Những cảnh đời ‘vật vờ’ ngày cuối năm
Hà Thành – những ngày cuối năm lạnh cắt da cắt thịt, từng cơn gió mùa đông buốt đến tê dại. Thế nhưng trong những màn đêm lạnh buốt ấy có những cảnh đời vật vờ lấy góc phố, hè đường gối trọn giấc ngủ.
1h sáng ngày cuối năm, dường như lúc này cái lạnh đang lên tới đỉnh điểm, trong khi mọi người đang yên giấc trong những ngôi nhà ấm áp thì bên lề đường, trong góc của các cửa hàng… Có những thân phận không nhà không cửa đang chống chọi với cái rét mùa đông tê tái.
Tạt chiếc xe xích lô vào mái hiên của một cửa hàng, từ từ lôi chiếc chăn cũ kỹ nhàu nát ra khỏi bọc ni lông, chèo lên ghế ngồi của chiếc xe xích lô mà hàng ngày thường chở khách, người phu xe dáng người gầy guộc ấy là Nguyễn Đình Chí, quê Hà Tĩnh.
Trong đêm đông lạnh giá, nhiều người lấy hè đường hoặc chiếc ghế chập chờn ngủ
Ra Hà Nội làm nghề đạp xích lô đã được 6 năm, chỗ ngủ mỗi đêm của bác chính là cái “cần câu cơm” này. Bác Chí khẽ kéo chiếc chăn trùm lên đầu chầm chầm tâm sự: “rất lâu rồi chưa có một giấc ngủ ngon, mùa hè thì nóng bức, muỗi chi chít, đêm nào cũng mất ngủ vì muỗi đốt. Mùa đông phải năm lạnh vừa còn đỡ, chứ năm nay rét quá, tối co ro mãi có ngủ được đâu. Mà ngủ cũng phải cảnh rác sợ trộm lục túi lấy tiền”.
Đạp xích lô mỗi ngày kiếm được có là bao, hôm nào xôm được vài “cuốc” khách nước ngoài còn đỡ, chứ lắm khi cả ngày chả ma nào trèo lên xe. Bởi vậy, bác Chí không dám thuê nhà trọ để ngủ, cố gắng tiết kiệm đồng nào hay đồng ấy. Còn vài hôm nữa là tết cố dành dụm mang về cho vợ chi tiêu ngày tết, rồi cho con cái tiền đóng học cho kỳ học tới.
Mặc cho những cái rét như cứa ra khứa thịt, tiếng ồn ào của phố phường, cuộc sống mưu sinh đã khiến họ phải chấp nhận tất cả
Nằm thu lu trong một góc nhà đường Quán Thánh, 2 người đàn ông đang cố thu mình trong lớp bao tải. Hàng ngày họ làm nghề bơm xe, vá xăm, tối đến chui vào xó nhà để ngủ. Những ánh mắt lờ đờ, mệt mỏi vì thiếu ngủ thể hiện rõ trên khuôn mặt của Phạm Việt Hùng và Phạm văn Vinh quê ở Nghệ An.
Ở quê làm ăn khó khăn, hai người rủ nhau lên Thành phố làm cửu vạn, được ít bữa thấy chẳng ai thuê, Hùng và An đành sắm chiếc bơm tay và bộ đồ vá sơ sài để kiếm ăn. Khi màn đêm buông xuống sẵn có chiếc phông sân khấu người ta vứt đi, hai người đem về làm chăn đắp.
Video đang HOT
Có khi, trong đêm đông lạnh đến tê dại, hình ảnh vật vờ của người mưu sinh khiến chúng ta xót xa
Đã 2 năm, họ phải ngủ ở lề đường, nhiều đêm thèm được về quê nhà, ngủ một giấc ngủ thật ngon, nhưng cứ nghĩ đến cảnh nghèo túng ở quê, trở về với hai bàn tay trắng. Hai người đành cắn răng chịu đựng. Hy vọng, một ngày nào đó đời sẽ khá khẩm hơn.
Hùng buồn rầu nói: “ngày bình thường không sao, phải hôm mưa gió, không biết chui vào đâu, nhiều đêm đang ngủ trời đổ mưa, hai người đành lấy áo mưa giấy mặc vào, rồi chùm bao tải lên người cố ngủ, chứ chẳng có chỗ nào mà trú ngụ cả”.
