Những cây cảnh đẹp “mê hồn” nhưng lại cực độc
Tại các vườn cây cảnh và công viên thường trồng một số cây cảnh đẹp nhưng lại có chất độc có thể gây ngộ độc nguy hiểm nếu ta ăn phải hoa, lá hoặc quả của chúng.
Đó là cây hoa Trúc đào và người anh em cùng họ của nó – cây Thông thiên.
Cây thông thiên có độc.
TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Học viện Y học cổ truyền trung ương cho biết trúc đào (tên khoa học là Nerium odorum Soland) là một cây cao khoảng 5-6m, thuộc họ Trúc đào (APOCYNACEAE), lá mọc vòng 3 cái một, hình mác hẹp, hoa màu hồng tươi (cũng có loại hoa trắng hay vàng) mọc thành chùm ở ngọn cành, nở rộ vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7.
Cây trúc đào chứa nhiều độc. Toàn cây chứa một nhựa đục, đắng và độc, đặc biệt là lá cây, đã từng gây ra những vụ ngộ độc đáng tiếc.
Trong lá có 4 glucozid, quan trọng nhất là Aleandrin tức Neriolin. Chất này có tác dụng trợ tim nhưng ở liều rất nhỏ, nếu quá liều sẽ gây ngộ độc chết người. Nó đã được xếp vào loại độc dược. Trong Y học, người ta cũng đã dùng lá cây này để chiết chất Neriolin pha rượu, uống từng giọt để chữa bệnh tim, với sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.
Độc tính của Trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta đã kể những trường hợp bị ngộ độc do ăn chả nướng xuyên bằng cành Trúc đào ở đảo Corse nước Pháp, hoặc do uống nước đựng trong chai nút bằng gỗ Trúc đào, uống nước suối có lá Trúc đào rụng xuống, …
Người bị ngộ độc Trúc đào thường đau bụng nhiều, buồn nôn và nôn, rối loạn về hô hấp, tuần hoàn, đồng tử mở to, có thể bị co giật, tim bị ảnh hưởng nặng nề có thể gây tử vong. Chất độc này ở liều nhỏ cũng có thể gây nôn mửa, chóng mặt, người bải hoải, ngất xỉu.
Loài thứ hai là cây thông thiên (tên khoa học là Thevetia peruviana (Pers) K Schum) cũng thuộc họ Trúc đào (APOCYNACEAE).
Đây là một cây nhỏ, cao 3-4m, trên cành có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Hoa Thông thiên to đẹp, màu vàng tươi mọc thành xim ngắn ở kẽ lá gần ngọn. Quả hạch, tròn, chắc, khi chín màu đen. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Thông thiên ra hoa vào tháng 5-6, có quả vào tháng 9 -10. Cây này được nhân dân ta trồng làm cảnh ở nhiều nơi, nhất là các vườn hoa, vườn cảnh gia đình.
Video đang HOT
Cũng như Trúc đào, trong cây Thông thiên có chứa chất độc ảnh hưởng đến tim, có thể gây ngộ độc nặng chết người giống Trúc đào.
Nhân hạt cây này và hoạt chất Thevetin chiết từ nhân hạt (thu hái từ những quả chín, đập vỡ, lấy nhân) được dùng trong Y học làm thuốc chữa suy tim nhưng với liều rất nhỏ tính theo giọt (thường chỉ dùng mỗi ngày 30-60 giọt dung dịch Thevetin).
Trúc đào và Thông thiên là những cây hoa đẹp nhưng là những thực vật độc cần chú ý để phòng để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra (nhất là với trẻ em).
Theo infonet
Cẩn thận với những cây cảnh có độc được trồng phổ biến trong nhà
Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng, những loại cây cảnh trong nhà vốn dĩ quen thuộc và thường thấy này lại có thể gây chết người nếu chẳng may "nếm thử".
Có rất nhiều cái chết thương tâm, chủ yếu là những trường hợp của các em nhỏ. Vốn dĩ cây cảnh trong nhà thường chứa chất độc, thậm chí là cực độc nếu ăn phải khiến lưỡi bị tê, tinh thần hoảng loạn, não gần như ngưng hoạt động, mắt lờ đờ... vì chúng thường là cây hút các độc tố trong không khí.
Vì thế, "lợi bất cập hại", bạn nên chú ý việc chọn lựa cây trồng cũng như chia sẻ với con những thông tin cần thiết để tránh những trường hợp thương tâm có thể xảy ra.
Dưới đây là một số loại cây trồng có độc được các chuyên gia cảnh báo không nên trồng trong nhà mà bạn có thể tham khảo.
1. Cây kim tiền
Vài tháng trước đây, cộng đồng mạng từng "dậy sóng" vì trường hợp một em bé 15 tháng tuổi trong lúc nghịch chơi có bứt lá cây kim tiền để "nếm thử". Dù ông ngoại đã phát hiện và lấy ra ngay nhưng bé đã khóc nhiều, mặt có biểu hiện đỏ ửng, miệng bị sưng phồng lên.
