Những chàng trai chi mạnh tiền để làm đẹp, dưỡng da
Đức Minh (27 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) uống nhiều vitamin và collagen vì lo sợ vấn đề lão hóa.
22h hàng ngày, Đức Minh bắt đầu chu trình dưỡng da buổi tối. Sau các bước rửa mặt, thoa toner, serum, anh uống thêm collagen và vitamin. Anh duy trì thói quen chăm sóc da trong nhiều năm qua, coi đây là việc làm bắt buộc trước khi đi ngủ.
“Mỗi ngày, tôi dưỡng da 2 lần vào sáng và tối. Trong lúc đó, tôi thường nghe thêm nhạc hoặc podcast. Tôi uống collagen, chưa thấy hiệu quả, nhưng tin rằng sản phẩm này giúp da mình khỏe mạnh”, anh chia sẻ với Zing.
Nhân viên văn phòng này cũng cho biết mình tiêu tốn khoảng 1-3,5 triệu đồng/tháng cho mỹ phẩm, hầu hết là đồ skincare (chăm sóc da). Số tiền có thể tăng lên nếu trong tháng anh có thu nhập tốt hơn.
Không ngại chi tiền
Tại Việt Nam, nhu cầu làm đẹp đối với nam giới ngày càng tăng cao, đặc biệt ở Gen Z.
Theo báo cáo từ Q&Me vào năm 2021, đại dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen chăm sóc sắc đẹp của phái mạnh. 59% người được hỏi cho biết thường sử dụng các sản phẩm mặt nạ chăm sóc da có giá 100.000-300.000 đồng hàng ngày.
Cùng với đó, việc tắm gội thường xuyên tại nhà cũng khiến nam giới chú ý hơn tới việc lựa chọn sản phẩm sữa tắm, dầu gội… dành riêng cho nam.
Đức Minh tiêu tốn 1-3,5 triệu đồng/tháng cho mỹ phẩm chăm sóc da. Ảnh: NVCC.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Sơn Hà, Giám đốc thương hiệu mỹ phẩm Kiehl’s và Shu Uemura Việt Nam, cho biết tỉ lệ khách hàng nam giới 20-35 tuổi tăng mạnh tại nhãn hàng mình.
Ông dự đoán nhóm người tiêu dùng này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm kế tiếp.
“Môi trường, khí hậu và điều kiện làm việc khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu cực đến làn da nam giới”, ông lý giải.
Theo Đức Minh, anh bắt đầu chăm sóc da mặt từ năm 2017. Ban đầu, anh nhầm tưởng skincare là makeup (trang điểm) nên có phần ái ngại, nghĩ rằng việc này chỉ dành cho nữ giới.
Video đang HOT
Sau đó, anh biết 2 bước này không liên quan đến nhau, việc chăm sóc da là cần thiết với mọi giới tính.
Khi mới sử dụng mỹ phẩm, anh tập trung khắc phục tình trạng da mụn và bã nhờn. Tuy nhiên, hành trình dưỡng da gặp trở ngại bởi anh chưa có kinh nghiệm, dẫn đến mua sai sản phẩm.
Về sau, anh phải nhờ bạn gái tư vấn, đồng thời tìm hiểu thông tin từ Internet.
“Ở mỗi giai đoạn của làn da, tôi đều cần những mỹ phẩm khác nhau. Tôi từng bỏ đi nhiều mỹ phẩm đắt đỏ vì mua nhầm, không phù hợp. Skincare đòi hỏi sự đầu tư cả về tiền bạc và kiến thức”, anh tâm sự.
“Nam giới thường rất lười chăm sóc da. Nhưng theo tôi, các bạn hoàn toàn có thể luyện tập, hãy coi skincare như việc đánh răng mỗi ngày”, Đức Minh nói thêm.
Tương tự Đức Minh, Quang Dương (20 tuổi, Hà Nội) cũng chi hàng triệu đồng mỗi tháng cho việc chăm sóc da.
Mỗi sản phẩm anh dùng dao động 400.000-600.000 đồng, được lựa chọn dựa theo gợi ý từ KOL mạng xã hội.
