Những “cặp bài trùng” đánh bay chất độc ra khỏi cơ thể cực kỳ hiệu quả, bà nội trợ nào cũng nên biết
Dưới đây là 4 món ăn giúp bạn thải độc và thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả.
1. Cà rốt hầm thịt bò
Cà rốt có vị ngọt, tính bình, giàu carotene, giúp cơ thể loại trừ các chất độc gây lão hóa. Không chỉ vậy, loại củ này còn dồi dào vitamin A, có thể hỗ trợ điều trị chứng quáng gà và khô mắt.
Các vitamin nhóm B và vitamin C trong cà rốt cũng có tác dụng nhuận da, chống lão hóa. Ngay tới mùi thơm của loại củ này cũng có công dụng thúc đẩy tiêu hóa và sát trùng.
Vừa ngon miệng lại bổ dưỡng, món cà rốt hầm thịt bò là lựa chọn hàng đầu giúp cơ thể bài độc, dưỡng nhan.
Món ăn đề cử: Cà rốt hầm thịt bò.
Cách làm: Thịt bò rửa sạch, cắt miếng, bỏ vào nước sôi cho đến khi sạch bọt và gân máu thì vớt ra ngoài. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu rồi bỏ vào nồi cùng thịt bò.
Lúc mới nấu nên dùng lửa lớn, thêm gia vị rồi vặn lửa vừa phải, hầm cho tới khi thịt nhừ là có thể thưởng thức.
Tác dụng nổi bật của rong biển là làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Bởi rong biển chứa chất loại bỏ phóng xạ có tên là polysaccharide sulfate, có thể loại bỏ các cholesterol bám trên thành mạch máu, giúp duy trì hàm lượng cholesterol ở mức bình thường.
Đặc biệt, alginate trong tảo biển còn hạn chế việc hấp thu các chất độc hại như chì, cadmium và nhiều kim loại nặng khác. Chất này còn có công dụng ngăn ngừa táo bón, ung thư ruột kết và hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch.
Rong biển còn là thực phẩm giàu iod, giúp kích thích tuyến yên, làm giảm hàm lượng estrogen ở nữ giới, khiến cho công năng buồng trứng duy trì ở trạng thái bình thường, từ đó giảm nguy cơ mắc tăng sản tuyến vú.
Vịt hầm rong biển là món ăn “bảo hộ” cơ thể khỏi những chất độc từ kim loại nặng. (Ảnh: nguồn internet).
Video đang HOT
Món ăn đề cử: Vịt hầm rong biển.
Cách làm: Thịt vịt chặt thành từng miếng nhỏ. Tảo biển cắt miếng vừa ăn. Đem thịt vịt và tảo biến hầm trong nước sôi, cho thêm hành, gừng, rượu gia vị, hạt tiêu.
Đun vừa lửa để thịt vịt được nhừ. Tùy vào khẩu vị mà nêm thêm lượng muối vừa đủ rồi thưởng thức.
3. Mộc nhĩ đen nấu với đậu phụ
Mộc nhĩ sinh trưởng ở môi trường ẩm ướt, râm mát. Theo Trung y, loại nấm này có công dụng bổ khí, tăng tuần hoàn máu, loại bỏ nhiệt độc trong máu.
Trong họ nhà mộc nhĩ, mộc nhĩ đen có giá trị dinh dưỡng hơn cả. Loại nấm này có khả năng hòa tan các chất khó tiêu như vỏ ngũ cốc, gõ mun, cát…
Bên cạnh đó, mộc nhĩ đen có thể làm tan sỏi mật, sỏi thận, thải độc máu, hạn chế máu đông và giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
Canh đậu hũ nấu cung mộc nhĩ đen là sự lựa chọn hoàn hảo giúp thanh lọc cơ thể. (Ảnh: nguồn internet).
Món ăn đề cử: Canh đậu phụ mộc nhĩ đen.
Cách làm: Mộc nhĩ đen ngâm nước rồi rửa sạch. Đậu phụ cắt thành miếng sao cho vừa miệng. Cho hai nguyên liệu này vào hầm cùng canh gà, sau 10 phút là có thể thưởng thức.
