Những cánh thư chắp nối yêu thương
Hàng trăm lá thư gửi đi từ những phạm nhân đang thi hành án tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang trong năm 2014 là tiếng lòng của những người lầm lạc phải trả giá cho sai phạm của mình…
Nhằm giúp các phạm nhân có thể giãi bày tâm tư, tình cảm bản thân, Ban Giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang đã phát động, khuyến khích các phạm nhân viết thư bày tỏ gửi tới người thân, bị hại…
Lời xin lỗi chân thành
Phạm nhân Trần Thị H. (SN 1978, trú tại TP.Bắc Giang) là một trong những phạm nhân đã gửi đến đấng sinh thành lời xin lỗi cảm động thông qua thư tay. Cánh thư H gửi mẹ không chỉ là lời sám hối từ đáy lòng mà còn có sự quyết tâm vươn lên làm lại cuộc đời. Trong thư H viết: “…Lẽ ra những ngày tháng này mẹ được an nhàn vui hưởng tuổi già thì lại phải lo lắng cho đứa con gái lầm lỡ cùng hai cháu thơ dại. Con xin lỗi mẹ, bị sự hào nhoáng của đồng tiền che mờ mắt, con gái đã làm khổ gia đình. Xin mẹ hãy tha lỗi cho con…”.
Chỉ vì muốn nhanh chóng “đổi đời” mà H từ một đứa con hiền dịu đã vi phạm pháp luật khi tổ chức môi giới mại dâm. Chị bị lực lượng chức năng bắt giữ ngày 25/12/2012 và chịu mức án 36 tháng tù. Từ dòng nhắn gửi cho người thân, H bày tỏ về tương lai, về cuộc sống và trách nhiệm của bản thân sau khi mãn hạn tù. Một phạm nhân cho dù có phạm phải tội gì thì họ vẫn có giây phút hướng thiện khi nghĩ tới những người thân yêu. Chúng tôi cảm nhận được điều đó trong ánh mắt của phạm nhân H.
“Cứ nhìn thấy trẻ nhỏ là tôi lại nhớ đến hai con ở nhà và không cầm được nước mắt. Mỗi lần theo bà lên thăm mẹ, các cháu lại hỏi:”Bao giờ mẹ về với con?”. Có những lần cháu nhỏ bảo rằng đêm qua cháu khóc vì nhớ mẹ khiến lòng tôi như thắt lại”. Nói đến đây H bật khóc, những câu xin lỗi được H nhắc đi nhắc lại trong dòng nước mắt nhạt nhòa lăn trên gò má.
Những dòng tâm sự qua nét chữ nguệch ngoạc của phạm nhân Thân Văn Th (SN 1988, ở xã Minh Đức, Việt Yên) khiến người đọc rung động bởi sự mộc mạc trong từng câu chữ gửi về người thân. Th chia sẻ: “Mỗi lần gặp người thân, trong tôi mọi cảm xúc đều dồn nén lại. Dù luôn biết ơn người thân nhưng tôi không thể nói thành lời. Do đó, khi được giám thị Trại thông báo các phạm nhân được viết thư gửi về gia đình, tôi vui lắm. Mỗi dòng chữ viết ra giúp tôi thanh thản hơn”. Nhờ cánh thư ấy, Th có cơ hội bày tỏ nỗi lòng đến người thân yêu, tạo thêm động lực để cố gắng cải tạo tốt, sớm trở về với gia đình.
Video đang HOT
Phạm nhân được đào tạo nghề tại Trại giam Ngọc Lý, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (Bắc Giang). Ảnh: MH
Khát khao ngày về
Ngồi trong buồng giam, S càng thấm thía về hành vi phạm pháp của bản thân. Hàng đêm, trằn trọc không ngủ được, S dằn vặt về quá khứ, vì mình mà vợ phải chịu bao khổ cực khi phải gánh vác gia đình, chăm lo hai con. Những đêm đông lạnh lẽo như cứa vào tim phạm nhân đa cảm ấy. S lại thao thức nghĩ: Các con ở nhà có đủ chăn ấm đắp không? Sức khỏe của người thân thế nào?…
Mỗi độ hè về, những hình ảnh vui đùa của con thơ khi được cha đưa đi chơi lại làm nỗi đau trong S càng lớn hơn. Con ở nhà có bị bạn bè trêu đùa vì người cha lầm lỗi không? Ai sẽ đưa con đi chơi khi mọi gánh nặng đều dồn lên đôi vai người phụ nữ tội nghiệp đang thay anh làm mọi việc? Cứ thế, hết câu hỏi này đến câu hỏi khác hiện lên. Vì phút bồng bột mà S phải chịu bản án ba năm tù về tội cố ý gây thương tích.
