Những cầu thủ Việt Nam ‘đổi đời’ dưới triều đại Park Hang-seo
Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Phan Văn Đức là những cầu thủ đã “đổi đời” sau thành công của U23 Việt Nam và tuyển quốc gia dưới triều đại huấn luyện viên Park Hang-seo.
Thành công của các đội tuyển dưới thời HLV Park Hang-seo (giữa) đã thay đổi số phận rất nhiều cầu thủ Việt Nam. Nhiều cái tên đã rực sáng trở thành ngôi sao, nhiều cầu thủ từ vô danh bước lên đỉnh cao, “đổi đời” nhờ HLV Park.
Nguyễn Quang Hải: Cho tới SEA Games 2017, Quang Hải vẫn chỉ là một thành viên bình thường trong đội hình U23 Việt Nam. Ngay ở giải đấu đầu tiên của HLV Park Hang-seo tại Thường Châu, Quang Hải đã “lột xác” để trở thành siêu sao số một của đội tuyển và bóng đá Việt Nam. Niềm tin của HLV Park, việc ông kéo Quang Hải lên vị trí tiền đạo phải, đã tạo ra cầu thủ có lẽ là hay nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.
Bùi Tiến Dũng (giữa):Trước U23 châu Á 2018, Tiến Dũng vẫn chỉ là thủ môn dự bị ở U23 Việt Nam. Tuy nhiên, 6 trận tại Trung Quốc đã giúp Dũng đạt được thành công rực rỡ, trở nên nổi tiếng không kém bất kỳ danh thủ Việt nào trong lịch sử. Hơn nửa năm qua, Tiến Dũng đã sa sút rất nhiều, ngồi dự bị cả ở CLB và đội tuyển nhưng với người hâm mộ, anh vẫn là “thủ môn quốc dân” được yêu mến.
Phan Văn Đức (phải): Không có mặt ở SEA Games 2017, gần như vô danh trên bản đồ bóng đá Việt, thậm chí chưa ai biết mặt sau vòng bảng U23 châu Á 2018, Phan Văn Đức đã thăng tiến kinh khủng dưới triều đại Park Hang-seo. Đỉnh cao của Văn Đức là AFF Cup2018 và Asian Cup 2019 khi anh trở thành cái tên không thể thay thế trong mọi sơ đồ của HLV Park. Danh hiệu Quả bóng đồng Việt Nam 2018 là bằng chứng cho sự tiến bộ thần tốc ấy.
Video đang HOT
Trần Đình Trọng: Giống như Tiến Dũng, tên tuổi Đình Trọng vốn chỉ gắn liền với U20 Việt Nam. Tuy nhiên, thành công với HLV Park Hang-seo đã “đổi đời” cầu thủ này. Anh chiếm lấy vị trí đá chính ở U23 và tuyển quốc gia, gia nhập CLB mạnh nhất V.League Hà Nội. Đình Trọng thậm chí trở nên quan trọng tới mức ông Park buộc phải dùng anh tại vòng loại U23 châu Á 2020 dù cầu thủ này chưa bình phục chấn thương.
Phạm Đức Huy: Trước triều đại Park Hang-seo, Đức Huy chỉ là tiền vệ cánh tầm trung của bóng đá Việt Nam. Quyết định kéo Huy về đá trụ cho Xuân Trường ở U23 châu Á đã làm thay đổi sự nghiệp của cầu thủ này. Bây giờ, Đức Huy là trụ cột của CLB Hà Nội và tuyển quốc gia, luôn có suất mỗi khi đội bóng tập trung.
Đỗ Hùng Dũng: Từng có những “chiến dịch” vận động hành lang cho Hùng Dũng lên tuyển nhưng đến thời HLV Park, điều đó mới trở thành hiện thực. Số 88 của CLB Hà Nộikhông mất quá nhiều thời gian để khẳng định vị thế vững chắc của mình. Hiện Hùng Dũng là lựa chọn số một ở vị trí tiền vệ trung tâm tuyển Việt Nam căn cứ trên số phút thi đấu.
Hà Đức Chinh (giữa): Việc trọng dụng Hà Đức Chinh có lẽ là quyết định gây tranh cãi nhất của HLV Park Hang-seo khi cầu thủ này góp mặt trong cả 5 giải đấu lớn từ 2018 tới nay. Tại vòng loại U23 châu Á 2020, Đức Chinh phần nào đền đáp niềm tin của thầy Park với 2 bàn vào lưới U23 Brunei và Thái Lan.
