Những cây cầu dọa sập ở ngoại thành Hà Nội
Rất nhiều cầu khỉ, cầu phao được bắc qua sông Đáy, Vân Đình, phục vụ dân sinh, đã xuống cấp, rất nguy hiểm.
Cầu gỗ Phương Nhị bắc qua sông Vân Đình, nối xã Hồng Dương (Thanh Oai) với xã Phú Túc (Phú Xuyên) và tỉnh lộ 429, hàng ngày phải oằn mình “cõng” hàng trăm lượt người, phương tiện qua lại.
Nhiều người dân phải nín thở, đi chậm mỗi khi qua cầu Phương Nhị. Hiện đi qua cầu người dân mất phí 2.000đ/lượt xe máy, 1.000đ/lượt xe đạp, nguồn thu này duy trì để trùng tu, bảo dưỡng cầu.
Nhiều tấm ván gỗ đã mọt, gãy. Trong khi đó trụ và dầm cầu bị hoen gỉ, mối hàn bị bong có nguy cơ gãy, đổ bất cứ lúc nào.
Do mặt cầu quá hẹp, lại xuống cấp, lan can chỉ là những dây thép nhỏ nên không ít vụ tai nạn đã xảy ra (bình quân mỗi năm có 6-7 vụ). Biết nguy hiểm, nhưng do từ xã Hồng Dương qua cầu Phương Nhị sang xã Phú Túc gần hơn so với tuyến đường chính, nên người dân quanh khu vực vẫn đi qua cầu này.
Cầu phao làng Vân có chiều dài gần 40m bắc qua sông Đáy nối hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Cây cầu dân sinh này đã tồn tại gần 30 năm.
Video đang HOT
Cầu được ghép bởi những thanh sắt và thép nhỏ. Cầu có trọng tải yếu, một chiếc xe máy đi qua, cả cây cầu đã rung bần bật.
Nhiều người không dám đi qua cầu này mà phải nhờ người khác lái hộ.
Buộc tạm thành cầu bằng những đoạn dây thừng thô sơ.
Nhiều đoạn trên cầu, các thanh thép bị rời ra không có lan can. Người dân dùng tạm những cọc tre buộc lên lan can để gia cố cầu.
Cũng bắc qua sông Đáy, cầu phao dân sinh Tử Dương nối 2 xã Lạc Dương (Ứng Hòa) và Lai Tảo (Mỹ Đức) được ghép bằng những thanh gỗ tạm bợ.
Những đoạn dây thừng hai bên được buộc vào các gốc cây để giữ cầu phao. Nhiều miếng thép bị rời ra mỗi khi có lực tác động nhẹ để hở một khoảng trống giữa cầu.
“Cầu đã có từ cách đây hơn 20 năm, do hai gia đình ở hai bên góp vốn làm cho người dân qua lại. Ngày xưa, không có cầu người dân chúng tôi đi lại bằng thuyền thúng, mùa nước cạn thì đi dễ nhưng đến mùa lũ dân không ai dám đi, có người qua sảy chân bị ngã, đến nay đã có 2 người chết khi qua cầu”, ông Nguyễn Quang Lãm (71 tuổi) cho biết.
Theo Zing
2 đứa trẻ bơ vơ trong gia đình có 9 người rơi xuống suối
Ở nhà ông Chang A Súa, Phó chủ tịch HĐND xã Sơn Bình, người nằm trong quan tài vụ sập cầu ở Lai Châu chỉ có đứa anh 8 tuổi lau vội mép cho đứa em gái khi có khách đến.
Ngày 27/2, ở nhà ông Súa tại bản Chu Va 6, cửa đóng im ỉm, chỉ có đàn lợn ỉ dũi đất trong vườn cỏ dại phát ra tiếng động. Một người phụ nữ đang cho con bú chỉ vào phía trong và cất giọng lơ lớ: "Có thằng A Sơn núp trong nhà mà".
Ông trưởng bản Hàng A Phảng mở cánh cửa gỗ đã mục. Một bé trai đang ngồi thụp dưới nền nhà cầm trên tay chiếc chảo có rau ăn dở cùng một bé gái nhỏ hơn vài tuổi.
Đó là Chang A Sơn (8 tuổi), con trai cả của Chang A Súa, còn bé gái là Chang Thanh Huyền (5 tuổi). Thấy người lạ, Sơn ngước mắt lên nhìn: "Chú tới viếng bố cháu phải không?".
Chang A Sơn (8 tuổi) ngồi thụp cho em gái Chang Thanh Huyền ăn trưa trong căn nhà vắng ngắt.