Tết cận kề nhưng manh chiếu rách cũng không đủ ấm đối với những người xa quê về phố
Tết đã cận kề đến nơi rồi, hầu hết các gia đình đều đã tụ họp chuẩn bị cùng nhau đón năm mới. Tặng nhau những lời chúc, những phong bao lì xì, còn với những thân phận vật vờ bên lề đường quanh năm ăn không ngon, ngủ không yên kia có lẽ mùa xuân chưa ghé thăm đến họ.
Không biết, đến bao giờ họ mới có được một giấc ngủ bình thường như bao người, có giường, gối kê đầu, có chăn bông ủ ấm trong những ngày đông rét mướt.
Kinh Vân- Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phận đàn bà cửu vạn cuối năm nơi biên ải
Những phụ nữ từ nhiều vùng quê khác nhau, chủ yếu ở dưới xuôi kéo nhau lên vùng biên kiếm kế sinh nhai. Những ngày Tết, việc nhiều, họ kéo lên càng đông, mong kiếm chút tiền Tết gửi về gia đình.
Cuộc đời của những người phụ nữ hành nghề cửu vạn vùng biên mỗi người một khác, phần nhiều là cay đắng, nghiệt ngã.
Những ngày giáp Tết, những khu chợ vùng cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) hoạt động náo nhiệt cả ngày lẫn đêm. 3 giờ sáng, trong cái rét căm căm, đã ồn ã tiếng xì xồ trao đổi của những chủ hàng người Trung Quốc lẫn Việt Nam. Có cả tiếng ngáy o o của mấy anh cửu vạn quấn áo mưa kín mít, đang ngon giấc giữa một núi hàng hóa vứt ngổn ngang. Rồi tiếng kẽo cà kẽo kẹt của mấy người đàn bà gánh gồng thuê buổi sớm.
Chị em cửu vạn ngồi chờ việc ở cửa khẩu Tân Thanh.
Với những đoạn dây thừng quấn đầu đòn gánh, với miếng nilon rách tả tơi quấn quanh mình, quần sắn móng lợn, những ngón chân dường như càng tõe ra vì suốt ngày dẫm đất, các chị lao vào chợ, nhao nhao sang phía bên kia cửa khẩu xem có ai thuê gì gánh nấy.
Chẳng ai thống kê ở vùng biên có bao nhiêu người đàn bà làm cái nghề gồng thuê gánh mướn này, nhưng đi đâu cũng gặp họ. Họ đứng ngồi la liệt dưới gốc cây, trong hốc đá, ven các con đường, lẫn trong các đống hàng cao lút đầu người.
Những người đàn bà này đến từ các vùng quê nghèo nàn của Lạng Sơn, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Họ nhận làm bất cứ việc gì, từ nặng nhọc đến đơn giản, miễn là kiếm được tiền.
Chị Tuyết (phải), chị Vân (giữa) kéo hàng thuê từ bên kia cửa khẩu.
10h đêm, tôi theo chân chị Nguyễn Thị Vân, người đàn bà mà tôi quen từ chiều ngoài cửa khẩu về căn nhà trọ của chị. Những cửu vạn nữ tập trung thuê trọ ở khu vực Tam Thanh, trong những căn nhà vá víu bằng liếp, dột nát, xiêu vẹo ngoài bìa rừng, dưới chân núi. Khu vực đó là "xóm liều", nơi tập trung của dân nghèo tứ xứ đổ lên kiếm sống, nơi tập trung của những con nghiện, những kẻ lang thang, giang hồ, đĩ điếm.
Trên đường về khu nhà trọ, thỉnh thoảng lại đụng bóng người vật vờ, lảo đảo đi trong bóng đêm. Tôi và chị phải nhón chân để tránh những chiếc kim tiêm vứt chỏng chơ còn đang rỉ máu tươi dưới nền đất nhớp nhúa bùn rác.
Vài bóng người dập dìu đi xuống dưới thung lũng hôi thối, bẩn thỉu. Chị bảo tôi đừng nhìn kẻo không còn đường về. Đó là bọn nghiện ngập, cave, kéo nhau ra chân núi hoang vắng để hút chích, hành lạc.
Xóm trọ tồi tàn khu vực Tam Thanh giáp biên giới là chỗ ở của chị em cửu vạn nữ.
