Những chi tiết nhỏ xíu trên xe nhưng có tác dụng không ngờ
Trên xe ô tô, tất cả các bộ phận từ nhỏ đến lớn đều có những tác dụng riêng của nó mà không phải ai cũng biết hết.
Nhiều người sẽ rất bất ngờ với chức năng của một số bộ phận “nhỏ nhưng có võ” trên ô tô dưới đây:
Nút Shift-lock
Nhiều người đi xe số tự động có thể nhiều lần nhìn thấy một mảnh nhựa có ghi chữ “Shift-lock” được bố trí gần khu vực cần số nhưng không biết nút này có ý nghĩa gì. Tuy vậy, đây là bộ phận giúp cứu cánh cho nhiều tài xế trong tình huống xe không thể chuyển số được.
Nút “Shift-lock” trên các xe số tự động
Thông thường đối với xe số tự động, khi đã tắt máy sẽ không thể chuyển số từ vị trí P xuống N, R hay D. Trong trường hợp xe bị trục trặc không nổ máy được hoặc chết máy giữa đường sẽ rất khó để di chuyển chiếc xe đi. Vì vậy, nút “Shifft-lock” được thiết kế như một chiếc chốt để giúp chiếc xe sang số mà không cần khởi động xe.
Nút này trước đây hay được thiết kế nổi nhưng do tính thẩm mỹ nên các hãng xe hiện nay thường bố trí nó nằm ẩn phía dưới một nắp nhựa gần cần số phía trên trục vô lăng. Khi cần chuyển số, bạn chỉ cần tháo nắp nhựa, nhấn đè vào chốt nhỏ bên dưới là có thể chuyển được số.
Chốt khoá trẻ em ở hàng ghế sau
Ký hiệu và lẫy nhỏ này thường thấy ở cửa hàng ghế sau bên lái hoặc cả hai bên, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của nó. Đây chính là khoá an toàn hay còn gọi là khoá trẻ em.
Khi gạt chốt này, chiếc xe sẽ khoá cửa sau bên lái từ phía trong để đảm bảo an toàn khi trẻ em ngồi trên xe không thể tự ý mở cửa được.
Mục đích của nó là khi ở vị trí “on”, cánh cửa xe sẽ không mở được từ bên trong, qua đó tránh tối đa việc trẻ em hoặc hành khách thiếu quan sát bất ngờ mở cửa gây mất an toàn. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người ngồi hàng ghế 2 mở cửa bất ngờ, gây tai nạn cho xe sau đang đi tới.
Lẫy chống chói cho gương chiếu hậu
Trong khoang nội thất của ô tô thường có gương chiếu hậu trung tâm để soi điểm mù sau xe mà 2 gương hậu sườn không thấy được. Trên các mẫu ô tô cao cấp hiện nay, gương chiếu hậu này được trang bị tính năng chống chói tự động nhưng ở một số dòng xe phổ thông thì chế độ chống chói phải điều chỉnh bằng lẫy gạt.
Video đang HOT
Lẫy chống chói trên gương chiếu hậu ô tô mà nhiều người lầm tưởng là móc treo đồ.
Lẫy này có tác dụng chống chói khi ánh đèn của các xe đi phía sau chiếu vào, không phải là móc treo đồ như nhiều tài xế nhầm tưởng. Để sử dụng, tài xế chỉ cần gạt lẫy nhỏ phía sau gương xuống, gương sẽ được kích hoạt chế độ chống chói để đảm bảo tầm quan sát.
Đầu tẩu mồi lửa
Với nhiều tài xế không hút thuốc lá và đặc biệt là phụ nữ sẽ không hiểu rõ một bộ phận có in hình điếu thuốc ngay trên bảng điều khiển trung tâm dùng để làm gì. Đây chính là bộ phận lấy lửa hay còn gọi là tẩu mồi lửa trên xe.
Đầu mồi có tác dụng lấy lửa khi cần thiết
Để lấy lửa hoặc mồi thuốc, tài xế ấn mạnh đầu tẩu vào trong, đợi một lúc cho cuộn dây kim loại trong tẩu được đốt cháy đủ độ, tẩu sẽ tự động bật ra. Khi đó tài xế sử dụng như bật lửa để châm thuốc. Nhiều người không biết thường ấn vào kéo ra và sờ thử dẫn tới bỏng tay.