“Với sự động viên của các thầy, cô tại trại, chồng hiểu được rằng, con đường về không xa nếu ta luôn tiến bước về phía trước. Chúng ta đã bước qua được 2/3 quãng đường, vì vậy vợ hãy cố gắng lên nhé! Hãy tha thứ cho chồng và chờ ngày đoàn viên vợ nhé! Anh sẽ về cùng em với hai con”. Những lời tha thiết đó khiến chị Nguyễn Thị T không cầm được nước mắt.
Chị T cho biết, S là người ít thể hiện tình cảm nên khi nhận được lá thư chất chứa bao yêu thương, chị vô cùng bất ngờ và cảm động. Bức thư được chị giữ gìn cẩn thận và thường xuyên mang ra đọc cho các con nghe. Hàng tuần, rảnh rỗi chị lại tay đùm tay nải đưa các con lên thăm bố.
Thiếu tá Nguyễn Văn Đức, cán bộ phụ trách trinh sát, giáo dục (Trại Tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Từ những lá thư gửi về gia đình đã khơi dậy tình yêu thương, lòng hướng thiện trong mỗi phạm nhân. Từ đó giúp họ nhận ra được những sai lầm và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn”.
Đây chỉ là một vài bức thư trong hàng trăm bức thư nắn nót có, thô mộc có, hoa mỹ có và cả sự giản dị của phạm nhân đang thi hành án tại trại được chuyển tới tay người thân của mình. Chắc chắn người nhận sẽ hiểu được những cố gắng, nỗ lực của họ qua những trang thư. Sự ăn năn hối cải là con đường ngắn nhất giúp những phạm nhân sớm được về với gia đình. Biết hối hận không bao giờ là muộn…
Chia tay Trại Tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang, trong tâm trí tôi, những dòng chữ với bao mơ ước, dự định của các phạm nhân vẫn hiện rõ như in. Hy vọng sau mỗi cánh thư, những phạm nhân có đủ động lực để xóa đi mặc cảm về lỗi lầm đã qua và vươn lên làm lại cuộc đời./.
Theo Pháp luật Việt Nam
Đề xuất bỏ quyền điều tra của trại tạm giam
Cơ quan thẩm tra nhất trí với đề xuất của Bộ Công an về trao quyền điều tra cho lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, đồng thời bỏ quyền này đối với trại tạm giam, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.
Sáng nay, 27.5, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đọc tờ trình về dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện - thay mặt cơ quan thẩm tra dự thảo luật - đã đồng tình với một số thay đổi của dự thảo luật so với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004.
Cụ thể, về đề nghị trao quyền điều tra cho Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Ủy ban Tư pháp đánh giá: Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được thành lập từ năm 2010 và trong thời gian qua đã trực tiếp kiểm tra, xác minh hàng nghìn vụ việc, đấu tranh và triệt phá nhiều chuyên án, đường dây tội phạm lớn.
"Nhiều quốc gia trên thế giới quy định thẩm quyền điều tra cho cơ quan đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với loại tội phạm này. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp nhất trí với đề nghị bổ sung lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với một số tội phạm có sử dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ luật Hình sự", ông Nguyễn Văn Hiện khẳng định.
Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng đồng tình với đề xuất bỏ quyền điều tra của một số lực lượng thuộc Công an nhân dân theo đề nghị của Tờ trình, như trại tạm giam, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp để tinh gọn đầu mối. Ngoài ra, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị không nên tiếp tục giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cho các cục, phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
"Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội mặc dù được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng hầu như không thực hiện trên thực tế, nên hiệu quả hoạt động về lĩnh vực này rất thấp. Địa bàn hoạt động của cơ quan này rất gần các cơ quan điều tra chuyên trách, nên khi phát hiện được tội phạm có thể chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền", ông Hiện nhấn mạnh.
Đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng không cần thiết thành lập thêm Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu (ở cấp Bộ) và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu (ở cấp tỉnh). Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị sáp nhập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ.
"Tội phạm tham nhũng thường liên quan chặt chẽ với tội phạm về kinh tế và chức vụ. Việc sáp nhập hai Cục cảnh sát này đảm bảo tập trung lực lượng và phối hợp với lực lượng trinh sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra án tham nhũng, kinh tế, chức vụ", ông Hiện phân tích.
Theo_Dân việt
Vụ áp giải học sinh tại sân trường ở Đắc Lắc: Tại sao bỏ sót chứng cứ quan trọng Từ bản án sơ thẩm tuyên phạt 6 tháng tù treo đối với em Đỗ Quang Thiện, tòa án phúc thẩm đã thay đổi tăng lên 9 tháng tù giam. Công an đã vào tận trường học để áp giải Thiện vào trại giam, trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm giáo viên, học sinh có mặt trong buổi học. Ngày thi tốt...