Căn nhà của A Súa tuềnh toàng, ảm đạm. Gian bếp thụt ngay trái giường ngủ. Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế còn mới và có giá trị. Bé A Sơn cho biết: "Mẹ đi viện rồi. Ông nội Tăng đi đâu mấy ngày không biết. Sáng nay trước khi đi viện, mẹ Sử đã nấu sẵn cho hai anh em ăn. Em Chang Thanh Hòa (4 tuổi) theo mẹ lên viện".
Ông Phảng cho biết, hôm xảy ra chuyện, chiếc quan tài khiêng Súa rơi xuống không hề bị vỡ. Nhưng 9 người thân của Súa bị rơi, chấn thương nặng gồm anh em trai, cháu ruột. Còn vợ và ba con nhỏ đi ở tốp đầu tiên và may mắn không sao.
Trong 9 người bị rơi xuống suối có 4 anh trai Súa gồm anh cả Chang Páo Xừ (43 tuổi), anh hai Chang A Cả (38 tuổi), anh ba Chang A Phua (SN 1983) và anh tư Chang A Hàng. Tất cả các anh đều bị đa chấn thương nặng, trong đó Cả đã được nhóm bác sĩ đoàn Hà Nội ở lại phẫu thuật vào sáng 26/2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
Ngoài ra, còn có ba cháu ruột của Súa, là Chang A Thành (16 tuổi), con anh Phua, hiện là nạn nhân bị chấn thương nặng nhất đang được điều trị, 2 cháu Chang A Chưa và Chang Thị Pảng (2 tuổi) đã qua cơn nguy kịch.
Bố mất, mẹ đi lên viện chỉ còn hai anh em Sơn trong căn nhà vắng.
Khi khách chuẩn bị rời căn nhà nơi có 9 người rơi xuống suối, bé Sơn quay ra lấy khăn lau vội mép cho em gái còn dính thức ăn và cất tiếng chào.
Xin không xây cầu treo!
Sáng 27/2, người dân Chu Va đã bắt đầu qua suối bằng cây cầu gỗ dưới chân cầu treo bị sập ngày 24/2, trẻ em đã đi học trở lại. Công nhân bắt tay vào kè móng, lắp dầm thi công cầu tạm.
Ba ngày qua, tai họa ập xuống người dân Chu Va khiến 8 người tử vong, 36 người bị chấn thương nặng phải nhập viện. Sau khi an táng những người xấu số trong vụ tai nạn, người dân Chu Va vẫn phải đối mặt với những mất mát, tổn thất cả về vật chất và tinh thần.
Ông Phảng kể, người dân Chu Va bốn mùa trồng lúa và sống trên sườn núi cao bên cạnh đỉnh Phan-xi-păng. Vài năm trở lại đây, giống thảo quả mang về được dân bản trồng và cho thu hoạch khá hơn lúa. Kinh tế được cải thiện, bản bắt đầu có những chiếc xe máy Win, nhà xây đầu tiên.
Nhưng năm nay lạnh quá, băng phủ kín toàn bộ thảo nguyên. Thảo quả mất mùa trắng, chẳng bao lâu sau lại xảy ra tai họa cướp đi sinh mạng nhiều người. "Bây giờ cả bản phải gồng mình chăm người bị thương trong bệnh viện".
Bên cạnh cây cầu treo "tử thần" bị lật là chiếc cầu treo cũ khiến người dân Chu Va sợ hãi.
Qua cây cầu treo, nơi thảm họa ập đến, ông Phảng cho biết, bên cạnh đó cũng là một cây cầu treo nhỏ hơn. Những năm trước, dân bản qua lại cây cầu treo sàn gỗ này. Mùa mưa, nước dâng cao sát với sàn cầu. Mặt sàn gỗ lâu ngày mưa mục, mọt bị thủng nhiều mảng lớn. Nhiều trẻ em đi học bị thụt chân xuống, bị thương phải đi cấp cứu. Vì thế trẻ em trong bản từ nhỏ đều được dạy bơi.
Người dân Tây Bắc ví những cây cầu treo - con đường độc đạo nối bản làng với thế giới bên ngoài như "lưỡi hái tử thần".
Theo Zing News
Mỗi lần qua cầu là đánh cược mạng sống! Mỗi ngày, hàng trăm lượt người phải đánh cược chính mạng sống của mình mỗi khi đi qua chiếc cầu phao mỏng manh được làm bằng gỗ nổi trên mặt nước. Đã hơn 22 năm tuổi, chiếc cầu phao mặt gỗ mong manh nối liền hai bờ sông Hoàng Mai đoạn qua xóm 18, xã Quỳnh Vinh và khối 14 xã Mai Hùng...