Theo nghiên cứu của ĐH Copenhagen, cây kim tiền có thể loại bỏ 0,01mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày. Khi bị trúng một trong những loại độc tố này, bệnh nhân có thể bị ngứa chân tay, miệng nóng rát mạnh, họng sưng, khó thở thậm chí ngạt thở, co giật, hôn mê dẫn đến tử vong...
2. Cây vạn niên thanh
Mới đây, một người mẹ có cô con gái nhỏ 4 tuổi tên là Nashwa đã phải lên mạng xã hội viết bài cảnh báo. Nội dung của bài cảnh báo chính là người mẹ nhận thấy con gái chạy lại gần phía mình, khóc nức nở và không nói được. Người mẹ kiểm tra không thấy có vết bầm tím nào trên người. Con gái sau khi được mẹ trấn an đã kể lại cô đã cắn lá của cây vạn niên thanh.
Được biết, loại cây này chứa các tinh thể canxi oxalate hình kim gọi là raphides (tinh thể kim). Khi dính vào miệng, nhựa cây vạn niên thanh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm tê, kích ứng miệng, chảy nước dãi quá nhiều và sưng cục bộ.
Vạn niên thanh được xem là loại cây cảnh trồng nhiều trong nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng, nhựa cây có thể khiến người ăn phải bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng... Nếu ăn phải hoa, quả của loại cây này còn có thể bị ngộ độc.
3. Cây trầu bà vàng
Ở những kệ trang trí, kệ tivi hay các khung cửa sổ, dễ nhận thấy mọi người khá ưa chuộng trồng những chậu, giỏ trầu bà vàng. Đây được xem là loại cây cảnh có chứa độc tố cực mạnh. Thân và lá chứa nhiều oxalate canxi. Nếu nuốt phải có thể gặp các triệu chứng sưng miệng, chảy nước dãi, nôn mửa... Với hàm lượng nhiều có thể gây khó thở, đau họng dẫn đến tử vong.
4. Cây đỗ quyên
Vào dịp Noel hoặc Tết đến xuân về, nhiều gia đình ưa thích trồng những chậu đỗ quyên rực rỡ trong nhà. Cây có tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây có chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt... Một lượng 100 đến 225 gram lá của cây đỗ quyên này có thể gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.
5. Thiên điểu
Thiên điểu được trồng làm cảnh ở hiên nhà hay ban công. Đây là các vị trí trẻ em rất thích vui chơi, trải nghiệm. Trong hoa và hạt của cây thiên điểu có nhiều chất gây ngộ độc đường ruột. Khi ăn phải có thể khiến người bị chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy.
6. Cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan được ưu ái trồng ở lối vào nhà, bếp hoặc phòng khách. Cùng với kim tiền, đỗ quyên thì thiết mộc lan là loại cây dễ sống, có ý nghĩa phong thủy phát lộc, phát tài. Tuy nhiên khi trồng, bạn cũng cần lưu ý lá của loại cây này có chứa hoạt chất làm tăng tiết nước bọt. Nếu vô tình ăn phải có thể xảy ra các triệu chứng nôn mửa, sốt nặng, rối loại tiêu hóa.
7. Cây xương rồng cảnh
Mọi người vẫn thường trồng xương rồng ở bàn làm việc, trong phòng khách hay ngoài ban công. Những cây xương rồng cảnh được trồng với lý do giảm bớt ánh sáng xanh và các chất độc hại khác. Một số nhà nghiên cứu cho biết, mủ cây xương rồng có thể làm phồng rộp da và niêm mạc mắt của trẻ nếu vô tình đụng phải. Cha mẹ cần chú ý nhắc nhở con tránh xa loại cây này. Đồng thời, nên đặt những chậu cây xương rồng ở các vị trí trẻ ít hoạt động, nô đùa để tránh trường hợp vô tình gây hại cho con.
Trồng cây cảnh trong nhà là một việc vô cùng hữu ích, có thể giúp tạo những mảng xanh trong lành, thanh lọc không khí. Tuy nhiên, bố mẹ cần lựa chọn những cây trồng phù hợp, đặt ở những vị trí hợp lý và có những bài học thật dễ hiểu để các con có thể biết được tác hại nếu ăn phải giúp không có trường hợp xấu nào có thể xảy ra.
Theo afamily
Bé 15 tháng tuổi nguy kịch sau khi cho lá kim tiền vào miệng, chuyên gia cảnh báo gia đình nào trồng cây phải cực chú ý! Bé 15 tháng tuổi trong lúc nghịch chơi có bứt một lá cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài ở nhà mình bỏ vào miệng. Sau đó, con nhanh chóng bị dị ứng khiến cả nhà vô cùng kinh hãi. Bé 15 tháng tuổi bứt lá cây kim tiền cho vào miệng, nhanh chóng bị dị ứng khiến cả...