Những chị em cần nói ‘không’ với thu hẹp âm đạo
Tùy theo cơ địa và sức khỏe mỗi người, việc tiến hành thu hẹp âm đạo phải thông qua thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
Thưa bác sĩ, em mới sinh em bé thứ 2 được 2 tháng, cả 2 lần sinh em đều sinh thường và em bé trên 3,8kg. Tuy sinh con to nhưng em lấy lại sức rất nhanh và không có cảm giác đau mỏi hay mệt gì. Hiện tại, con em được 2 tháng, bé ngoan và em có nhiều thời gian nghỉ ngơi vì cũng có bà nội, bà ngoại trông bé.
Em đang tính đến chuyện đi thu hẹp âm đạo vì em nghĩ qua 2 lần sinh con to như vậy, lại sinh thường thì chắc ‘chỗ ấy’ đã bị rộng ra rất nhiều (sau lần sinh bé thứ nhất, vợ chồng em đã cảm thấy điều này). Bác sĩ cho em hỏi, em thực hiện phẫu thuật này có được không và nếu làm luôn thời điểm này thì có ảnh hưởng gì không (vì em thấy mình rất khỏe mạnh). Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ! (M.M)
Trả lời:
Bạn M. M thân mến!
Thu hẹp âm đạo là một vấn đề nhạy cảm mà rất nhiều chị em đã sinh nở nhiều lần nghĩ tới nhưng không phải chị em nào cũng dám nói ra. Đây là phương pháp tái tạo thành âm đạo, thắt chặt các cơ âm đạo để cho bộ phận này thu hẹp lại như hồi chị em chưa sinh nở. Hầu hết chị em đều nghĩ tới việc thu hẹp âm đạo vì mục đích ‘quan hệ vợ chồng’. Thực tế, điều này không hề sai, thu hẹp âm đạo có thể có tác dụng giúp ‘chuyện ấy’ của hai vợ chồng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài tác dụng đó, phẫu thuật thu hẹp âm đạo còn có tác dụng bảo vệ cấu trúc, chức năng và tăng tính thẩm mỹ của bộ phận sinh dục.
Việc tiến hành thu hẹp âm đạo phải thông qua thăm khám và tư vấn của bác sĩ (Ảnh minh họa: Internet)
Vậy có phải tất cả những ai đã sinh thường, sinh con to đều nên thu hẹp âm đạo?
Video đang HOT
Câu trả lời là ‘Không’. Mặc dù biện pháp này có nhiều tác dụng tích cực với chị em nhưng không phải ai sinh thường, sinh con to cũng gặp tình trạng âm đạo rộng ra và cần đi thu nhỏ lại. Bên cạnh đó, tùy theo cơ địa và sức khỏe mỗi người, việc tiến hành thu hẹp âm đạo phải thông qua thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
Một số trường hợp được khuyến khích nên phẫu thuật thu hẹp âm đạo bao gồm:
- Người bị suy giảm chức năng âm đạo: Nếu ‘vùng kín’ bị giãn rộng, lỏng lẻo do sinh nở nhiều lần hoặc bị dị tật, không làm tốt chức năng… gây rò rỉ nước tiểu, mất kiểm soát thì có thể phẫu thuật thu nhỏ.
- ‘Vùng kín’ bị nhiễm trùng: Khi bị giãn rộng, âm đạo luôn ở dạng mở dẫn đến dễ nhiễm trùng và tái phát. Trong trường hợp này, việc phẫu thuật cũng là cần thiết.
- Đời sống tình dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Nếu ‘chuyện ấy’ thực sự trở thành vấn đề cấp thiết với nguyên nhân là do mất cảm nhận vì ‘chỗ ấy’ thì chị em cũng nên làm phẫu thuật.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên làm phẫu thuật thu gọn âm đạo sẽ tốt hơn, ví dụ như:
- Vừa mới sinh nở xong (trong vòng 1,2 tháng)
- Đang trong thời kỳ hành kinh
- Những người mắc bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nấm…
- Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, hay bất thường về tâm lý.
Bạn mới sinh em bé được 2 tháng thì nên giữ gìn sức khỏe, tẩm bổ cho cơ thể để chăm sóc con tốt. Bạn nên đi khám để biết mình có thực sự cần làm phẫu thuật thu hẹp âm đạo hay không. Trong trường hợp vẫn muốn làm thì bạn nên chờ thêm một thời gian nữa, khoảng 6 tháng sau sinh để cơ thể được hồi phục hẳn.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Theo Afamily
Điều chị em cần biết về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất nhưng có thể ngăn ngừa. Dưới đây là những thông tin mới nhất về căn bệnh này:
Có 5 loại ung thư phụ khoa chính, gồm: cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ - theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC. Cổ tử cung là bệnh dễ ngăn ngừa nhất qua xét nghiệm sàng lọc thường xuyên và theo dõi. Ngoài ra, đây là loại ung thư chữa được khi phát hiện và điều trị sớm.
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, độ tuổi từ 35 - 55. Theo CDC, bệnh ung thư cổ tử cung ít ảnh hưởng đến phụ nữ dưới tuổi 20.
HPV là nguyên nhân gây ra 99% các ca ung thư cổ tử cung, theo ông Fred Wyand - Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ.
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở tuổi trung niên, độ tuổi từ 35 - 55 (Ảnh minh họa: Internet)
Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm virut HPV trong quá trình quan hệ tình dục nếu họ bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hoặc có quan hệ tình dục với nhiều người. Theo báo cáo của CDC, ít nhất một nửa số phụ nữ sinh hoạt tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một số điểm trong đời, vài phụ nữ sẽ bị ung thư cổ tử cung.
Hơn 70% ca mắc ung thư cổ tử cung là do 2 chủng có nguy cơ cao HPV-16 và HPV-18. Ngoài HPV, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng hút thuốc, độ tuổi có thai lần đầu, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống và thuốc tránh thai là yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư cổ tử cung, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy nhiễm Chlamydia không được điều trị và nhiễm HPV kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu bất thường hoặc bất thường âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, tăng tần số tiết niệu hoặc đau khi đi tiểu. Nếu có những bất thường này, nên sớm làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21-65 tuổi nên xét nghiệm mỗi năm 1 lần, theo Cơ quan phòng bệnh Mỹ.
Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau quả giúp giảm từ 40-60% nguy cơ ung thư cổ tử cung.
DS. Dương Tuyết
Theo SKĐS
8 trở ngại khiến bạn không đạt được cực khoái Nếu trên sách vở để nói đến chuyện đạt được cực khoái không có gì khó khăn thì trong thực tế chuyên "giường chiếu" lại không hề đơn giản chút nào, thỉnh thoảng gặp những trở ngại. Vậy đó là những lý do nào? Ảnh minh họa 1. Màn dạo đầu quá ngắn Thời gian lý tưởng của khúc dạo đầu rất khác...