Trong căn nhà nhỏ mà có tới 15 người đàn bàn ăn ngủ. Tính ra, mỗi người có 1m2 để ở. Đồ nghề của họ chỉ có chiếc đòn gánh. Vậy mà các chị vẫn ngăn nắp, gọn gàng và theo lời chị Vân thì có thể chứa thêm 5 người nữa. Chị bảo ở càng đông càng vui, chị em có điều kiện chăm sóc, bảo vệ và nương tựa vào nhau. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng, càng đông thì tiền thuê nhà càng giảm, cốt là cuối tháng, khi trả tiền nhà còn dư ra được bạc triệu gửi về cho gia đình.
Khi hỏi về gia cảnh, các chị im lặng. Hỏi về chồng con, về quê nhà, có chị bật khóc tức tưởi.
Người đàn bà quê ở Nam Định có đôi gò má cao, đầy tàn nhang, đã cuốn hút tôi ngay từ câu chuyện mở đầu. Chị Tuyết học hết phổ thông, định lấy chồng thì có một người đàn bà ở xã bên rủ ra Móng Cái buôn bán làm giàu. Chị trốn theo bà ta với niềm khấp khởi sẽ có một số vốn trong tay khi cưới chồng.
Người phụ nữ này đã ngoài 60 tuổi vẫn làm thân trâu ngựa kéo hàng thuê.
Nhưng ngờ đâu, người đàn bà ấy đã bán Tuyết cho một ông già Trung Quốc 70 tuổi với giá 10 ngàn tệ. Không chịu được cảnh bị hành hạ, đánh đập như con ở, Tuyết tìm cách trốn về Việt Nam.
Thế nhưng, vừa đặt chân đến biên giới, ngay kia là đất nước mình, thì lại gặp bọn du đãng, chúng bán chị vào động mại dâm. Suốt năm trời sống trong tủi nhục, ê chề, chị cũng trốn được về nước.
Nhưng người yêu đã đi lấy vợ. Chán đời, chị Tuyết lại tìm ra Móng Cái buôn bán. Trong một vụ vận chuyển hàng lậu bị bắt, nợ nần chồng chất, chị dạt về đây rồi chung thủy với cái nghề gồng thuê gánh mướn.
Ở tuổi 36, sắc đẹp, tuổi xuân đã phai nhạt, chị chỉ còn biết lăn lộn ngoài chợ biên ải để kiếm đủ tiền gửi về nuôi bố mẹ già bệnh tật ở quê. Nhưng nỗi nhớ đứa con rứt ruột với ông chồng người Trung Quốc khiến chị nhiều đêm không ngủ. Đã đôi lần chị định chạy sang bên kia biên giới, nhưng nhớ đến những trận đòn, chị lại chùn bước.
Ước mong nho nhỏ của người đàn bà này là có một số vốn, chị sẽ về quê nghĩ cách làm ăn rồi kiếm anh nông dân chân chất làm chồng. Nhưng ước mơ nho nhỏ đó có lẽ cũng khó mà thực hiện. Quay đi, ngước lại, đã sắp 40 tuổi rồi.
Oằn vai
Trong số 15 chị trú ngụ trong căn phòng tồi tàn này, có tới 6 chị đã từng bị lừa bán sang Trung Quốc. Mỗi chị mỗi cảnh, mỗi phận, song đều cay đắng, tủi nhục. Người bị bán lên vùng núi, phải làm việc thay trâu ngựa, người bị bán cho lão già, cho người tật nguyền, cho kẻ vũ phu, người bị bán vào ổ mại dâm.
Tuy các chị may mắn thoát được kiếp nạn, tìm được đường về nước, nhưng không dám về quê nữa. Cảm giác tủi thân, xấu hổ đã giữ các chị lại vùng biên giới đầy cám dỗ, hoa lệ, song cũng lắm khổ đau, cực nhọc này. Thôi thì đành gắn nốt phần đời còn lại nơi vùng biên ải bạc bẽo cho qua một kiếp đời.
Ngồi kể chuyện cuộc đời mình mà các chị rơm rớm nước mắt.
Theo VTC
Chuyện bầy hầy ở chùa giả Ngoài những chiêu "xin" tiền thiên hạ, bà Vân còn nổi tiếng là một người hung dữ. Không chỉ những đứa trẻ mồ côi mới bị đánh đập, ngay cả bảo mẫu và giáo viên cũng từng nếm đòn của bà ta. Thậm chí cả phóng viên cũng bị bà Vân tấn công... Tiền vô... như nước Tiền tài trợ bị tiêu xài...