Những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho bệnh nhân quai bị
Quai bị là bệnh do virus gây ra và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân quai bị là vô cùng quan trọng để người bệnh tăng sức đề kháng, đánh bại bệnh tật và phòng tránh được biến chứng.
1. Các loại thực phẩm nào làm tăng nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân quai bị?
- Các loại thực phẩm làm tăng phản ứng viêm như đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,….
- Các món ăn được chế biến từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, bánh trôi,…. có thể khiến tuyến nước bọt sưng to hơn, bệnh tình kéo dài, tăng nguy cơ biến chứng. Do vậy, chúng không phù hợp thêm vào chế độ ăn cho bệnh nhân quai bị.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thức uống có cồn hoặc chất kích thích.
2. Bệnh nhân quai bị có ăn được thịt gà và thịt bò không?
Thịt gà, thịt bò là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng chúng không phải là gợi ý tốt khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân quai bị. Nguyên nhân là thịt gà và thịt bò rất dai và khó tiêu hóa. Nó sẽ khiến bệnh nhân phải nhai nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang sưng.
Nếu ăn thịt gà và thịt bò bạn hãy cố gắng cắt nhỏ và chế biến thật mềm. Bạn có thể tham khảo các món như thịt hầm, súp gà, cháo gà, thịt bò băm,….
Bệnh nhân quai bị có thể ăn thịt gà và thịt bò nếu như được cắt nhỏ và nấu mềm (Ảnh: Internet)
3. Mắc quai bị có uống sữa được không?
Sữa rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể một cách nhanh chóng. Nó dễ hấp thu và người bệnh không cần nhai nuốt nhiều. Do đó, bạn có thể uống sữa hàng ngày khi mắc bệnh quai bị.
4. Nước ép cam có phải là thực phẩm cho bệnh nhân quai bị nên chọn?
Nước ép cam rất giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng rất tốt. Do vậy, khi bị bệnh, cơ thể ốm yếu và suy nhược, mọi người thường hay uống nước cam.
Tuy nhiên, nước ép cam không phải là thực phẩm cho bệnh nhân quai bị phù hợp. Bởi cam có vị chua sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, tăng tiết nước bọt. Điều này sẽ làm tăng cảm giác đau đớn, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Do vậy, hãy nhớ khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân quai bị cần tránh các loại quả có vị chua như cam, bưởi, dâu tây, dứa,…..
5. Bệnh nhân quai bị có ăn trứng được không?
Trứng vốn được coi là thực phẩm vàng bởi nó có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bệnh nhân quai bị ăn trứng cũng rất tốt. Các món như cháo trứng, canh trứng, súp trứng,… cũng rất dễ ăn, phù hợp với người đang mắc quai bị. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn trứng 3 – 4 lần/tuần để tránh bị khó tiêu.
Video đang HOT
Trứng vốn được coi là thực phẩm vàng bởi nó có giá trị dinh dưỡng rất cao (Ảnh: Internet)
6. Mắc quai bị có ăn được đồ cay không?
Cũng giống như đồ chua, thức ăn có vị cay sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, tăng tiết nước bọt. Điều này sẽ làm tăng cảm giác bỏng rát và đau đớn, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Thậm chí đồ cay còn mang lại cảm giác đau đớn mãnh liệt hơn so với đồ chua.
Đồ cay cũng không tốt cho hệ tiêu hóa vốn đang suy yếu của bệnh nhân quai bị. Do đó, tốt nhất khi mắc bệnh quai bị thì bạn không nên ăn đồ cay.
7. Tại sao bệnh nhân quai bị không nên ăn xôi?
Xôi là món ăn được chế biến từ gạo nếp. Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng và năng lượng. Tuy nhiên, tinh bột trong gạo nếp có cấu tạo dạng nhánh, khó bị chia cắt, rất khó tiêu. Điều này càng làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa vốn đang suy yếu của bệnh nhân quai bị.
Tại sao bệnh nhân quai bị không nên ăn xôi? (Ảnh: Internet)
Mặt khác xôi là thực phẩm có tính nóng, dễ làm trầm trọng hơn triệu chứng sưng và mưng mủ của bệnh quai bị. Do vậy, để bệnh không kéo dài, bạn không nên ăn xôi trong thời gian mắc quai bị.
8. Bệnh nhân quai bị có được ăn đồ ngọt không?
Khi mắc quai bị, người bệnh thường bị sưng đau miệng nên rất lười ăn uống. Đồ ngọt là thực phẩm cung cấp năng lượng cho bệnh nhân rất tốt. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên bổ sung các loại hoa quả mềm có vị ngọt tự nhiên. Tránh bổ sung các loại đồ ăn ngọt công nghiệp như bánh kẹo, đường, nước ngọt,….
