Những chiếc máy bay do thám nổi tiếng lịch sử
Là “tai mắt” trên không của quân đội, những chiếc máy bay do thám thu thập hàng loạt thông tin hữu ích một cách nhanh chóng và bí mật.
SR-71, phi cơ có người lái nhanh nhất mọi thời đại. (Nguồn: CNN)
Máy bay do thám (còn gọi là máy bay trinh sát) đóng vai trò là “tai mắt” của các lực lượng vũ trang trên bầu trời. Với các cảm biến và thiết bị đặc biệt, chúng có thể phát hiện, theo dõi và quan sát mọi thứ tốt hơn bất kỳ loại máy bay nào.
Thông thường, máy bay do thám được thiết kế với nhiều chức năng bao gồm: thu thập thông tin tình báo thông qua hình ảnh, tín hiệu, đo lường… Với việc áp dụng công nghệ hiện đại, một số máy bay cũng có thể giám sát thời gian thực bên cạnh việc thu thập thông tin tình báo nói chung.
Trước thế kỷ XX, dù khoa học chưa phát triển và máy bay chưa được phát minh, loài người vẫn có cách để thực hiện các cuộc trinh sát trên không.
Trong các cuộc chiến do Hoàng đế Napoleon phát động và Chiến tranh Pháp – Phổ, người Pháp đã sử dụng khinh khí cầu nhằm thu thập, nắm bắt những thông tin quan trọng trên chiến trường. Cụ thể, nhiệm vụ trinh sát trên không đầu tiên diễn ra vào năm 1794 khi quân Pháp sử dụng khinh khí cầu để theo dõi các chuyển động của quân Áo.
Trong Thế chiến I, máy bay không chỉ dùng để chiến đấu, chúng còn hỗ trợ lực lượng dưới mặt đất bằng cách thu thập thông tin tình báo bằng máy ảnh lắp sẵn trên những chiến đấu cơ và đánh bom. Đây là phương pháp phổ biến nhất cho tới khi kết thúc Thế chiến II.
Có thể nói, Chiến tranh Lạnh được coi là “thời hoàng kim” của máy bay do thám, do các nước liên tục phát triển các thiết kế máy bay trinh sát chuyên dụng, được trang bị các thiết bị và công nghệ phục vụ riêng cho việc thu thập thông tin tình báo. Hiện nay, việc thu thập thông tin tình báo từ trên không chủ yếu được sử dụng thông qua vệ tinh và máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng và danh tính cho các phi công làm nhiệm vụ tình báo. Dưới đây là một số mẫu máy bay do thám nổi tiếng nhất trong lịch sử:
U-2 Dragon Lady
Video đang HOT
Đầu những năm 1950, khi Chiến tranh Lạnh đang đạt tới đỉnh điểm, CIA muốn phát triển máy bay gián điệp có thể hoạt động ở tầm cao 22km và tránh được radar của Liên Xô. Kết quả là, một dự án bí mật mang tên Project Aquatone đã đem lại cho Mỹ chiếc máy bay U-2 với những đường nét sắc sảo và gọn ghẽ.
U-2 được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, người sáng lập bộ phận Dự án phát triển cấp cao của Lockheed Martin. Điều đặc biệt, nhà thầu quân sự Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy bay này tại trụ sở ở thành phố Burbank, bang California chỉ vỏn vẹn trong tám tháng. Sau đó, chiếc U-2 được đem đi thử nghiệm tại Khu vực 51.
Tháng 7/1956, khi lần đầu tiên Mỹ cho U-2 bay vào lãnh thổ Liên Xô trinh sát, quân đội Liên Xô đã phát hiện vị khách không mời mà đến này. Tuy nhiên, do không có hỏa lực đạt tới độ cao 20.000m của U-2, họ đành chỉ “nhìn trời than thở” trong suốt bốn năm liền và Mỹ đã thu thập được rất nhiều tin tức tình báo quý giá.
