Những cặp đôi trên tuyến đầu chống dịch
Trong những ngày chống dịch COVID-19, có những đôi vợ chồng cả tháng không được gặp con. Câu chuyện của họ chỉ xoay quanh công việc: Hôm nay đi lấy mẫu ở đâu? Có ca mắc COVID-19 mới không?
Công việc là niềm vui
Anh Nguyễn Hữu Tuấn và vợ là chị Nguyễn Thị Tâm, cùng công tác ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam đã lâu lắm rồi không có một bữa cơm trọn vẹn bên gia đình.
Với vai trò Đội trưởng Đội phản ứng nhanh, anh Tuấn luôn trong tâm thế sẵn sàng “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng”, đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác trong công việc.
Th.S Nguyễn Hữu Tuấn (bên phải) và vợ chồng BS.Hòa – Trang trao đổi công việc trước khi đến điểm dịch.
“Các cán bộ phải ứng trực liên tục, không ai được phép ngừng liên lạc. Trong bất cứ tình huống nào, có lệnh điều động là lên đường ngay”- Anh Tuấn chia sẻ.
Những ngày điều tra F vừa qua, với anh Tuấn là thời gian căng thẳng và áp lực. Xuống cơ sở làm nhiệm vụ, biết bao lần đôi chân anh vội vã, giọng khản đi khi phải lặp lại câu hỏi quá nhiều lần do người dân không hợp tác. Không bỏ cuộc, bằng chuyên môn, sự nhanh nhạy, năng động và nhiệt tình, anh kiên trì giải thích cho người dân hiểu.
Mỗi lần đi cơ sở là mỗi lần anh Tuấn tích lũy thêm kinh nhiệm. Khó khăn, vất vả không làm người chiến sĩ áo trắng chùn bước, trái lại chính những điều đó đã tôi luyện trong anh bản lĩnh nghề nghiệp, kiên định trước mọi thách thức, hiểm nguy.
Nếu không có sự tận tụy, lòng yêu nghề thì khó có thể hoàn thành được khối lượng công việc ấy. Chị Tâm – vợ anh Tuấn ở đội lấy mẫu xét nghiệm là một trong những trường hợp như thế.
Nhiều đêm, chị cùng đồng nghiệp đi lấy mẫu tới gần sáng. Nghỉ ngơi chưa được vài tiếng, có lệnh điều động, chị lại cùng đồng nghiệp vội vã lên đường làm nhiệm vụ.
Đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, nhưng nụ cười vẫn thường trực trên môi, chị Tâm cho biết: Là cán bộ lấy mẫu xét nghiệm có nhiều áp lực về nguy cơ lây nhiễm, về thời gian, về sức khỏe, về gia đình… tôi biết mình phải gạt đi tất cả những cảm xúc ấy.
Video đang HOT
Gửi ấm áp, yêu thương qua từng ánh mắt, cuộc gọi
Thời gian này, vợ chồng BS.Trang – Hòa phải ở hẳn cơ quan để tập trung cho việc chống dịch. Bên cạnh công việc, điều quan tâm nhất của Hòa và Trang lúc này chính là cậu con trai hơn 2 tuổi đang gửi bà ngoại chăm sóc.
Ước mơ nhỏ của vợ chồng BS. Trang – Hòa là có bữa cơm sum họp đầm ấm bên gia đình
Nỗi nhớ mong, khắc khoải chờ ngày gặp con cứ đong đầy trong trái tim người phụ nữ hết lòng với công việc. Nhắc đến con, Trang rớm nước mắt: “Đây không phải lần đầu. Năm ngoái trực dịch, em cũng gửi cháu cho ngoại chăm sóc. Nhiều đêm ngoại gọi điện bảo cháu quấy khóc nhiều vì thiếu hơi ấm của mẹ…”.