4. Giá đỗ xào giấm chua
Theo những quan điểm của Trung y, giá đỗ được xem là thần dược “giải trăm bệnh”, lại đặc biệt có công dụng trong việc hỗ trợ cơ thể thải độc. Loại thực phẩm này từng được dùng như loại thuốc giải độc rượu, giải độc nấm, thạch tín, thuốc trừ sâu…
Chưa dừng lại ở đó, giá đỗ còn có công dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, bổ sung vitamin A giúp trị liệu bệnh quáng gà, tăng cường vitamin B2 cho đối tượng bị viêm nhiệt miệng.
Không chỉ ngon miệng, đẹp mắt, giá đỗ xào giấm chua còn là món ăn thải độc hiệu quả. (Ảnh: nguồn internet).
Món ăn đề cử: Giá đỗ xào giấm chua.
Cách làm: Đem giá đỗ rửa sạch, dùng nước sôi chần qua, sau đó tiếp tục ngâm trong nước nguội rồi vớt ra. Cho hạt tiêu vào chảo, xào qua cho dậy mùi rồi bỏ ra ngoài.
Sau đó cho hành, giá đỗ, thêm muối, đường, giấm chua, mì chính vào chảo, xào qua một lúc rồi thêm bột canh cho vừa miệng là có thể thưởng thức.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Những người tuyệt đối không ăn tỏi
Tuy được mệnh danh là "thần dược", tỏi vẫn nằm trong danh sách những thực phẩm cần cẩn trọng đối với những đối tượng dưới đây.
Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxy hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm. Tuy nhiên, rất nhiều người cần thận trọng khi ăn tỏi.
Người nóng trong, cơ thể suy yếu
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết.
Cuốn "Thảo mộc tòng tâm" của Trung Hoa từng ghi chép: "Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn."
Vì thế, những người thể chất yếu kém, khí huyết hư nhược cần phải chú ý đối với loại thực phẩm "đại bổ" này.
Người bị hư tỳ, đi tả
Tỏi có khả năng kích thích mạnh, bình thường ăn một chút có thể xúc tiến tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị viêm ruột, tiêu chảy, chớ nên đụng tới loại thực phẩm này.
Ăn tỏi khi hệ tiêu hóa đang có vấn đề sẽ gặp phải những kích thích đối với tạng phủ, gây ra xung huyết niêm mạc, phù nề...làm cho tình trạng cơ thể càng thêm tồi tệ.
Những người có vấn đề về gan
ột trong những tác dụng hàng đầu của tỏi là khả năng kháng khuẩn, kháng virus nên có thể dùng tỏi để phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả viêm gan. Nhưng với những người đã bị viêm gan thì lại được khuyên là không nên sử dụng tỏi. Bởi trong tỏi có chứa một số chất gây kích thích dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Điều này có thể làm cho các triệu chứng của bệnh viêm gan xấu đi như buồn nôn... Hơn nữa, sử dụng quá nhiều tỏi còn có thể dẫn đến thiếu máu vì một số thành phần trong tỏi làm giảm số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Người bị bệnh nặng
Mặc dù có nhiều tác dụng, nhưng tỏi vẫn bị xếp vào một trong những loại thức ăn có thể gây ra dị ứng. Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.
Không chỉ có nguy cơ khiến các bệnh cũ tái phát, tỏi còn làm giảm tác dụngtrị liệu, thậm chí xảy ra phản ứng cùng một số loại thuốc, gây ra những tổn thương không mong muốn đối với tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân.
Những người có bệnh về mắt
Điều này được ghi trong những cuốn sách về y học cổ truyền Trung Quốc. Các thầy thuốc khuyên mọi người nên tránh sử dụng tỏi trong một thời gian dài vì nó có thể gây tổn thương gan và gây hại cho mắt. Nó cũng có thể gây ra chứng ù tai, mất trí nhớ... Ăn tỏi theo từng đợt sẽ có tác dụng tốt hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ sau sinh có ăn cá mè được không? Cá mè là thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều thắc mắc đặt ra chị em sau sinh có nên ăn cá mè không? Lợi ích sức khỏe từ cá mè Cá mè thịt chắc, vị ngọt, béo nhưng không ngấy. Khéo léo chế biến, các bà nội trợ có thể nấu được những món ngon như cá...