Tuy nhiên, vào tháng 5/1960, khi phi công Mỹ Francis Gary Powers bay chiếc U-2 tới thành phố Sverdlovsk, quân đội Liên Xô đã chờ sẵn và bắn hạ chiếc máy bay, bắt sống phi công và buộc Mỹ phải thừa nhận đã có những hành vi gián điệp. Sau đó, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đành phải dừng hoạt động của U-2 trên bầu trời Liên Xô, nhưng Không quân Mỹ đã có kế hoạch phát triển những chiếc máy bay nhỏ, nhanh và có khả năng tàng hình tốt hơn.
SR-71 Blackbird
SR-71 Blackbird (Chim đen) của Mỹ sản xuất có thể được coi là chiếc máy bay do thám nổi tiếng nhất thế giới. Với màu sơn đen tuyền và thiết kế khác lạ so với các loại máy bay thường thấy, nhiều người Mỹ còn tưởng nhầm chiếc máy bay này là đĩa bay của người ngoài hành tinh. Nhiều trang mạng về quân sự đánh giá rằng SR-71 có thiết kế vô cùng hào nhoáng và hiện đại mặc dù đã hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiếc máy bay này lần đầu cất cánh.
Lockheed (nay là Lockheed Martin) SR-71, được Mỹ bí mật thiết kế vào cuối những năm 1950 và chính thức đưa vào sử dụng vào năm 1966. Máy bay có thể bay gần rìa vũ trụ và nhanh hơn cả tên lửa. Cho đến nay, Chim đen vẫn giữ kỷ lục về độ cao hành trình và tốc độ nhanh nhất đối với máy bay không dùng động cơ tên lửa.
Được chế tạo cho mục đích do thám bên trong lãnh thổ đối phương, mà không bị phát hiện hay bắn hạ, SR-71 có thể đạt tốc độ hơn 3.500km/h và hoạt động trong phạm vi hơn 5.000km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Bay ở độ cao ngoài tầm với của hỏa lực phòng không, nhanh hơn tên lửa và hầu như không bị phát hiện bằng radar, Chim đen có thể bí mật đi vào không phận đối phương mà không gây ra xáo trộn.
Tổng cộng có 32 chiếc SR-71 được Lockheed Martin chế tạo theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ và NASA. Do dễ gặp sự cố và rất tốn kém để bảo trì, chương trình SR-71 bị dừng lại vào năm 1990. Chim đen bay lần cuối vào năm 1999 bởi NASA để thực hiện các nghiên cứu công nghệ hàng không tốc độ cao.
MiG-25
MiG-25 của Liên Xô (NATO gọi là Foxbat) là một trong những chiến cơ đáng sợ nhất nhưng cũng “bị hiểu nhầm” nhiều nhất thời Chiến tranh Lạnh. Được cho là chế tạo để tiêu diệt máy bay ném bom siêu thanh và máy bay do thám tốc độ cao của Mỹ, nhưng Foxbat cũng có lợi thế về tốc độ và tích hợp hệ thống trinh sát đặc biệt. Do vậy, chiếc chiến đấu cơ của Liên Xô cũng thường được dùng làm máy bay do thám.
MiG-25 là chiếc máy bay cực kỳ ấn tượng: khả năng bay với tốc độ trên Mach 3 và hoạt động ở tầm cao mà hiếm có chiếc máy bay nào cùng thời có thể đạt được. MiG-25 thường bay theo biên đội hai chiếc ở độ cao 21.300 m và bật tăng lực tối đa. Ở tốc độ gấp ba lần vận tốc âm thanh (3.700 km/h), MiG-25 chỉ cần hai phút để bay hết chiều dài kênh đào Suez.
Liên Xô từng sản xuất hơn 1.000 chiếc Foxbat và khoảng 80-90% trong số đó phục vụ trong Không quân của nước này với nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, do cực kỳ tốn kém để vận hành và tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu cùng một số yếu tố khác, chương trình MiG-25 cuối cùng bị hủy bỏ vào những năm 1990 và những chiếc Foxbat cuối cùng đã được Nga cho nghỉ hưu vào cuối năm 2013.