Nắp che móc kéo cáp trước mũi xe
Phía mũi ô tô nếu quan sát kỹ sẽ thấy một chi tiết nắp ốp nhỏ có hình dạng tròn, vuông hoặc đa giác tùy theo thiết kế của hãng xe. Đây chính là nắp nhựa để che đi móc kéo cáp cứu hộ ẩn bên trong.
Cụm nắp che móc kéo cáp thường ở ngay bên dưới cụm tản nhiệt, bên trái hoặc phải tuỳ xe.
Khi xe bị chết máy hoặc hỏng hóc cần phải cẩu kéo, tài xế có thể lật nắp này ra sẽ tìm thấy đầu móc để móc cáp vào. Từ đó, xe có thể được kéo đi dễ dàng trong trường hợp không có xe nâng cứu hộ chuyên dụng.
Chốt mở cửa thoát hiểm từ bên trong
Nhiều mẫu xe hiện nay được trang bị một khóa an toàn giúp mở cốp từ bên trong khi tất cả các cửa bị khóa. Bộ phận này được gắn ở mặt trong của cửa khoang hành lý và được che đậy bằng một miếng ốp nhỏ, trên đó có ký hiệu vị trí có chốt khoá cửa thoát hiểm. Đối với những dòng SUV, crossover hay hatchback thì đây thực sự là một chi tiết hữu ích.
Chi tiết này đặc biệt cần thiết khi thoát hiểm hay bị kẹt trong xe mà hệ thống điện vô hiệu hoá
Chốt khoá cửa thoát hiểm nhằm mục đích giúp người bên trong có thể mở khóa cửa cốp sau. Nhờ đó mà dù bị kẹt trong xe, chỉ cần dùng ngón tay mở nắp và ấn vào chốt là có thể thoát được ra ngoài. Trong trường hợp xe rơi xuống nước và kẹt hai cửa chính, người bên trong có thể thoát ra cửa sau qua cách mở nắp đậy chốt cửa đặc biệt này.
Làm thế nào để không đạp nhầm chân ga?
Lỗi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh xảy ra chủ yếu và nghiêm trọng nhất ở xe số tự động. Song có những quy tắc mà lái xe có thể rèn luyện, thực hành và duy trì để hạn chế nhầm lẫn nguy hiểm này.
Nắm rõ vị trí chân ga và chân phanh
Khi mới làm quen với việc điều khiển xe ô tô, người lái sẽ được yêu cầu tiếp xúc và ghi nhớ về các bộ phận quan trọng trên xe, trong đó có vị trí chân ga. Theo đó một chiếc xe muốn đi chuyển, tăng tốc trên đường hoặc trên địa hình khúc khuỷu thì chân ga chính là bộ phận được sử dụng để thực hiện hoạt động ấy. Tuy nhiên, ở xe số sàn và xe số tự động, khu vực bố trí chân ga/phanh có sự khác biệt dẫn đến những yêu cầu khác nhau về thao tác chân:
- Ở xe số sàn: Chân ga ô tô nằm ở khu vực để chân của tài xế. Vị trí để theo thứ tự là chân côn, chân phanh (ở giữa) và cuối cùng là chân ga.
- Ở xe số tự động: Do không có chân côn nên chỉ còn chân phanh và chân ga nằm song song với nhau theo vị trí chân ga trước, chân phanh sau tính từ phía bên phải của người ngồi lái.
Nắm rõ vị trí chân ga và chân phanh
Trước khi khởi động xe, tài xế nên điều chỉnh vị trí ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, tránh tình trạng tư thế lúng túng, khó chịu mà xử lý không linh hoạt, dẫn đến sự cố đạp nhầm chân ga.
* Lưu ý: Riêng lái xe mới hoặc mới chuyển sang lái xe lạ, cần thực hành thành thạo và luôn ghi nhớ nguyên tắc chỉ dùng 1 chân khi đạp phanh hoặc ga, tuyệt đối không dùng cả hai chân (chân trái đạp phanh - chân phải đạp ga) cho thao tác này.
Quy tắc tì gót chân lên sàn xe
Một trong những thói quen tốt giúp người lái tránh mắc lỗi đạp nhầm chân ga là quy tắc "Rời chân ga - Rà chân phanh". Cụ thể quy tắc có thể diễn giải cơ bản như sau:
- Tài xế đặt chân ngay sát chân phanh.
