Những “cặp sừng” chết chóc trong thế giới động vật
Không chỉ tê giác, sơn dương, tuần lộc có những cặp sừng thật, trở thành nỗi ám ảnh của kẻ thù. Những loài động vật biến dị khác cũng “bắt chước” có bộ vũ khí trên đầu mà chỉ cần chạm nhẹ khiến đối thủ gục ngã trong tích tắc.
Sừng của các loài động vật có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Sừng được làm bằng xương, bao phủ bởi các nang tóc chuyên biệt tạo ra hợp chất tương tự như móng tay của con người.
Trong thế giới động vật, không nhiều loài sở hữu sừng. Nhưng rất nhiều loài có thứ vũ khí lợi hại tương tự sừng, sắc nhọn, nguy hiểm và mọc ở đỉnh đầu.
Thứ vũ khí được ví như vương miện đội đầu của một số loài có mục đích sử dụng khác nhau. Chúng có thể là mối đe dọa với kẻ thù, hoặc là một cách phô trương bản thân để thu hút, lôi cuốn trên con đường đi tìm người bạn đời.
Chiêm ngưỡng những cặp sừng đặc biệt trong thế giới động vật khiến bất cứ kẻ thù nào trông thấy cũng phải dè chừng.
Mí mắt trên và mõm của ếch dài ra tạo thành “sừng” nhọn. Ếch sừng Malaya là một loài ếch có phạm vi phân bố hạn chế ở các khu vực rừng mưa phía nam Thái Lan và bán đảo Mã Lai đến Singapore, Sumatra và Borneo.
Tắc kè bốn sừng có hình dáng bên ngoài rất giống rồng con. Những con đực sẽ có từ 4-6 chiếc sừng còn con cái thì không. Tuy nhiên, những chiếc sừng này rất không chắc chắn và dễ gãy.
Video đang HOT
Thằn lằn sừng Texascó vẻ ngoài đáng sợ với lớp vỏ đầy gai sắc.Loài bò sát từ Mỹ này cũng có thể phun một chất lỏng màu đỏ có mùi hôi từ khóe mắt đáng sợ để tấn công kẻ thù.
Quỷ sừng mại châu này là loài sâu bướm lớn nhất ở Bắc Mỹ. Tuy có hình dáng kỳ lạ, những chiếc sừng nhô ra của nó vô hại. Quỷ sừng mại châu sẽ phát triển thành bướm óc chó hoàng gia, một trong những loài bướm lớn nhất Bắc Mỹ với sải cánh lên đến 15 cm.
Phần mở rộng của trán biến thành cặp sừng đáng sợ của loài ếch sừng. Ếch đực lại có màu sắc sặc sỡ hơn từ màu xanh đậm cho tới màu vàng chanh. Trong khi ếch cái chỉ có màu vàng nâu.
Cặp sừng đáng sợ của rắn hổ lục, sinh sống chủ yếu ở sa mạc ở châu Phi và Trung Đông.
Bọ cánh cứng Bắc Mỹ có chiếc sừng dài nhọn và thân hình màu cầu vồng nổi bật. Chúng sử dụng sừng để tấn công kẻ thù và thu hút bạn đời.
Bọ cánh cứng Atlas đực có ba sừng sắc nhọn sử dụng để chiến đấu với những con đực khác để giành bạn tình.
Rắn chuột có chiếc sừng nhỏ mọc ra phía trên mắt. Các nhà khoa học cho rằng nó chỉ có mục đích trang trí còn khi tấn công kẻ thù nó vẫn sử dụng hàm răng sắc nhọn.
Theo Hoàng Dung/Infonet
Khám phá hòn đảo đáng sợ nhất Brazil, không cẩn thận đi sai một bước cũng có thể chết ngay
Ilha da Queimada Grande hay đảo Rắn là một hòn đảo có diện tích 43 ha nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển bang Sao Paulo, Brazil 35 km. Nơi đây hiện đang có khoảng 2.000-4.000 cá thể rắn hổ lục đầu vàng cực độc sinh sống.
Theo tờ Roaring Earth, rắn hổ lục đầu vàng là một trong những loài rắn độc nhất hành tinh khi nọc độc của chúng chứa đầy chất Hemotoxin làm ăn mòn thịt và mô. Thậm chí, một vết cắn của loài rắn cực độc này có thể giết chết con người chỉ sau chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Rắn hổ lục đầu vàng sinh sống rất nhiều trên đảo Rắn.
Đáng chú ý, rắn hổ lục đầu vàng sinh sống rất nhiều ở đảo Ilha da Queimada Grande và không tìm thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Với mật độ khoảng 5 cá thể/1 mét vuông, chúng chính là nguyên nhân khiến đảo Rắn trở nên vô cùng đáng sợ.
Thậm chí, chính quyền Brazil còn ra lệnh cấm con người được đặt chân lên đảo Rắn khi chưa xin phép. Điều này càng làm số lượng của rắn hổ lục đầu vàng phát triển mạnh.
Cách đây không lâu, nhiều người đã cho rằng, sở dĩ rắn hổ lục đầu vàng có số lượng nhiều ở đảo Rắn là do những tên cướp biển nuôi chúng tại đây để canh giữ các kho báu. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc khám phá thì lời đồn đại này hoàn toàn sai.
Bởi vì, chẳng có kho báu nào được tìm thấy trên đảo Rắn và loài rắn hổ lục đầu vàng không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Điều này chứng minh rằng, chúng đã sinh trưởng, phát triển ở đây từ rất lâu.
Quốc Bảo
Theo doanhnghiepvn.vn/Roaring Earth
Bầy sư tử đi săn trâu rừng, một con "dính chưởng" nặng, hoảng hốt rút khỏi vòng chiến Khi đã thoát ra ngoài sau vết thương nặng, sư tử vẫn thở hồng hộc vì mệt và hú vía sau trận chiến kinh hoàng. Ảnh: Cắt từ video trong bài Ba con sư tử đực đã có một cuộc đi săn vô cùng đáng nhớ trong cuộc đời chúng khi đụng độ với một con mồi cực khỏe là trâu rừng. Cả...