Những cây cầu ngói ở Việt Nam – Bạn đã ghé thăm chưa?
Hãy cùng chiêm ngưỡng qua những cây cầu ngói ở Việt Nam để cảm nhận hết vẻ đẹp của nó nhé!
Điểm danh những cây cầu ngói ở Việt Nam
Địa chỉ: Phố cổ Hội An, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam
Chùa Cầu là cây cầu ngói ở Việt Nam được lợp bằng mái ngói âm dương bên trên – một nét độc đáo của kiến trúc Việt Nam. Giữa lối đi uốn cong mềm mại, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát. Toàn bộ cây cầu đều được sử dụng bằng nguyên liệu gỗ, được chạm trổ bằng những họa tiết đậm chất Việt Nam, đồng thời cũng pha trộn thêm một chút phong cách Nhật Bản.
Chùa Cầu là cây cầu ngói ở Việt Nam.
Được gọi là chùa nhưng ở đây không có thờ Phật. Phần gian chính giữa là nơi để thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban hạnh phúc bình an đến với mọi người, thể hiện niềm khát khao mà mọi người muốn gửi gắm vào đây mong muốn có được một cuộc sống ấm no, yên vui.
Được gọi là chùa nhưng ở đây không có thờ Phật.
Nơi đây được gắn liền với nhiều truyền thuyết có liên quan đến hoạ phúc của người dân nên họ gọi nơi đây là Chùa Cầu, đây cũng được xem là công trình đặc sắc thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các nước Nhật – Hoa – Việt ở Hội An. Đã trải qua hơn 400 năm lịch sử, Chùa Cầu Hội An linh thiêng vẫn được rất nhiều du khách yêu mến và tìm đến.
Công trình đặc sắc thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các nước Nhật – Hoa – Việt ở Hội An.
Chùa Cầu mang vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc như chính khu phố cổ Hội An, đây chính là nhân chứng của biết bao thăng trầm của lịch sử. Khi du lịch Hội An, bạn đừng quên dành một ít thời gian để chiêm ngưỡng và cảm nhận hết vẻ đẹp của Chùa Cầu Hội An nhé!
Chùa Cầu mang vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc như chính khu phố cổ Hội An.
Cầu ngói Hải Anh – Nam Định
Địa chỉ: Xã Hải Anh, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định
Cầu ngói Hải Anh nhìn từ xa trong giống như một ngôi nhà nằm vắt mình qua sông. Phần mái được lợp ngói âm dương với các cây kèo chống trông giống như cách thiết kế của một ngôi nhà truyền thống.
Cây cầu ngói Hải Anh nhìn từ xa trong giống như một ngôi nhà nằm vắt mình qua sông.
Cây cầu ngói ở Việt Nam này có tất cả 9 gian với chân cầu là những cột đá chắc chắn. Sàn cầu được làm bằng gỗ lim, với lối đi rộng khoảng 2m. Toàn bộ cây cầu bên trên có mái che kín đáo nhưng hai bên lại được làm lan can thoáng mát, không gây cảm giác tù túng.
Video đang HOT
Cây cầu ngói ở Việt Nam này có tất cả 9 gian.
Tuy các mảng chạm trổ không quá nhiều và có phần đơn giản chỉ bằng các đường chỉ, hàng soi ở các cột xà đơn, xà kép, ván bưng tạo hình con bướm, đầu con song tạo dáng lá đề cũng thể hiện được sự tinh tế và tài hoa của những người nghệ nhân vùng đất Nam Định xưa.
Các mảng chạm trổ không quá nhiều và có phần đơn giản.
Đặc biệt, cổng của cây cầu được xây dựng theo kiểu cửa vòm một lối, hai bên được viết hai câu đối bằng chữ Hán “Giáp ngạn mã đề nhân thượng hạng. Hoàng Giang hồng ảnh ngật Đông Tây” có nghĩa là “trên cầu hàng ngày người và xe đi lại, bóng của cầu buổi sáng ngả về phía Đông buổi chiều ngả về phía Tây”.
Đặc biệt, cổng của cây cầu được xây dựng theo kiểu cửa vòm một lối.
Nếu có dịp về với mảnh đất Hải Hậu thân thương, bạn nhớ dừng chân ghé lại cầu ngói Hải Anh Nam Định để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong lối kiến trúc cổ xưa mà ông cha ta đã xây dựng lên. Và chắc chắn ở đây bạn cũng sẽ có được những bức hình lung linh.
Ở đây bạn cũng sẽ có được những bức hình lung linh.
Cầu ngói Thanh Toàn – Huế
Địa chỉ: Làng Thanh Thủy Chánh, Xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng mang đậm lối kiến trúc Việt Nam thời cổ đại. Với thiết kế độc đáo theo kiểu “thượng gia hạ kiều” – phía trên nhìn giống một ngôi nhà nhưng ở dưới lại là một cây cầu. Cây cầu Thanh Toàn cũng đã được xác nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng mang đậm lối kiến trúc Việt Nam thời cổ đại.
Nhìn từ xa cây cầu giống như một ngôi nhà cổ xinh xắn, có mái ngói và được chặm khắc tinh tế. Dưới cầu những cột trụ chắc chắn ôm lấy thân cầu, cùng với những thanh chắn gỗ hai bên để mọi người có thể ngồi nghỉ ngơi ngay giữa cầu.
Cây cầu được chia làm 7 gian.
Điểm tạo nên sức hấp dẫn cho cây cầu Thanh Toàn chính là phần mái che. Mái ở đây được sử dụng bằng ngói âm dương – một trong những loại ngói phổ biến, mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ, thách thức thời gian. Trên mái là biểu tượng của tứ linh: Lân – Ly – Quy – Phụng oai phong.
