Những chiếc ôtô đầu tiên thay đổi thế giới
Các mẫu xe được xem là phương tiện bốn bánh đầu tiên sử dụng động cơ và cũng là tiền đề phát triển ngành công nghiệp ô tô đến ngày nay.
Chiếc xe đầu tiên
Chiếc Patent-Motorwagen. Ảnh: Daimler
Đây là chiếc xe hơi đầu tiên được chế tạo vào năm 1885 bởi Carl Benz tại Đức, thiết kế xe ba bánh với hai chỗ ngồi có động cơ bốn thì xi-lanh đơn, công suất 2/3 mã lực, đây là con số đáng kinh ngạc vào thời điểm bấy giờ.
Vào thời điểm ra mắt, giá gốc của chiếc xe vào khoảng 600 Mark, tương đương 150 USD và 4.321 USD vào năm 2020. Có khoảng 25 chiếc Patent-Motorwagen được chế tạo từ năm 1886-1893 sau khi Benz công bố phát minh. Đây là minh chứng cho sự khởi đầu khiêm tốn của ngành công nghiệp ô tô.
Chiếc xe điện đầu tiên
Chiếc xe điện ba bánh mà Gustave Trouvé phát minh. Ảnh: Thư viện quốc gia Pháp
Bắt đầu từ giữa năm 1832 và 1839, nhà phát minh người Scotland Robert Anderson phát minh một cỗ xe điện thô sơ, nhưng pin (tế bào điện) không thể sạc lại được nên thời đó nhiều người cho rằng chỉ là trò lừa khi phương tiện chủ yếu là bò, ngựa.
Cho đến năm 1859, nhà vật lý người Pháp Gaston Planté đã phát minh pin có thể sạc lại được làm cho ý tưởng xe điện trở nên khả thi hơn. Nhưng ông không thể đăng ký bản quyền vì vẫn có một động cơ đốt trong. Sau đó, ông lắp động cơ này trên một chiếc thuyền.
Chiếc xe điện đầu tiên xuất hiện sau 22 năm khi nhà phát minh người Pháp Gustave Trouvé thử nghiệm dọc đường phố Paris, một chiếc xe điện 3 bánh.
Chiếc xe dẫn động cầu trước
Trước năm 1897, tất cả ôtô đều dẫn động cầu sau. Nhưng anh em nhà Grf ở Áo đã thay đổi điều đó khi họ chế tạo ra chiếc xe nhỏ ba bánh dẫn động cầu trước đầu tiên. Được trang bị động cơ De Dion-Bouton một xi-lanh, và xe vẫn trong tình trạng hoạt động ổn định vào những năm 1970.
Đáng tiếc xe chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt và chỉ duy nhất một chiếc được sản xuất.
Chiếc xe đầu tiên lập kỷ lục tốc độ trên đất liền
Chiếc xe lập kỷ lục tốc độ đầu tiên. Ảnh: Le Sport universel illustré
Vào tháng 12/1898, bá tước Gaston de Chasseloup-Laubat đã lập kỷ lục tốc độ xe trên đất liền đầu tiên. Ông lái chiếc ô tô điện Jeantaud Duc, hoàn thành quãng đường dài một cây số chỉ trong 57 giây, đạt tốc độ 63,15 km/h.
Kỉ lục này duy trì tồn tại một thời gian ngắn, vì một chiếc xe của Bỉ cán mốc 64,37 km/h chưa đầy một tháng say đó.
Video đang HOT
Chiếc xe đầu tiên có đèn pha điện
Cuối những năm 1880, đèn pha ôtô thường được sử dụng nhiên liệu bằng dầu hoặc axetylen vì ngọn lửa nhỏ có khả năng chống mưa và gió. Nhưng công nghệ này không đủ mạnh để phát triển các loại đèn axetylen.
Sau một thời gian, công ty xe điện của Hartford, Connecticut, đã giới thiệu đèn pha điện trên xe Columbia Electric. Công ty chỉ sản xuất ôtô điện và cung cấp đèn pha công suất thấp dưới dạng tùy chọn. Vấn đề lớn nhất chính là tuổi thọ ngắn của các sợi phát sáng vì các sợi rất mỏng manh. Nhiều năm sau, công nghệ đèn pha dần phát triển và trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên mỗi chiếc ôtô.
Chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất hàng loạt
Oldsmobile Curved Dash. Ảnh: Darin Schnabel
Khi nhắc tới ôtô sản xuất hàng loạt, nhiều người sẽ tự động nói Ford Model T, nhưng trên thực tế, chiếc xe được sản xuất hàng loạt đầu tiên là Oldsmobile Curved Dash của Oldsmobile, Mỹ.
Được giới thiệu vào năm 1901, Curved Dash được sản xuất cho đến năm 1907, với hơn 19.000 chiếc được chế tạo trong suốt quá trình hoạt động
Chiếc xe đầu tiên có phanh cả bốn bánh
Nhà sản xuất ôtô Argyll của Scotland đã giới thiệu chiếc ôtô đầu tiên với bộ phanh trên cả bốn bánh vào năm 1910.