- Tì gót chân lên sàn xe và coi đây như điểm tựa. Chỉ xoay gót phải để điều khiển ga/ phanh và nhanh chóng chuyển sang rà phanh mỗi khi bỏ chân ga.
- Luôn đặt gót chân phải thẳng hoặc gần với bàn đạp phanh để tạo tư thế thuận tiện dễ dàng nhấn phanh khi cần thiết.
Một trong những thói quen tốt giúp người lái tránh mắc lỗi đạp nhầm chân ga là quy tắc "Rời chân ga - Rà chân phanh"
Nhìn chung, khi lái xe số tự động các lái xe nên tập thói quen "giải phóng chân trái" - tức để cho chân trái được rảnh rỗi, chỉ sử dụng chân phải, tì gót chân lên sàn xe tạo tư thế thoải mái để chuyển đổi tư thế giữ ga, phanh theo hình chữ V. Đây là kỹ năng quan trọng nhất mà tài xế nên ghi nhớ và duy trì xuyên suốt trong quá trình di chuyển.
Chuyển về số P hoặc N khi dừng đỗ
Có nhiều nguyên nhân khiến người điều khiển ô tô đạp nhầm chân ga khiến xe mất kiểm soát và gây tai nạn. Bên cạnh thao tác lúng túng vì mới lái xe hay đổi sang xe khác thì còn một nguyên nhân nữa, đó là do sự chủ quan.
Với xe số tự động, nhiều người lái vẫn có thói quen để cần số ở nấc D, trong khi chân nhấn nhẹ bàn phanh để giữ xe đứng yên trong trường hợp không cần xuống xe và đi ngay. Tuy nhiên khi tập trung làm việc gì đó, vô tình lái xe rời chân ra khỏi bàn đạp mà quên rằng mình vẫn cần phải giữ chân phanh. Khi nhận ra, do lúng túng, lái xe có thể đạp nhầm chân ga gây ra hậu quả đáng tiếc.
Để tránh sự cố trên, nhà sản xuất khuyên các chủ xe khi dừng đỗ nên trả số về N và kéo phanh tay khi dừng xe tạm thời, trả số về P khi dừng xe lâu kết hợp kéo phanh tay để đảm bảo an toàn.
Thao tác trên sẽ chỉ mất từ 5-10 giây, vì thế người lái nên thực hiện thao tác này mỗi khi dừng xe và duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen điều khiển xe an toàn.
Có nhiều nguyên nhân khiến người điều khiển ô tô đạp nhầm chân ga khiến xe mất kiểm soát và gây tai nạn
Tâm lý tập trung khi lái xe
Khi tham gia giao thông, người điều khiển cần tập trung hoàn toàn vào việc lái xe, tránh phân tâm, xao nhãng sang những chuyện khác. Sự mất tập trung và những biến động trong tâm lý (nếu có) sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ trước những tình huống bất ngờ. Đã có nhiều trường hợp khi gặp sự cố, người lái xe luống cuống phanh gấp nhưng lại đạp nhầm chân ga thay cho chân phanh.
Những sự cố nhầm lẫn giữa đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh thường xảy ra ở những bãi đỗ xe và ở các giao lộ. Do vậy khi di chuyển ở những địa điểm trên tài xế phải quan sát cẩn thận và lái xe một cách từ tốn.
Lưu ý đi giày dép phù hợp
Giày dép cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng điều khiển xe của người lái. Nếu đi chân trần sẽ khiến người lái đau chân khi phải lái xe trong một thời gian dài. Trường hợp đi giày cao gót, giày có đế dày sẽ khiến chân bị cứng và khó di chuyển nên thực hiện các thao tác chân không linh hoạt. Nếu chủ xe có thói quen đi boot hoặc giày cao gót thì nên chuẩn bị sẵn trong xe một đôi giày/dép đế mỏng để sử dụng khi lái xe.
Khi nào nên thay dầu cho ô tô số tự động? Khi xem xét việc bảo dưỡng định kỳ cho xe, những việc như kiểm tra lốp xe, phanh và dầu động cơ thường sẽ đứng đầu danh sách. Bên cạnh đó, việc kiểm tra thay dầu dù cho bạn có xe hộp số tự động cũng rất cần thiết. Tại sao dầu hộp số tự động lại quan trọng như vậy? Dầu ô...