“Tôi không tìm hiểu chuyên sâu các dòng mỹ phẩm mà chỉ đọc thoáng qua bao bì xem có hợp da mình. Tôi yên tâm khi dùng những loại hot, được nhiều người quan tâm. Sau vài ngày dùng thử sản phẩm, nhận thấy không hợp hoặc gây mụn, tôi sẽ dừng luôn và đổi sang loại khác”, anh cho hay.
Quang Dương cho rằng muốn có làn da đẹp, skincare thôi là không đủ. Anh còn tập cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ hơn.
“Tôi cho đây là ‘chi phí điều trị’. Hiện tôi chưa thấy sự thay đổi rõ rệt đối với làn da, nhưng tin rằng áp dụng lâu sẽ cải thiện được cả ngoại hình và sức khỏe”, anh tâm sự.
Tiền mất, tật mang
Chi số tiền không nhỏ để chăm sóc da, nhưng không phải tất cả đều đạt được hiệu quả làm đẹp như mong muốn. Minh Tú (22 tuổi, quận 7, TP.HCM) từng trải qua quãng thời gian chật vật bởi skincare sai cách.
Anh cho biết mình có 5 năm kinh nghiệm chăm sóc da, song vẫn chưa có làn da như ý.
Anh tiêu tốn vài triệu đồng mua mỹ phẩm nhưng không tìm hiểu kỹ, sau đó phải bù thêm cả chục triệu đồng khắc phục hậu quả.
Minh Tú chi hàng chục triệu đồng khắc phục làn da tổn thương do dùng mỹ phẩm sai cách. Ảnh: NVCC.
Minh Tú chi hàng chục triệu đồng khắc phục làn da tổn thương do dùng mỹ phẩm sai cách. Ảnh: NVCC.
“Tôi từng theo trào lưu đẩy mụn bằng mỹ phẩm chứa BHA . Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng loại acid này nhiều nhất 2 lần/tuần. Nhưng trong lần dùng đầu tiên, tôi thấy mỹ phẩm như ‘nước lã’ nên quyết định bôi mỗi ngày trong suốt 2 tuần”, Tú nhớ lại.
Kết quả, da mặt anh khô rát, nứt nẻ khi tiếp xúc với nước. Suốt thời gian này, anh đau đớn, phải đi khám ở bệnh viện da liễu và uống thuốc trong vòng 3 tháng, riêng tiền thuốc tốn kém hơn 10 triệu đồng.
Minh Tú thú nhận mình chi nhiều tiền làm đẹp, nhưng lại không thay đổi thói quen thức khuya và ăn đêm.
Điều này khiến anh khó lòng đạt được làn da mong ước. Tuy nhiên, anh vẫn không muốn dừng quy trình skincare bởi lo ngại da yếu đi.
Trào lưu toàn cầu
Trào lưu nam giới làm đẹp được quan tâm khắp thế giới trong nhiều năm qua. Không ít thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đã và đang ra mắt dòng mỹ phẩm chăm sóc da dành riêng cho phái mạnh, khẳng định tiềm năng của nhóm khách hàng này.
Theo báo cáo từ Grand View Research, thị trường chăm sóc sắc đẹp cho nam giới đạt giá trị 30,8 tỷ USD trên toàn cầu và dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt tỷ lệ 9,1% từ năm 2022 đến năm 2030. Trong đó, dự kiến lĩnh vực này sẽ trị giá 81,2 tỷ USD vào năm 2024.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong số lượng nam giớ skincare. Tại đây, thị trường mỹ phẩm cho nam tăng trưởng 44% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
Khoảng 3/4 đàn ông ở xứ sở kim chi từng thực hiện liệu pháp làm đẹp ít nhất 1 tuần/lần như đi tới thẩm mỹ viện hoặc chăm sóc da mặt tại nhà. Hiện tượng này có thể giải thích một phần bởi văn hoá K-Pop, nơi những chàng trai có khuôn mặt đẹp luôn được yêu quý và trở thành hình mẫu lý tưởng, theo CNN.
Theo nghiên cứu, đại dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen chăm sóc da ở nam giới. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska /Pexels.
Thị trường chăm sóc da cho nam giới ở Trung Quốc cũng bắt đầu bùng nổ từ năm 2021. Theo Mintel, thị trường mỹ phẩm cho phái nam ở quốc gia này được định giá 1,9 tỷ USD vào năm 2020 và sẽ tăng khoảng 50% (tức 2,8 tỷ USD) vào năm 2025.