Oron
Là cái tên mới nhất trong danh sách những máy bay do thám này, Oron do Israel sản xuất và được nước này gọi là trinh sát cơ hiện đại nhất thế giới.
Oron được chế tạo trên cơ sở máy bay thương mại Gulfstream G550, có thể cung cấp thông tin tình báo toàn diện theo thời gian thực trong mọi điều kiện thời tiết và tầm nhìn, bao gồm bản đồ phân bố lực lượng mặt đất của đối phương.
Trinh sát cơ Oron thừa hưởng ưu điểm của máy bay Gulfstream G550 là chi phí bảo trì thấp cùng “khả năng bay tuyệt vời”. Oron được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, radar của Israel Aerospace Industries cùng các hệ thống thu thập thông tin tình báo tiên tiến khác.
Bộ Quốc phòng Israel cùng lực lượng phòng vệ và hãng Israel Aerospace Industries mất tám năm để phát triển Oron. Mẫu trinh sát cơ cho phép các sư đoàn hiệp đồng tác chiến hiệu quả hơn nhờ khả năng xác định tình huống chiến trường theo thời gian thực, đồng thời chia sẻ thông tin cho các quân binh chủng khác.
Bộ Tư lệnh LHQ: Hàn Quốc và Triều Tiên vi phạm hiệp định đình chiến
Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) ngày 26/1 cho biết cả Triều Tiên và Hàn Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến trong một hoạt động quân sự vào tháng 12/2022.
Reuters dẫn thông báo của UNC cho biết, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến khi điều máy bay không người lái vào không phận của nhau hồi tháng 12/2022.
Cụ thể, 5 máy bay không người lái của Triều Tiên đã bay vào không phận Hàn Quốc vào ngày 26/12, đáp lại Seoul đã điều máy bay chiến đấu, trực thăng cũng như điều máy bay do thám đến gần các căn cứ của Bình Nhưỡng gần Khu phi quân sự (DMZ).
Ngay sau vụ việc trên, UNC đã thực hiện cuộc điều tra đặc biệt về các vụ xâm phạm không phận để xác định xem có bất kỳ hành vi vi phạm hiệp định này hay không, theo Reuters.
Binh sĩ Hàn Quốc điều khiển một máy bay do thám ở Paju gần Khu phi quân sự DMZ. (Ảnh: AP)
Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC), cơ quan giúp giám sát DMZ kể từ khi Triều Tiên và Hàn Quốc ký hiệp định đình chiến (1953).
Báo cáo sơ bộ của UNC cho rằng, các cuộc xâm nhập của cả hai bên đã vi phạm hiệp định này. Tuy nhiên, nỗ lực của Hàn Quốc nhằm bắn hạ các máy bay không người lái (UAV) trong không phận của họ không vi phạm hiệp định đình chiến.
" Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tái khẳng định rằng việc tuân thủ các điều khoản của hiệp định đình chiến là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố vô tình và cố ý thông qua việc ngăn chặn leo thang, và để duy trì tình trạng đình chiến trên bán đảo Triều Tiên", tuyên bố cho biết.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết việc Seoul sử dụng UAV ở khu vực dọc biên giới với Triều Tiên là một biện pháp tự vệ và không bị hạn chế bởi thỏa thuận đình chiến.
Căng thẳng giữa hai miền liên Triều đang gia tăng, với việc Triều Tiên tiến hành số vụ phóng tên lửa kỷ lục và các vụ thử vũ khí khác, còn Hàn Quốc đáp trả bằng các hoạt động quân sự gia tăng, bao gồm các cuộc tập trận chung với Mỹ và đồng minh.
Các tổ hợp quốc phòng Mỹ chịu sức ép khi đơn hàng vũ khí tăng vọt do xung đột Ukraine Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí có thể sẽ gặp khó khăn về mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng vọt do chiến sự ở Ukraine. Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa Javelin do Mỹ cung cấp. Ảnh: Reuters Giám đốc điều hành tập đoàn Northrop Grumman, Kathy Warden, thông...