữ hoàng Marie Casimire Louise de La Grange d', một chuỗi tràng hạt bằng bạc của Nữ hoàng Maria Karolina Zofia Felicja Leszczyska.
Với những báu vật này, tráp Hoàng gia Ba Lan có giá trị "khủng" mà con người khó có thể đo đếm được. Tráp Hoàng gia Ba Lan được đặt trong bảo tàng hoàng gia tại Đền thờ Sybil trước khi đem đến ở Krakow.
Khi Thế chiến 2 nổ ra, phát xít Đức tổ chức xâm lược Ba Lan năm 1939.
Để tránh tráp việc tráp Hoàng gia Ba Lan rơi vào tay Đức quốc xã, giới chức nước này quyết định chuyển kho báu trên đến Bảo tàng gia đình Czartorsky ở thị trấn Sieniawa.
Tuy nhiên, binh sĩ Wehrmach của Đức quốc xã vẫn tìm thấy tráp Hoàng gia Ba Lan khi chiếm đóng nước này.
Theo đó, Đức quốc xã mang tráp Hoàng gia Ba Lan đi. Không ai biết chính quyền Hitler đã làm gì với kho báu này. Ngay cả khi Thế chiến 2 kết thúc đến nay, tung tích của tráp Hoàng gia Ba Lan vẫn là một ẩn số khó giải.
Chính vì vậy, trong những năm qua, giới chức trách và thợ săn kho báu nỗ lực tìm kiếm tráp Hoàng gia Ba Lan với hy vọng sẽ sớm tìm thấy nó.
Mời độc giả xem video: Tìm ra vị trí kho báu 4.000 tấn vàng tại núi Tàu. Nguồn: VTC14.
Những cổ vật lâu đời nhất thế giới Nhiều cổ vật lâu đời nhất thế giới có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Chúng được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng và thu hút sự quan tâm của công chúng. Chiếc mũ của chiến binh người Anglo-Saxon có niên đại vào thế kỷ 8. Đây là một trong những cổ vật lâu đời nhất thế giới có giá...