Những câu chuyện khiến mọi người đều thấy ấm áp trong ngày Giáng Sinh
Mùa giáng sinh nữa lại đến, bạn đã có kế hoạch gì cho ngày hôm ấy chưa? Hãy cùng chia sẻ một vài khoảnh khắc đáng yêu cùng những câu chuyện giản dị nhưng hết sức ấm áp sau đây nhé.
Món quà giáng sinh của đôi vợ chồng nghèo
Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhầm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô – James Dillingham Young, ở thành phố New York.
Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ôm Jim mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim một món quà.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên.
Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh và trước nữa là ông nội anh ấy. Thứ còn lại là mái tóc của Della.
Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu Madame Eloise. Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp:
Della cất tiếng hỏi: “Bà mua tóc tôi không?”
“Tôi chuyên mua tóc mà”, bà ta đáp và bảo: “Hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi”.
Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.
“Hai mươi đồng” – bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
“Hãy cắt nhanh đi! Và đưa tiền cho tôi”. Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.
Video đang HOT
Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.
Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: “Mình có thể làm gì với nó đây?”
Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. Cô tự nhủ: “Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?”
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: “Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói Giáng sinh vui vẻ, em có một món quà rất hay cho anh này!”
“Em đã cắt mất tóc rồi à?”- Jim hỏi
“Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!” Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: “Em nói là em đã bán tóc à?”
“Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?”
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: “Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.”
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà ,mắt tràn đầy hạnh phúc. “Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim” – nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
“Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này”.
Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói:
“Della,hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu”.
Món quà của anh trai tặng em gái
Như thường lệ, mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi. Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng -một chiếc xe hơi mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy.
Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng sinh.
Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe. Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần: “Đây là xe của cô ạ?”
Tôi khẽ gật đầu: “Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho.”
Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời:
“Ý cô là…anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì? Ôi! Cháu ước gì…” Cậu bé vẫn ngập ngừng.
Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. “Cháu ước…”, cậu bé tiếp tục “…cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy”. Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé, “Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?”. Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: “Cháu thích lắm ạ!”
Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng, “Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?”. Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm…”Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ…”
Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.
“Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng. Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!”.
Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.
Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi sẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.
Theo blogradio.vn
Làm dâu đất Bắc: những câu chuyện dở khóc dở cười
Mẹ chồng nàng dâu, hàng xóm dị nghị là một trong những câu chuyện dở khóc dở cười của các cô gái miền Nam, nhất là vùng Tây Nam Bộ ra làm dâu miền Bắc
Đã không ít lần các nàng phải rùng mình khi nhớ lại những ngày đầu về sống chung với mẹ chồng.
Những câu chuyện khóc không được, cười cũng chẳng xong
Sinh ra và lớn lên tại Cần Thơ, Hương tình cờ quen Nhân - chàng trai gốc Bắc, sau một chuyến công tác ở Hà Nội. Cả hai quyết định tiến tới hôn nhân, và Hương sẽ về làm dâu ở nhà chồng vì lí do: Nhân là con trai một, là cháu đích tôn của dòng họ.
Cưới nhau được ba tháng, ba tháng đó là thời kỳ khủng hoảng nhất của cuộc đời cô. Những khác biệt trong giao tiếp, văn hóa, lối sống... giữa hai vùng miền đã khiến Hương không ít lần bị "mất điểm" trong mắt mẹ chồng và hàng xóm.
Hương tâm sự: "Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, em phải dậy sớm từ lúc 5 giờ để nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. Trong khi từ trước tới giờ nhà em toàn mua đồ ăn. Công sức em bỏ ra vậy mà cuối cùng bị mẹ chồng chê là nấu ăn quá ngọt, cuối cùng thì ngoài chồng ra thì không ai thèm ăn, dù chỉ ăn cho có lệ."
Mở mắt ra mình đã phải nghĩ tới việc nấu nướng cho nhà chồng
Cùng tình cảnh như Hương, Linh về làm dâu ở Hải Phòng được 5 năm và cũng gặp phải không ít tình huống khóc không được, cười chẳng xong. Khi được hỏi về kỉ niệm của những ngày đầu làm dâu, cô hài hước nói: "Mấy ngày đầu em làm cái gì thì mọi người cũng đều xem em như một con thú từ hành tin nào đó rơi xuống vậy. Đi chợ về gặp bà con qua chơi, em cất tiếng chào chung cho tất cả mọi người, vậy là tối đó bị mẹ chồng giáo huấn một trận. Mẹ dặn phải chào từng người một, mà chào phải thiệt lễ phép chứ không phải cho có lệ. Trời ơi, ở miền Tây mình dạ thưa thôi là coi như thay cho lời chào rồi chứ đâu có phức tạp như ngoài này."
