Những câu ‘ngớ ngẩn’ mẹ thường nói với con khi nóng giận
Hãy thử xem bạn có nói với con những câu “ngớ ngẩn” nào dưới đây không nhé?
Khi có con, đôi khi trong lúc nóng giận bạn thường có có xu hướng nói những điều bạn không bao giờ thưc hiện được. Và một lúc nào đó bạn sẽ nghĩ đó là những câu nói ngớ ngẩn và vô nghĩa nhất bạn đã từng nói. Tuy nhiên, và lúc nóng giận, bạn vẫn lại “thốt” ra được. Hãy thử xem bạn có nói với con những câu nào dưới đây không nhé?
1. “Nếu con không đi giày là mẹ sẽ bỏ con lại và đi trước đó?”.
Thực tế: Bạn nào có thể bỏ con lại mà đi đâu, có chăng là chạy ra sân sau nhà hoặc chạy vào trong bếp.
2. “Con có muốn mẹ đánh cho một trận không?”.
Thực tế: Bạn đâu muốn đánh và có thể sau đó bạn không đánh.
3. “Nếu con không dừng lại, mẹ sẽ dẫn con về nhà ngay lập tức”.
Thực tế: Khi con mè nheo nơi công cộng, đây chỉ là câu dọa “vô nghĩa” và bạn không thể làm được điều bạn nói ngay lập tức.
4. “Con có 30 giây để dọn dẹp đống đồ chơi này không thì mẹ sẽ ném tất cả vào thùng rác”.
Thưc tế: Ném đồ chơi vào thùng rác là việc “vô bổ” và bạn không hề muốn ném.
5. “Nếu con không ăn, thì bữa sau mẹ sẽ không nấu và cho con ăn thêm bất kì cái gì nữa”.
Video đang HOT
Thực tế: Bạn không thể đành lòng không cho con ăn những bữa sau.
6. “Mẹ đếm đến 3 là con phải dừng bằng không mẹ sẽ phạt”
Thực tế: Đếm đến 3 rồi mà con vẫn không dừng và bạn cũng không phạt.
7. “Con đang cố tình làm mẹ phát điện lên đấy phải không?”
Thưc tế: Bạn đang “điên” lắm rồi mà bạn thừa biết điều đó.
8. “Nếu con không dừng ngay việc nghịch đồ ăn thì mẹ sẽ ném tất cả đi đấy”
Thưc tế: Bạn chỉ có thể đồ ăn mà không thể ném hết chúng đi.
Theo Seatimes
Lỗi 'cấm kỵ' khi pha sữa cho con
Sai lầm khi pha sữa khiến trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề xấu về sức khỏe và đường tiêu hóa.
Pha sữa cho con là một việc làm quen thuộc của những người mẹ đang nuôi con nhỏ. Hiện nay, nhiều mẹ kêu mỗi tháng tốn hàng triệu tiền sữa, thay đủ các loại mà con vẫn thấp còi. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng chính mình là nguyên nhân khiến con không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa. Trong quá trình pha sữa, các mẹ đã tự chế sữa theo công thức của riêng mình, điều này vô tình gây ảnh hưởng đến con.
Dưới đây là một số sai lầm khi pha sữa cho con mà các mẹ hay mắc phải. Để con hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ cần lưu ý những lỗi này.
1. Không tiệt trùng bình sữa
Tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em đều khuyến cáo rằng, bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác nên được tiệt trùng kỹ lưỡng trước khi sử dụng lần đầu tiên. Từ sau đó, mẹ có thể rửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Dùng nước sôi sẽ có hữu ích trong việc khử trùng triệt để và hiệu quả những thứ đồ còn bám lại trong bình sau khi sử dụng. Đối với núm vú, nên để vị trí an toàn để tránh bị tan chảy khi gặp nhiệt độ cao.
2. Làm nóng sữa trong lò vi sóng
Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.
Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.
Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.
Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.
3. Dùng nước khoáng pha sữa cho con
Rất nhiều bà mẹ đã mắc phải sai lầm khi mua nước khoáng đóng chai để pha sữa bộ cho trẻ nhỏ uống. Nếu pha sữa bằng nước khoáng thì trẻ sẽ bị dư canxi và natri. Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie), thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp..
Bên cạnh đó, nước khoáng có những khoáng chất mà nếu dùng để pha sữa cho trẻ, thì trong quá trình bài tiết thận của trẻ sẽ không xử lý được. Nếu dùng nước khoáng trong một thời gian dài, hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.
Rất nhiều bà mẹ đã mắc phải sai lầm khi mua nước khoáng đóng chai để pha sữa bộ cho trẻ nhỏ uống (Ảnh minh họa)
4. Pha sữa cho con bằng nước rau và nước hoa quả
Pha sữa cho con bằng nước rau và nước hoa quả cũng là một trong những sai lầm khi pha sữa cho con mà các mẹ không biết đến. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitaminC giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số acid hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng.
Còn về nước luộc rau, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tuyệt đối không nên dùng nước luộc rau để pha sữa cho trẻ. Rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện vì tím tái, ngạt thở sau khi được mẹ dùng nước rau luộc pha sữa. Nước luộc các loại rau như củ dền, cả rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường.. thường có chứa hàm lượng nitrate cao, không tốt cho trẻ. Hơn nữa, các loại rau thường được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Dùng nước luộc rau đó pha sữa sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.
5. Không pha sữa theo công thức chính xác
Khá nhiều mẹ do muốn con được bổ sung chất nhiều hơn và tăng cân hơn mà khi pha đều cho thêm 1-2 thìa sữa so với quy định. Điều này khá sai lầm bởi vì mỗi sản phẩm sữa trước khi ra thị trường đều được các nhà khoa học nghiên cứu tỷ lệ phù hợp nhất. Chính vì thế mà khi cho thêm sữa không hề giúp cho các bé được bổ sung thêm chất mà trái lại sẽ gây thiếu nước cho bé. Ngược lại, khi pha quá loãng bé sẽ không được hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng yêu cầu.
Các nhà khoa học đã mất công nghiên cứu và đưa ra một công thức chuẩn, nên mẹ hãy cố gắng làm theo và đừng tự làm như cách riêng của mình.
6. Cho bé uống lại sữa từ tủ lạnh
Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn 1 cữ chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc có những bà mẹ vì muốn "nhất cử lưỡng tiện" nên quyết định pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.
Bởi sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé. Bé uống lần nào thì nên pha cho lần đấy, chớ dồn lại pha một thể sẽ không tốt.
7. Pha sữa bột bằng nước đun sôi
Đây là bước mà các mẹ hay mắc sai lầm khi pha sữa cho con. Nếu pha với nước bị đun quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin... do bị phân giải dưới nhiệt độ cao hoặc pha không đủ độ sẽ gây đau bụng cho trẻ. Theo nghiên cứu thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.
8. Không rửa tay trước khi pha sữa cho trẻ
Phần lớn mẹ không có thói quen rửa tay xà phòng trước khi pha sữa cho bé, như thế rất không nên. Vì tay người lớn có rất nhiều vi trùng có hại, nếu không được rửa, tay cầm muỗn sữa sẽ làm sữa nhiễm bẩn, mau hỏng, trẻ dễ bị tiêu chảy.
Theo Khampha
5 lời khuyên giúp con bạn học nói sớm và nhanh Ở độ tuổi học nói, đôi khi trẻ tỏ ra cáu giận vì chúng có thể hiểu được nhưng không thể diễn tả thành lời. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm một số cách thú vị khi dạy con học nói. Hầu hết các bà mẹ đều thích nhất lúc con tập đi vì ở giai đoạn này,...