Khi nhắc đến con, giọng Hòa trùng xuống: “Ban ngày không có lúc nào em ngơi việc, đến khi xong việc thì đêm đã khuya, lúc ấy em mới tranh thủ gọi điện về nhà. Giờ đấy bé đã ngủ, được ngắm con ngon giấc trong vòng tay của bà, với bọn em thế là đủ”.
Với anh Tuấn, cơ hội thấy nhau khi cùng làm nhiệm vụ trong tâm dịch đã khiến anh vững tin hơn: “Chúng tôi may mắn hơn so với nhiều đồng nghiệp vì được sát cánh cùng nhau làm nhiệm vụ”.
Những lần phát sinh ổ dịch mới, người điều tra dịch tễ đi trước, người lấy mẫu theo sau nên họ vẫn có thể thấy nhau nhiều hơn so với những cặp đôi khác.
Chị Tâm cho hay: “Được nhìn thấy anh khỏe, vui vẻ đã đủ ấm lòng”. Chính ánh mắt đó là một cách liên lạc không lời, giúp anh chị vững tin vào một ngày không xa, đại dịch COVID-19 sẽ được đẩy lùi. Nhoẻn miệng cười, anh Tuấn nói: “Trước khi dịch bùng phát, mình không bao giờ nghĩ, ánh mắt lại có thể gửi gắm, chất chứa được nhiều điều đến vậy”.
Được sát cánh làm nhiệm vụ cùng người bạn đời cũng là một cách để giữ lửa yêu thương. Hạnh phúc tưởng như ở đâu xa, nhưng trong mùa dịch COVID-19, lại thấy bắt nguồn từ những điều hết sức giản đơn.
Anh Tâm cười: “Bao khó nhọc cũng bay tan. Ăn cơm cơ quan chứa chan tình đồng đội, mà vẫn thấy được hơi ấm gia đình, bởi do chính tay người bạn đời mình nấu nướng…”
Còn với chị Hạnh: “Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng, hạnh phúc và vững tâm nhất là khi được chung chiến tuyến cùng chồng chống COVID-19″.
Mong ước nhỏ
“Điều mong ước lớn nhất của em lúc này là gì?” – Tôi hỏi Trang. “Là được gặp, được ngửi mùi tóc, thơm một cái thật sâu lên đôi má bé” – Trang nghẹn ngào nói.
“Còn Hòa?”: “Em mong dịch nhanh được đẩy lùi, gia đình em sớm được sum họp”. Đây có lẽ không chỉ là mong ước của riêng đôi vợ chồng trẻ này, bởi Trang và Hòa chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về các cặp vợ chồng “Ngưu Lang – Chức Nữ” trên tuyến đầu chống dịch COVID-19, đã và đang âm thầm hy sinh hạnh phúc cá nhân, cống hiến hết mình cho công việc để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư tràn vào nước ta mạnh hơn nhiều so với những lần trước đó. Những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, những bữa cơm ăn vội hay những ngày xa gia đình, những lần làm việc thâu đêm trong cái giá lạnh của mùa đông hay cái nắng lửa của mùa hè… mãi mãi là ký ức không thể nào quên với anh Tâm.
“Cuộc chiến phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, song với bản lĩnh, truyền thống kiên cường, bất khuất không lùi bước trước gian khó của mỗi người dân Việt, chúng tôi sẽ tiếp tục vững bước chiến đấu và tôi tin ngày chiến thắng đại dịch COVID-19 sẽ không còn xa…” – Anh Tâm cho hay.
TPHCM ghi nhận thêm 40 ca mắc Covid-19 sau một đêm
Sau một đêm, TPHCM ghi nhận thêm 40 ca mắc Covid-19, những trường hợp này đều tiếp xúc gần với các bệnh nhân đã công bố từ trước, được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa.
Từ 18h chiều 18/6 đến 6h sáng 19/6, TPHCM ghi nhận thêm 40 trường hợp mắc Covid-19 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Sáng 19/6, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), từ 18h ngày 18/6 đến 6h sáng 19/6, TPHCM ghi nhận thêm 40 trường hợp mắc Covid-19 (BN12469- BN12508).