Phanh ở cặp bánh trước được vận hành bằng bàn đạp như bình thường, trong khi bộ bánh phía sau phải sử dụng đòn bẩy
Chiếc xe đầu tiên khởi động bằng điện
Ảnh: CarsGuide
Trước năm 1912, muốn sử dụng xe hơi, trước tiên phải lắp động cơ ôtô, dùng lực để sử dụng tay quay trước khi khởi động. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra thương tích do xe cơ giới vì có thể chấn thương cổ tay khi sử dụng tay quay.
Nhưng sau đó, Cadillac đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ôtô, giúp phụ nữ và nam giới đi lại bằng xe hơi dễ dàng hơn mà không cần phải sử dụng tay quay khởi động động cơ.
Chiếc xe đầu tiên sử dụng phanh thủy lực
Duesenberg Model A xuất hiện vào năm 1921 và cũng là chiếc xe sử dụng phanh thủy lực cả bốn bánh đầu tiên. Fred Duesenberg đã thiết kế và sử dụng phanh thủy lực trên những chiếc xe đua của mình trước đây, nhưng Model A là chiếc xe đầu tiên được sản xuất với công nghệ này.
Hệ thống phanh thủy lực sử dụng chất lỏng để truyền lực đến guốc phanh khi nhấn bàn đạp. Người lái cần ít lực hơn khi đạp phanh, đây là phát kiến rất quan trọng trong lịch sử của hệ thống phanh.
Chiếc xe khách đầu tiên sử dụng động cơ diesel
Không có công ty ôtô nào có lịch sử lâu đời với động cơ diesel hơn Mercedes. Tại triển lãm ôtô Berlin vào năm 1936, Mercedes đã trình làng chiếc 260D, chiếc xe phổ biến đến mức đến năm 1939, đã có một danh sách khách hàng chờ đợi kéo dài 15 tháng.
Chiếc xe đầu tiên có đèn báo rẽ nhấp nháy
Ảnh: Buick
Với việc ôtô có thể di chuyển nhanh hơn và tần suất ôtô xuất hiện trên đường ngày càng nhiều, các vấn đề xung quanh sự an toàn của người lái xe và người đi bộ trở nên quan trọng. Do đó, Buick giới thiệu chiếc ôtô đầu tiên có đèn báo rẽ nhấp nháy bằng điện vào năm 1939.
Đây được coi là tính năng an toàn, được quảng cáo là “tín hiệu định hướng Flash-Way”, hoạt động từ một công tắc trên cần số trên cột “Handi-shift” mới. Dần dần, tính năng được áp dụng phổ biến và trở thành công nghệ bắt buộc phải có trên xe hơi.
Chiếc xe đầu tiên có dây an toàn
Tucker 48, còn gọi là Tucker Torpedo, đây là chiếc xe sản xuất đầu tiên có dây an toàn, đưa sự an toàn của xe hơi lên cấp độ mới. Tuker 48 cũng có đầy đủ các tính năng an toàn khác như thanh bảo vệ trên nóc xe, khung bảo vệ chống va chạm và bảng điều khiển có đệm mút.
Chỉ có 51 chiếc được sản xuất, bao gồm nguyên mẫu trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1948.
Chiếc xe đầu tiên có dây an toàn ba điểm
PV544. Ảnh: Centralcoastcycles
Volvo PV544 là chiếc xe đầu tiên trang bị dây an toàn ba điểm, đồng thời Volvo cũng là hãng xe phát minh ra dây an toàn ba điểm và thuyết phục, chia sẻ cho các hãng xe dùng chung mà không tính phí bản quyền.
Chiếc xe sử dụng bộ tăng áp đầu tiên
Những chiếc xe đầu tiên có hệ thống tăng áp đến từ General Motors, Oldsmobile đã giới thiệu Jetfire Cutlass, chiếc xe khách đầu tiên có động cơ tăng áp. Điều này làm cho động cơ V8 của chiếc xe mạnh mẽ hơn, với thời gian tăng tốc 0-100 km/h chưa đầy 10 giây.
Chiếc xe đầu tiên phá vỡ rào cản âm thanh
Chưa đầy 100 năm sau khi kỷ lục xe hơi đầu tiên trên đất liền với tốc độ 63.15 km/h, ThrustSSC do Anh thiết kế đã trở thành chiếc xe đầu tiên phá vỡ rào cản âm thanh. Xe trang bị hai động cơ phản lực của Rolls-Royce Spey trên chiếc máy bay chiến đấu F-4 Phantom II. Công suất 103.400 mã lực và tiêu hao nhiên liệu 18 lít/giây.
Tốc độ 1.228 km/h đã thiết lập vào năm 1997 và kỷ lục vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Châu Âu thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất pin xe điện
Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kế hoạch cấm bán xe ôtô mới có động cơ chạy xăng và dầu vào năm 2035. Đây được coi là khung thời gian để châu Âu dần chuyển đổi sang sử dụng xe điện hoàn toàn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Guardian)
Châu Âu đang nỗ lực phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin xe điện trong bối cảnh doanh số bán ôtô điện tăng cao và xe hơi chạy xăng sẽ dần bị loại bỏ từ nay đến năm 2035.