Nguyễn Trọng Hoàng: Vốn là tiền vệ công, Trọng Hoàng được HLV Park kéo về vị trí hậu vệ phải ở AFF Cup 2018 sau những chấn thương liên tiếp của Vũ Văn Thanh và Phạm Xuân Mạnh. Quyết định ấy mang tới quả ngọt cho HLV Park và thay đổi sự nghiệp của Trọng Hoàng. Anh chơi cực hay và giờ giữ một vị trí không thể tranh cãi ở hành lang phải của sơ đồ 3-4-3.
Nguyễn Anh Đức: Lên tuyển như giải pháp tình thế dưới thời Mai Đức Chung, không ai ngờ Anh Đức lại thăng hoa đến vậy trong giai đoạn cuối của sự nghiệp. Chưa đầy một năm cùng HLV Park Hang-seo, Anh Đức đã làm được điều mà anh không thể làm nổi suốt phần lớn sự nghiệp. Tỏa sáng tại chung kết AFF Cup, ghi bàn nhấn chìm Thái Lan ở King’s Cup là những cột mốc chói lọi trong sự nghiệp tưởng đã hết thời của Anh Đức.
Triệu Việt Hưng (trái): Vòng loại U23 châu Á 2020 tại Hà Nội đã thay đổi sự nghiệp của Việt Hưng. 2 bàn trong đó có pha lập công quyết định vào lưới U23 Indonesia khẳng định vị trí vững chắc của Việt Hưng trong mắt HLV Park. Anh đang trở thành trụ cột mới của U23 Việt Nam hướng tới vòng chung kết U23 châu Á 2020.
Theo Zing
Cộng đồng mạng phẫn nộ khi thấy chủ nhà Philippines in nhầm quốc kỳ Việt Nam thành Singapore
Sự nhầm lẫn tai hại của BTC Philippines đang khiến cư dân mạng Việt Nam thực sự "nóng mắt".
Trận bán kết lượt đi AFF Cup 2018 giữa Philippines và Việt Nam diễn ra trên sân Panaad (Bacolod, Philippines). Trước khi trận đấu bắt đầu, nhiều NHM đã tỏ ra lo ngại về tình hình sân bãi của nước chủ nhà. Những hình ảnh xập xệ, tồi tàn của SVĐ Panaad là đề tài gây tranh cãi khá nhiều.
Nhưng điều khiến CĐV Việt Nam bức xúc nhất là cách làm việc tắc trách của BTC Philippines. Ngay trước sân Panaad, tấm băng rôn cổ vũ trận bán kết lượt đi giữa hai đội được treo ở chỗ bắt mắt nhất. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chủ nhà đã nhầm cờ Việt Nam thành cờ Singapore. Thật khó để biện minh cho sự nhầm lẫn tai hại này.
Ngay lập tức, cư dân mạng Việt Nam rất phẫn nộ. Nhiều bình luận chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả của đội chủ nhà. Có ý kiến cho rằng họ đã dùng lại bản poster từ trận đấu giữa Philippines và Singapore từ hôm 13/11 và chỉ đổi tên đối thủ thành Việt Nam mà quên đến chuyện quốc kỳ.
Về phần trận bán kết lượt đi, Việt Nam ra sân với màu áo đỏ truyền thống. Chúng ta xuất phát bằng đội hình 3-4-3. HLV Park Hang Seo đã có những thay đổi bất ngờ ở hàng tiền vệ và tiền đạo.
Đội hình xuất phát của Việt Nam:
Thủ môn: Đặng Văn Lâm
Hậu vệ: Trần Đình Trọng, Đỗ Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải
Tiền vệ: Nguyễn Trọng Hoàng, Đỗ Hùng Dũng, Phạm Đức Huy, Đoàn Văn Hậu
Tiền đạo: Phan Văn Đức, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Quang Hải
MP
Công Phượng gia nhập CLB Sint-Truidense và câu chuyện "Có công mài sắt"... Sáng nay, Công Phượng đã ký hợp đồng có thời hạn 1 năm thi đấu cho CLB Sint-Truidense thi đấu tại giải vô địch quốc gia Bỉ. Phía trước, chưa biết CP10 có thể thành công khi sang châu Âu chơi bóng hay không. Nhưng chắc chắn, anh đang trên con đường vượt qua những giới hạn của chính mình. Đến lúc này,...