Những ca bệnh này liên quan đến điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng; chung cư Phú Thọ; Ehome 3; Công ty Kim Minh quận 5; ấp Tân Thới 3, Hóc Môn...
Theo HCDC, đặc điểm của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 tại TPHCM là lây nhiễm thông qua các tiếp xúc sinh hoạt thường ngày tại nơi cư trú, tại nơi làm việc. Sự lây nhiễm từ nơi cư trú rồi mang vào nơi làm việc rồi lại từ nơi làm việc mang về nơi cư trú tạo thành những chu kỳ lây nhiễm qua lại.
"Chúng ta có thể hình dung nó như quả bóng bàn nảy qua chỗ này rồi lại nảy qua chỗ khác. Do đó, khi phát hiện các trường hợp chỉ điểm qua khám sàng lọc, khi điều tra truy vết phát hiện ra các chuỗi lây, đều đã lây nhiễm qua lại vài chu kỳ", HCDC, nhận định.
Có những chuỗi lây nhiễm nằm chung trong con hẻm, dãy nhà trọ, dãy nhà hàng xóm trong một ấp. Đây là nơi sự tiếp xúc diễn ra theo sự gần gũi của xóm giềng, tắt lửa tối đèn có nhau. Những sinh hoạt làng xóm trước đây là một nét đẹp trong văn hóa nhưng hiện nay lại trở thành mối nguy khiến dịch bệnh lây lan - CDC khuyến cáo.
HCDC khuyến cáo, khi tiếp xúc trực tiếp với một ai đó, hãy xem họ như một F0 để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh (Ảnh: Hải Long).
Những chuỗi lây nhiễm tại nơi làm việc lại diễn ra khi có sự giao tiếp giữa các đồng nghiệp để trao đổi công việc, sinh hoạt nội bộ, cùng ăn cơm, nói chuyện giờ nghỉ trưa. Những tiếp xúc này vốn là bình thường và cần thiết để duy trì mối liên hệ công việc nhưng giờ đây cũng trở thành yếu tố khiến dịch bệnh lây lan.
Hiện nay mỗi ngày, thành phố đều phát hiện những trường hợp nhiễm mới thông qua sàng lọc không rõ nguồn lây. Điều này cho thấy mầm bệnh vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng.
"Những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thể một ngày nào đó trở thành F0 hoặc chính chúng ta trở thành F0 gây lây nhiễm cho những người xung quanh. Do đó, trong thời gian này, khi tiếp xúc trực tiếp với một ai đó, hãy xem họ như một F0 để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh", CDC nhấn mạnh.
Sáng 19/6, TPHCM đã khởi động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay tại Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức).
Trung tâm Y tế TP Thủ Đức thông tin, dự kiến, hơn 400 công nhân Khu Công nghệ cao sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 trong ngày. Ngành y TP Thủ Đức đã huy động 5 đội tiêm chủng tham gia công tác tiêm phòng vào ngày 19/6.
Để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay, Sở Y tế TPHCM đã gửi công văn hỏa tốc tới các cơ sở tiêm chủng yêu cầu cử hơn 1.000 đội tiêm tham gia tập huấn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Mỗi đội tiêm sẽ gồm 5 người, có nhiệm vụ khác nhau.
Dịch TP.HCM lan quá nhanh do xuất hiện biến chủng nCoV mới? TP.HCM phát hiện hàng loạt chuỗi lây nhiễm với tốc độ lan rất nhanh và có thông tin cho rằng chủng SARS-CoV-2 tại đây là biến thể mới. Tính đến chiều 16/6, sau 22 ngày bùng dịch, TP.HCM đã ghi nhận 1.015 ca mắc Covid-19, trong đó có nhiều trường hợp chưa điều tra được nguồn lây. Do tốc độ lây lan quá...