Điểm tạo nên sức hấp dẫn cho cây cầu Thanh Toàn chính là phần mái che.
Cầu ngói ở Việt Nam này được thiết kế như một ngôi nhà với 7 gian. Gian chính giữa là nơi để thờ cúng nhằm tỏ lòng biết ơn đến những người đã xây dựng nên cây cầu. Hai bên với mỗi bên được chia làm 3 gian, là nơi được bày biện những bục gỗ cao trông giống như những bộ bàn ghế trong nhà.
Cầu ngói ở Việt Nam này được thiết kế như một ngôi nhà.
Vì nằm ngay bên cạnh sông Hương thơ mộng, cùng những chùa chiềng cổ kính, cầu ngói Thanh Toàn chính là địa điểm hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử Huế. Bất cứ ai tham gia tour du lịch Huế đều không thể bỏ qua nơi này, nó sẽ làm bạn phải rung động bởi vẻ đẹp cổ điển, hoài niệm mà đầy lưu luyến.
Nằm ngay bên cạnh sông Hương thơ mộng, cùng những chùa chiềng cổ kính.
Cầu ngói Phát Diệm – Ninh Bình
Địa chỉ: Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình
Cùng với Chùa Cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)… cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn cũng là một trong những cây cầu ngói ở Việt Nam có lịch sử lâu đời cùng với kiến trúc độc đáo nhất ở nước ta.
Cầu ngói Phát Diệm là một trong những cây cầu ngói ở Việt Nam có lịch sử lâu đời.
Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn lượn mềm mại, vắt qua dòng sông Ân nối nhịp cho đôi bờ thêm gần nhau hơn. Dòng sông lấp lánh nước, những hàng cây xanh tốt, vài người đang ngồi thảnh thơi câu cá. Tất cả tạo nên một khung cảnh đẹp tựa bức tranh. Cầu còn là nơi dừng chân nghỉ mát của khách qua đường hay là nơi để những người dân ngồi hàn huyên vài ba câu chuyện.
Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn lượn mềm mại, vắt qua dòng sông Ân.
Cầu ngói Phát Diệm Ninh Bình là công trình kiến trúc độc đáo, giữ gìn được nguyên vẹn cho đến tận bây giờ. Cây cầu được xây dựng theo kiểu “thượng gia hạ kiều”, một cây cầu được xây dựng bằng gỗ chắc chắn, mái hai đầu cầu có độ võng nhẹ, tạo nên dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.
Cầu ngói Phát Diệm Ninh Bình là công trình kiến trúc độc đáo, giữ gìn được nguyên vẹn cho đến tận bây giờ.
Trên đây là một số những cây cầu ngói ở Việt Nam được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp độc đáo của nó. Nếu có dịp đến với những vùng đất này, bạn hãy giành thời gian để chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp hấp dẫn của những cây cầu này nhé, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Mục sở thị 7 cây cầu ngói cổ đẹp huyền bí nhất Việt Nam
Nhờ kiến trúc đặc biệt, vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, những cây cầu ngói cổ đẹp ngỡ ngàng không chỉ có chức năng giao thông mà đã trở thành biểu tượng văn hóa.
Cầu ngói Chùa Thầy. Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội có hai cây cầu ngói cổ nằm ở hai bên sân chùa. Cầu Nhật Tiên bên tay phải, nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên bên tay trái, nối làng xóm với chùa và đường lên núi Sài Sơn.
Hai cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17. Mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.
Cầu Khum: Cầu nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đây là một cầu ngói cổ có kiến trúc độc đáo của khu vực miền Bắc. Nhìn từ xa cầu trông giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.
Kết cấu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc.
Cầu ngói Phát Diệm: Cầu bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách TP. Ninh Bình khoảng 30 km. Bên trên lợp ngói, hai bên là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can rất chắc chắn. Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài của cây cầu này là 36m, chiều rộng là 3m.
Cầu ngói Phát Diệm có dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát. Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Cầu ngói chợ Thượng: Cầu thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Cầu được xây dựng vào thế kỷ 18 nhờ tiền công đức của bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân- cung phi của chúa Trịnh, là người con gái xuất thân làng Thượng Nông.
Kiến trúc cầu khá độc đáo, phần thượng gia với bộ khung gỗ và một mái nhà lợp ngói. Mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng nằm chắc chắn hai bên bờ sông Ngọc. Nhờ bệ cầu chắc chắn, suốt hơn 300 năm với bao biến thiên lịch sử, cây cầu vẫn đứng vững.
Cầu ngói chùa Lương: Cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, Nam Định, bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m.
Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi. Hai bên cầu là hai dãy hành lang cũng được uốn cong để khách bộ hành có thể dừng chân ngồi nghỉ, phía ngoài hành lang là hàng lan can bằng gỗ.
Cầu ngói Thanh Toàn: Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Cầu ngói Thanh Toàn được chia thành các gian, mỗi gian như một ngôi nhà nhỏ trong ngôi nhà lớn.
Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo - người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua. Sáu gian còn lại đều có bục gỗ hai bên để nghỉ ngơi. Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam.
Chùa Cầu Hội An: Đây là công trình xây dựng vào thế kỷ 17. Cầu dài khoảng 18m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Trên cửa chính của có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến).
Cùng với thời gian, kiến trúc của Chùa Cầu hiện mang đậm phong cách Việt Nam với mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An.
Khám phá 5 địa điểm tham quan hấp dẫn du khách du lịch Hội An Dưới đây là những địa điểm hấp dẫn cho khách du lịch tham khảo khi đến với du lịch Hội An để cùng khám phá những trải nghiệm mới mẻ khi đặt chân đến với vùng đất trữ tình này. Mong rằng bạn sẽ có được một chuyến du lịch tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Bạn đang stress? Bạn muốn có một...