Những cây cảnh… kỳ dị nhất Việt Nam
Không hẳn người chơi cây mê mẩn vì những siêu cây có giá triệu đô, thế cổ điển, chuẩn mực mà còn vì những thế cây kỳ lạ tới mức… kinh dị.
Cây lộc vừng “loằng ngoằng” hình rắn bò ra từ miệng một chiếc bình gốm.
Cây lộc vừng thân cành rất ít, chủ yếu là chùm rễ chen chúc từ miệng một chiếc bình gốm nhỏ khiến người xem nghĩ đến ý tưởng của chủ nhân tạo dáng cây này trong năm Thìn hay năm Tỵ, thế nên nó mới có dáng rất… rồng rắn.
Cây nằm “hớ hênh” trên một phiến đá.
Video đang HOT
Trứng gà cũng trở thành… siêu cây?!
Còn với tác phẩm này, chủ nhân của nó phải viết thơ để giãi lòng với người xem…
Thế cây vách thành và… mũi tên.
Cây “thành vách”…
Cây cảnh này là cây nhãn cổ nhưng… còi, vì tuổi đời của loài thân gỗ này cũng chừng vài chục năm, nhưng nó chỉ cao chừng ngót một mét – bằng chiều cao của một cây trồng vài ba năm. Có lẽ, trong thế giới thực vật cũng có sự phân biệt rõ rệt về… chiều cao.
Cây nhãn… lùn nhất Việt Nam trong thế long.
Cây sang thế quần thụ này lại ôm nguyên một chiếc chậu xi măng bên trong.
“ngoạm” nguyên một chiếc chậu cổ trong chùm rễ của mình.
Theo xahoi
Nông dân thất thu vì thời tiết thất thường
Khí hậu đã và đang dần thay đổi, tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong vụ sản xuất Tết vừa qua, nhiều chủ vườn hoa, cây cảnh đã thất thu lớn vì thời tiết thất thường.
Thời tiết bất thường khiến nông dân lao đao
Nở hoa trái vụ
Nhiều loài hoa như mai, đào, mận theo tự nhiên chỉ nở vào mùa xuân, sau Tết Nguyên đán trở đi nhưng vừa qua, ở khá nhiều nơi, hoa đã nở sớm 1-2 tháng. Ngoài ra, các loại cây ăn quả được coi là "cây làm giàu" của nông dân như vải thiều, nhãn ở miền Bắc, xoài ở miền Nam, thậm chí cả cà phê ở Tây Nguyên... cũng nở hoa bất thường. Bà con nông dân cho biết, do cây quả nở hoa quá sớm, gần như trái vụ ảnh hưởng rõ tới năng suất, sản lượng, làm thiệt hại đáng kể.
Cuối năm 2012, hoa đào đã nở trước Tết ở khắp các huyện vùng cao. Trong đó, tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa), nằm gần biên giới Việt - Lào, từ cách Tết Nguyên đán 2013 hai tháng, đào đã nở thắm núi rừng. Tại các xã như Mường Lý, Tén Tằn... hàng vạn cây đào khoe sắc rực rỡ từ tháng 10-2012. Trưởng bản Sài Khao (Mường Lý) Sùng A Sú cho biết "Chưa bao giờ ở đây có hiện tượng hoa đào nở sớm như thế". Tại các vựa đào rừng lớn ở Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Sơn La, Điện Biên... những năm gần đây cũng có đào nở sớm. Ngay ở vùng xuôi, nơi có khá nhiều "làng đào" tết, bà con cũng "méo mặt" vì hoa nở sớm.
Cùng với đào ở miền Bắc, từ tháng 10-2012, nhà vườn ở Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Tây Nguyên và Nam bộ cũng phải ngậm ngùi vì cảnh mai nở quá sớm. Trồng mai cũng như đào, cả năm chỉ trông chờ mỗi vụ tết. Vì vậy nhiều nông dân, chủ vườn mất ăn mất ngủ khi mai nở trước tết 1-2 tháng, thất thu rất lớn. Theo nhiều nông dân trồng mai, lượng mai nở trước Tết Nguyên đán chiếm đến 60-70%. Ngay tại Đà Lạt, nơi được xem là khí hậu lý tưởng cho các loại cây trồng thì đợt Tết vừa qua, lượng hoa đào nở sớm cũng chiếm đến 30%, gây thất thu cho nhà vườn. Thiệt hại nặng nề không kém là ở các vựa trồng cây ăn quả.
Thời tiết đang biến đổi
Ông Nguyễn Đắc Thành, chủ một trang trại vải thiều rộng hơn 12ha ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ: "Khoảng chục năm trở lại đây, vải thiều, nhãn, xoài thường nở hoa rất sớm. Có năm, từ trước Tết Nguyên đán 1-2 tháng hoa đã nở trắng. Trong khi trước đây phải khi xuân sang ấm áp, có mưa phùn hoa mới nở".
Ông Thành cho biết, năm 2012 vừa qua, nhãn, vải thiều ở miền Bắc mất mùa nặng, một phần do hoa nở quá sớm. Nhiều vườn vải nở hoa vào tháng 11-12 âm lịch, đúng vào thời điểm xuất hiện rét đậm rét hại nên không thể thụ phấn. Tỷ lệ hoa đậu quả chỉ đạt khoảng 30-70%. Có gia đình mất trắng. Vì thế, sản lượng vải tung ra thị trường hồi mùa hè chỉ bằng khoảng 50-60% mọi năm.
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Trung tâm Khí hậu nông nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu khí tượng Việt Nam, cơ quan chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đối với sinh trưởng của cây trồng, mùa vụ cho biết, điều kiện của một cây trồng là cứ tích đủ lượng nhiệt nhất định thì sẽ ra hoa kết trái. Còn Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Lê Thanh Hải cho rằng, qua quan trắc mùa đông năm 2012 chỉ có tháng 9-2012 là nhiệt độ tương đương trung bình nhiều năm, còn lại tháng 10, 11 cao hơn trung bình từ 1-3 độ C, có những nơi cao hơn 2-4 độ C. Không những ấm mà còn ẩm nên cây quả ra hoa sớm. Các năm trước, phải sang tháng 2-3 âm lịch mới có hiện tượng nồm ở miền Bắc, nhưng 2 năm nay, từ tháng 11-12 âm lịch đã có hiện tượng nồm. Do thời tiết và quy luật sinh trưởng của cây trồng đang thay đổi nên theo TS. Liêm, cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn về những biến đổi khác thường của thời tiết để phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó kịp thời thay đổi cơ cấu, thời lịch mùa vụ gieo trồng phù hợp hơn.
Theo ANTD
Tranh nhau trộm cướp đường hoa 17 tỉ đồng Sáng 17/2, trong khi ban tổ chức đang tiến hành tháo dỡ đường hoa Bạch Đằng (TP Đà Nẵng) thì nhiều người dân đổ xô đến tranh giành các chậu hoa, cây cảnh. Lực lượng cảnh sát cơ động phải rất vất vả để ngăn cản những người lấy hoa. Lực lượng cảnh sát cơ động Công an TP Đà Nẵng đã được...