Tìm hiểu những phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất
Trước khi có chương trình tiêm phòng, quai bị là 1 bệnh rất phổ biến ở trẻ em bởi tốc độ lây lan nhanh. Sự ra đời của vắc xin quai bị đã giúp kiểm soát các đợt bùng phát bệnh trong cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu các phân loại vắc xin quai bị phổ biến nhất.
1. Phân loại vắc xin quai bị đơn
1.1. Khái niệm phân loại vắc xin quai bị đơn
Vắc xin quai bị đơn là loại vắc xin chỉ có tác dụng ngăn ngừa duy nhất bệnh quai bị. Nó thường là vắc xin chứa virus sống. Virus đã được thích nghi và nhân giống trong nuôi cấy tế bào phôi gà. Chế phẩm của phân loại vắc xin quai bị đơn thường thuộc dạng bột vô trùng đông khô. Vì thế cần pha chế vắc xin trước khi tiêm.
Phân loại vắc xin quai bị đơn được chỉ định để tiêm phòng ở trẻ trên 12 tháng tuổi. Nó không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng vì cơ thể trẻ có thể vẫn còn đang giữ lại kháng thể phòng bệnh từ người mẹ. Điều này sẽ cản trở phản ứng miễn dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.
Vắc xin quai bị đơn không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng (Ảnh: Internet)
1.2. Tác dụng phụ
Phân loại vắc xin quai bị đơn có thể có các tác dụng phụ như:
- Ngứa hoặc châm chích ở chỗ tiêm.
- Sốt.
- Phát ban, đỏ da, đặc biệt là xung quanh tai.
Khi nào tình trạng Phát ban đỏ trên da ở mức nguy hiểm? Cần phải gặp bác sĩ?
- Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
- Có các phản ứng dị ứng như khó thở, khó nuốt, ngứa bàn chân hoặc bàn tay, sưng mắt hoặc bên trong mũi,...
Các tác dụng hiếm gặp có thể bao gồm:
- Xuất hiện vết bầm tím trên da.
- Sốt cao.
- Nhức đầu nghiêm trọng.
- Cáu gắt, hoang mang.
- Đau hoặc hoặc sưng tinh hoàn và bìu ở nam giới.
- Cổ cứng.
- Nôn mửa.
1.3. Lưu ý khi sử dụng vắc xin quai bị đơn
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng thì hãy cho bác sĩ biết. Đặc biệt là khi bạn quá mẫn cảm với trứng. Bởi vì vắc xin quai bị sống được sản xuất trong nuôi cấy tế bào phôi gà.
- Các nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy rằng phân loại vắc xin quai bị đơn gây ra rủi ro tối thiểu cho trẻ sơ sinh khi được sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
- Ở những người có hệ miễn dịch yếu có thể làm giảm tác dụng của vắc-xin hoặc có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ.
2. Phân loại vắc xin quai bị kép
2.1. Các loại vắc xin quai bị kép phổ biến
Hiện nay, vắc xin quai bị đơn rất hiếm khi được sử dụng, thay vào đó là vắc xin kép. Vắc xin quai bị kép hay còn được gọi là vắc xin quai bị phối hợp. Ngoài việc chủng ngừa bệnh quai bị thì vắc xin quai bị kép còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác. Phân loại vắc xin quai bị kép phổ biến nhất hiện nay chính là MMR và MMRV.
Ngoài việc chủng ngừa bệnh quai bị thì vắc xin quai bị kép còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác (Ảnh: Internet)
- Vắc xin MMR bảo vệ cơ thể khỏi 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella.
- Vắc xin MMRV bảo vệ cơ thể khỏi 4 bệnh là sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
Đây là những căn bệnh rất dễ lây lan. Chúng có thể truyền từ người này sang người khác khi ho, hắt hơi hoặc chỉ qua hít thở.
2.2. Liều dùng vắc xin quai bị kép
Vắc xin quai bị kép thường ở dạng "giảm độc lực" của mỗi loại vi rút. Có nghĩa là chúng là dạng sống của vi rút đã được làm yếu trong các phòng thí nghiệm y tế. Thuốc có thể được tiêm cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi. Lý tưởng nhất là:
- Liều đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.
- Liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
2.3. Tác dụng phụ
- Đau nhức, mẩn đỏ hoặc phát ban ở vị trí tiêm.
- Sốt.
Sau khi tiêm vắc xin quai bị kép thì trẻ có thể gặp tác dụng phụ như sốt (Ảnh: Internet)
- Sưng các tuyến ở má hoặc cổ.
- Có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt và cổ họng, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc suy nhược.
- Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm co giật do sốt cao, ra máu hoặc bầm tím bất thường do tiểu cầu thấp,.....
Tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu? Vắc xin quai bị thường được chỉ định tiêm cho trẻ em, trước tuổi đến trường. Vậy tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu? Người lớn có cần tiêm nhắc lại mũi vắc xin quai bị không? 1. Vắc xin quai bị có hiệu quả như thế nào? Hiện nay, vắc xin quai bị được sử dụng phổ biến...