Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua
Khẩn trương thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cao tốc Bắc Nam phía Đông; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để điều hành, bình ổn giá, kiểm soát lạm phát… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 7-11/2.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp với các Bộ ngành, địa phương về tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án đường bộ, cao tốc khởi công mới giai đoạn 2021-2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Khẩn trương thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế theo đúng kế hoạch thanh tra năm 2022 đã được phê duyệt.
Đồng thời, đôn đốc Thanh tra các Bộ, ngành địa phương khẩn trương thực hiện thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, Kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm các cuộc thanh tra được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 3 năm 2022.
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Tại Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 10/2/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện thanh tra, kiểm tra ngay đối với các đơn vị liên quan đến cung ứng, phân phối xăng dầu, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong thời gian qua để phát hiện, xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi và các vi phạm khác (nếu có) trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và người có thẩm quyền được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn liên quan đến Dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với gói thầu xây lắp các dự án thành phần, kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng) và các gói thầu quan trọng khác nếu thấy cần thiết về tư vấn liên quan đến Dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư theo các quy định hiện hành trong tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành Dự án năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Video đang HOT
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho từng dự án thành phần, hoàn thành trước ngày 15/5/2022; thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/5/2022.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan kiểm tra, rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành liên quan đến Dự án để kịp thời điều chỉnh theo quy định hiện hành, đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư của Dự án…
Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để điều hành, bình ổn giá, kiểm soát lạm phát
Tại văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp, kiểm soát lạm phát.
Đôn đốc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8/2/2022 về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Trong đó, các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội để sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quán triệt và quyết liệt, nhất quán thực hiện đa mục tiêu trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương hoàn chỉnh, trình Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể phòng, chống dịch 2022 – 2023; bảo đảm nguồn và phân phối kịp thời vaccine, thuốc điều trị COVID-19; tập trung triển khai việc mua, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Có các giải pháp kịp thời, phù hợp để duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết, hỗ trợ người lao động quay trở lại nơi làm việc, nhất là các khu vực đang vào đà phục hồi, khôi phục và phát triển. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu lao động, đáp ứng đủ lao động cho các địa phương, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức chủ động, tập trung xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, nhất là những công việc tồn đọng do nghỉ Tết. Không tổ chức các hoạt động du xuân, chúc Tết làm ảnh hưởng đến công việc, thời giờ làm việc và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp phải luôn sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, phát huy tinh thần trách nhiệm với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Gia Lai
Tại Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 9/2/2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đồng chí Chủ tịch UBND, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh huy động các điều kiện tốt nhất về y tế để cứu chữa những nạn nhân bị thương; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân tử vong và các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông; khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra vụ tai nạn, có biện pháp xử lý nghiêm đối với lực lượng chức năng tại địa phương khi để xảy ra tình trạng xe ô tô tải chở quá số người quy định.
Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Gia Lai khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân; lưu ý kiểm tra vi phạm về việc chở quá số người quy định đối với mọi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vi phạm về nồng độ cồn và chất ma túy trong cơ thể lái xe, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể cả xử lý trách nhiệm của chủ xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi để xảy ra tình trạng lái xe vi phạm.
Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025″.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030.
Huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Khẩn trương hướng dẫn phác đồ điều trị COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi Tại văn bản số 37/TB-VPCP ngày 10/2/2022 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về công tác điều trị cho trẻ em nhiễm COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản hướng dẫn về chuyên môn và phác đồ điều trị COVID-19 đối với người dưới 18 tuổi, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi.
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới
Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp.
Thanh tra việc mua sắm vật tư y tế, kit xét nghiệm tại Bắc Ninh
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa có quyết định thành lập đoàn thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ngày 25/1, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quang Ứng - Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Ninh - cho biết, đoàn thanh tra sẽ tiến hành tham mưu, ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, thanh tra việc tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng chống Covid-19. Cùng với đó, tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống Covid-19.
Cụ thể, việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc xây dựng danh mục, định mức mua sắm, đơn giá, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thẩm định, phê duyệt danh mục, định mức, thẩm định giá, lựa chọn nhà thầu của cơ quan có thẩm quyền; việc thực hiện quy trình đấu thầu, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán; việc quản lý, sử dụng...
Đoàn sẽ tiến hành thanh tra việc sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 (nguồn ngân sách, nguồn huy động, các nguồn khác) và các nội dung khác có liên quan. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2021 (những nội dung liên quan có thể xem xét trước và sau thời kỳ này).
Nhân viên y tế đo huyết áp trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh huyện Yên Phong
Đối tượng thanh tra theo kế hoạch gồm Sở Y tế, các trung tâm y tế, bệnh viện, cơ sở điều trị, đơn vị trực thuộc Sở Y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp, mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.
Đoàn thanh tra gồm 15 thành viên do ông Nguyễn Văn Chín - thanh tra viên chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ 2, Thanh tra tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Công an tỉnh...
Đoàn sẽ tiến hành thanh tra trong 45 ngày làm việc thực tế tại đơn vị, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra trực tiếp (không tính ngày lễ, ngày nghỉ được Nhà nước quy định).
"Trong thời điểm hiện nay, đây là cuộc thanh tra hết sức quan trọng, rất cấp bách, nhạy cảm, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Yêu cầu đoàn thanh tra thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, đề cương thanh tra đã được phê duyệt. Quá trình thanh tra phải tuân thủ quy định của pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, đúng thời hạn" - Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Ninh cho biết.
Để đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, nhất là trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, ngành Y tế, đội ngũ y bác sỹ đang rất vất vả trong phòng, chống dịch Covid-19, Chánh Thanh tra tỉnh cũng yêu cầu, qua thanh tra phải làm rõ đúng, sai, ưu điểm, khuyết điểm... trong việc thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.
Những sai phạm, khuyết điểm qua thanh tra (nếu có) phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với Sở Y tế và các bệnh viện, trung tâm y tế, đơn vị trực thuộc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh yêu cầu, kịp thời báo cáo các nội dung theo đề cương, biểu mẫu đoàn thanh tra yêu cầu, đồng thời, phối hợp tích cực với đoàn trong quá trình thanh tra trực tiếp...
Việt Á có đến "gửi quà" Giám đốc CDC Bình Phước Sau khi bán cho Bình Phước khoảng 87.000 kít xét nghiệm Covid-19 với tổng số tiền trên 40 tỷ đồng, đại diện Công ty Việt Á đã đến "gửi quà" Giám đốc CDC Bình Phước. Ngày 2/1, theo tìm hiểu của PV Dân trí, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước (CDC Bình Phước) đã mua khoảng 87.000 kít xét nghiệm...