Ở Anh, thị trường mỹ phẩm cho nam cũng chiếm tới 767 triệu bảng Anh, trong đó các dòng sản phẩm chăm sóc da mặt trị giá gần 70 triệu bảng. Dù doanh số bán hàng bị ảnh hưởng trong đại dịch Covid-19, tuy nhiên thời gian gần đây, nam giới đã bắt đầu quay trở lại mua các sản phẩm chăm sóc da.
Người mắc bệnh đái tháo đường có nâng ngực được không?
Đối với những người có sức khỏe tốt, ổn định thì việc nâng cấp vòng một có độ an toàn tương đối cao.
Vậy đối với những người đang mắc bệnh đái tháo đường có thể phẫu thuật nâng ngực hay không?
Phẫu thuật nâng ngực là mối quan tâm rất lớn hiện nay, không riêng gì phái đẹp mà ngay cả cánh mày râu cũng rất chú ý tới vấn đề này. Thậm chí có rất nhiều người đang mắc bệnh đái tháo đường cũng có nhu cầu làm đẹp nhưng vẫn còn e ngại rằng không biết bệnh của mình có thể tiến hành nâng ngực được không? Sau phẫu thuật tình trạng bệnh có chuyển biến xấu hơn không?,...
Đái tháo đường là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể để lại rất nhiều biến chứng về sau cho người bệnh. Hằng ngày người mắc bệnh cũng cần phải hết sức cẩn thận với chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt. Dù vậy, nhu cầu làm đẹp và nâng cấp vòng một ở nhóm người này rất lớn.
Phẫu thuật nâng cấp vòng một được coi là một trong những ca đại phẫu và cần phải đặc biệt cẩn thận.
Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung - chuyên gia với hơn 20 năm làm việc về lĩnh vực thẩm mỹ cho hay: Những đối tượng đang mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể phẫu thuật nâng ngực được nhưng cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật để đảm bảo lượng đường huyết ở mức bình thường.
Quá trình kiểm tra này nhằm đảm bảo an toàn trong và sau quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, người mắc bệnh đái tháo đường khi phẫu thuật nâng ngực cần có chế độ điều trị, thuốc men, chế độ ăn uống khác biệt hoàn toàn so với những người có thể trạng bình thường.
Phẫu thuật nâng cấp vòng một được coi là một trong những ca đại phẫu và cần phải đặc biệt cẩn thận. Thời gian cho một ca phẫu thuật nâng ngực có thể kéo dài từ 55 - 60 phút, nếu thời gian mổ quá lâu, khả năng nhiễm trùng sẽ rất cao.
Lưu ý cho người đái tháo đường sau nâng ngực
Không riêng gì đối với những người đang mắc bệnh đái tháo đường mà tất cả mọi người sau khi phẫu thuật, can thiệp hay xâm lấn trên cơ thể cần phải hết sức cẩn thận, chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày để vết thương nhanh lành, sức khỏe nhanh ổn định.
Riêng đối với những người đang mắc đái tháo đường sau khi phẫu thuật nâng cấp vòng một cần hết sức lưu ý để hạn chế các biến chứng hậu phẫu thuật và đái tháo đường.
Sau phẫu thuật bệnh nhân nên tuân thủ các yêu cầu mà bác sĩ chỉ định, uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị đái tháo đường...
Bên cạnh đó là chế độ sinh hoạt lành mạnh, không nên ăn những thực phẩm gây ảnh hưởng tới vết thương như rau muống, thịt bò, đồ nếp, thịt gà... Cùng với đó bệnh nhân nên tránh ăn những thực phẩm nhiều đường, tinh bột không tốt cho sức khỏe như các loại bánh kẹo, nước ngọt,..
Các bệnh nhân nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, không tác động mạnh tới ngực sau phẫu thuật để tránh tổn thương và nhiễm trùng.
Hí hửng làm nail đón Tết, hội chị em nhận cái kết thảm họa Nhu cầu làm đẹp đón Tết ngày càng cao, tuy nhiên hội chị em nên tìm cơ sở làm nail uy tín nếu không muốn nhận về những bộ móng xấu xí như dưới đây. Ngoài tất bật với công việc dọn nhà, các chị em phụ nữ tất nhiên sẽ không thể bỏ qua việc làm nail đón Tết, chưng diện để...