Ngoài ra, Linh cho biết còn rất nhiều thứ cần phải dè dặt, nếu không khéo thì có thể bị la lúc nào cũng chẳng hay. Không những mẹ chồng, nhiều khi bố chồng không nói nhưng thể hiện thái độ khiến cô không ít lần phải thấy bực tức trong lòng.
Ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng
Mặc dù đã sống chung với mẹ chồng 5 năm, nhưng cứ hễ nhắc lại thì Linh lại rùng mình. Cô cho rằng sự khác biệt giữa hai vùng văn hóa ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc hôn nhân của các cặp vợ chồng.
Để dẫn chứng cho sự lời nói của mình, Linh kể: "Mới ngủ dậy nên em mặc bộ đồ ngắn ra quét sân luôn cho lẹ, vậy là bị một phen dị nghị kinh hoàng từ hàng xóm. Hôm đó mẹ chồng đi chợ, nghe lời qua tiếng lại tự thiên hạ nên về mỉa mai mình là gái miền Tây với giọng điệu vô cùng châm biếm. Nhiều lần nghe mẹ trách vô cớ, nhiều lần đổ cái tức lên đầu chồng nên đã không ít lần mình với ảnh to tiếng với nhau".
Từ ngày về làm dâu, những bộ đồ tắm đã trở nên xa lạ đối với mình
"Mình biết chồng cũng có nỗi khổ riêng, vì không biết nên đứng về phía ai. Bênh vợ thì bị mẹ nói bất hiếu, bênh mẹ thì vợ giân. Nhưng mà nếu không càm ràm ảnh thì có ngày mình tự kỷ thiệt hổng chừng" - Linh nói thêm.
Làm gì để "ghi điểm" với mẹ chồng?
Từng sống chung với gia đình chồng được tám năm, chị Nga - quê gốc ở Cà Mau, bật mí với các chị em những lưu ý khi mới về nha chồng như sau:
- Trước khi về làm dâu, chị em nên tìm hiểu sơ qua về văn hóa cũng như lối sống của người miền Bắc, chẳng hạn: khẩu vị, giao tiếp, ăn mặc... Người miền Bắc không thích ăn ngọt, vì vậy đừng cho đường khi nêm nếm; nói chuyện cần phải dạ thưa, chủ ngữ vị ngữ đầy đủ; ăn mặc cần phải kín đáo, tránh mặc những bộ đồ gợi cảm trước mặt mẹ chồng và hàng xóm.
- Khi về nhà chồng, nàng dâu cần phải khéo léo nói chuyện với mẹ chồng, "bật xi nhan" với các bà về sự non dại của mình. Ví dụ như: "con sống trong Nam từ nhỏ nên về đây chắc sẽ có nhiều thiếu sót, mẹ chỉ con thêm nhé"; "khẩu vị người miền Nam khác với ngoài mình nên mẹ nêm nếm giúp con nha mẹ"....
- Đừng nũng nịu chồng trước mặt bố mẹ chồng.
- Trước khi ăn cơm phải mời cả nhà, không được ăn trước người lớn và phải gắp thức ăn cho ông bà.
- Đi xa, nhất là về thăm nhà ngoại, khi trở lại Bắc thì nên mua quà cáp cho bố mẹ chồng và gợi cảm... - Lúc nào cũng phải nhớ câu: "Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên".
- Nên tinh ý quan sát xem nhà chồng thích và không thích điều gì để tránh làm những điều nhà chồng không thích.
Minh Đức
Theo queminhngaymoi.vn
Đừng để thanh xuân héo mòn vì cô đơn và đợi chờ Đừng bắt thanh xuân phải cô đơn rồi mục ruỗng vì đợi chờ. Bạn còn thanh xuân bạn còn có cơ hội làm lại, bạn hết thanh xuân cơ hôi ấy cũng khép lại mà không thứ tiền tài nào có thể kéo nó lại giúp bạn. Cuộc đời của chúng ta là những câu chuyện, có những câu chuyện vui có những...