Theo AFP, tăng cường sản lượng pin của khu vực không chỉ được coi là một vấn đề an ninh mà còn góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và tạo việc làm ở châu Âu.
Giữa tháng 7/2021, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kế hoạch cấm bán xe ôtô mới có động cơ chạy xăng và dầu vào năm 2035. Đây được coi là khung thời gian để châu Âu dần chuyển đổi sang sử dụng xe điện hoàn toàn.
Nhiều nhà sản xuất ôtô đã công bố kế hoạch chuyển hướng sang xe điện. Hãng sản xuất ôtô Daimler (Đức) tuần trước thông báo rằng từ năm 2025, hãng sẽ chỉ tung ra các loại xe mới chạy bằng điện và sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang ôtô điện từ năm 2030.
Các số liệu cho thấy tại châu Âu , thị phần của ôtô điện đã tăng gấp đôi trong quý 2/2021. Trong quá trình ngành công nghiệp ôtô châu Âu chuyển đổi sang ôtô điện, nhu cầu pin sẽ rất lớn.
Pin cung cấp năng lượng cho ôtô điện nặng tới 600kg và là bộ phận chiếm giá trị đáng kể trong chiếc xe. Hiện tại, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực này.
Theo tổ chức phi chính phủ Transport & Environment, khoảng 40 tỷ euro (47 tỷ USD) dự kiến sẽ được đầu tư vào 38 nhà máy ở châu Âu, để có thể sản xuất 1.000 GWh pin mỗi năm.
Với công suất trung bình của pin là 60KWh, con số trên đủ để cung cấp năng lượng cho 16,7 triệu phương tiện.
Một sáng kiến đáng chú ý là hãng sản xuất ôtô điện Northvolt (Thụy Điển) đang xây dựng một nhà máy pin có công suất tổng cộng 150GWh từ nay đến năm 2030.
"Người khổng lồ" Volkswagen (Đức) cũng đang lên kế hoạch xây dựng 5 nhà máy sản xuất pin. Daimler, trong thông báo vào tuần trước, cho biết họ sẽ xây dựng 8 nhà máy sản xuất pin trên toàn thế giới dành cho các dòng xe Mercedes-Benz và Smart của hãng.
Nhà sản xuất ôtô điện Tesla (Mỹ) dự kiến sẽ khánh thành "siêu nhà máy" đầu tiên ở châu Âu vào cuối năm nay, nơi sản xuất cả pin và động cơ xe điện của hãng.
Tesla đã tuyên bố cơ sở này sẽ trở thành nơi sản xuất pin lớn nhất thế giới với công suất 250 GWh vào năm 2030.
Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic gần đây phát biểu rằng, các nhà máy (sản xuất pin) sẽ đưa EU "đi đúng hướng nhằm đạt được quyền tự chủ chiến lược mở trong lĩnh vực quan trọng này."
Tuy nhiên, Olivier Montique, nhà phân tích trong lĩnh vực ôtô tại công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, cho rằng các kế hoạch trên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu pin xe điện của khu vực. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất ôtô điện vẫn đang hợp tác với các nhà sản xuất pin châu Á.
Nhà sản xuất ôtô Renault (Pháp) và Nissan (Nhật Bản) đã cùng đối tác sản xuất pin Trung Quốc Envision AESC hợp tác xây dựng các nhà máy pin lần lượt ở Pháp và Anh.
Các công ty Hàn Quốc như LG Chem và SKI đặt cơ sở sản xuất pin của họ ở Ba Lan và Hungary. Nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới CATL của Trung Quốc, chuyên cung cấp pin xe điện cho Tesla và Volkswagen, đang xây dựng một nhà máy ở Đức.
Bên cạnh đó, lithium là nguyên liệu vô cùng quan trọng trong sản xuất pin. Pin ôtô điện hiện đang sử dụng công nghệ lithium-ion, tương tự như công nghệ cung cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay.
Châu Âu có một số nguồn cung cấp lithium trong khu vực, đặc biệt là ở Cộng hòa Czech (Séc) và Đức, nhưng nhiều khả năng khu vực này vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nhà phân tích Montique cho biết, châu Âu có thể sẽ cần tìm kiếm các thỏa thuận với các thị trường có nguồn cung lithium dồi dào, quan hệ ngoại giao chặt chẽ và khuôn khổ đầu tư mạnh mẽ để giảm nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu quan trọng này./.
Mercedes-Benz dự kiến 50% doanh số bán hàng nhờ vào xe điện Mercedes-Benz đang thúc đẩy một tương lai hoàn toàn bằng điện và dự kiến xe điện sẽ chiếm 50% doanh số bán hàng của hãng vào năm 2025. Ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn thay đổi kiến tạo khi các nhà sản xuất chuyển từ động cơ đốt trong sang động cơ điện. Theo trang Road/Show, mới đây Mercedes-Benz công...