Những cảnh đời cơ cực trên nóc tàu
Sau khi kết thúc một ngày lao động mệt mỏi, những người lao động nghèo ở Bangladesh lại trèo lên nóc tàu để trở về nhà. Mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng họ vẫn cảm thấy rất thoải mái vì đi tàu mà không mất một xu nào.
Những giấc ngủ ngon lành trên nóc tàu
Xe lửa ở Bangladesh mỗi năm chở 4 triệu lượt khách, khách được phân làm ba cấp: ngồi toa có điều hòa, toa hạng nhất và toa hạng nhì và giá vé cao tới nỗi những người lao động bình thường không có khả năng chi trả. Vì thế, để tới được nơi làm và trở về nhà bằng tàu, những người này chỉ còn cách bám hai bên tàu, ngồi trên cửa sổ, hoặc trên đỉnh tàu, thậm chí là ngồi giữa trục nối các toa tàu bất chấp nguy hiểm luôn rình rập.
May mắn khi có được một chỗ ngồi trên nóc
Video đang HOT
Mặc dù vậy, những người đi tàu chui kiểu mạo hiểm vẫn tỏ ra rất lạc quan: “Không vấn đề gì, mặc dù tàu chạy nhanh nhưng chúng tôi vẫn có thể hút thuốc và làm dáng để chụp ảnh đấy thôi”-Helaluddin (18 tuổi) cho biết. Người công nhân trẻ này hiện đang làm tại một nhà máy nhựa, mỗi ngày đều ngồi trên nóc tàu đi đi về về như vậy.
Như thường lệ, Rohomot Mia đi đến Dhaka để bán cá. Anh mang theo cả gánh hàng của mình lên nóc tàu.
Majed Miya, một người có kinh nghiệm ngồi trên nóc tàu suốt 20 năm qua cho biết anh cảm thấy thật may mắn vì có thể vì đi tàu không mất tiền. Nhưng đó chỉ là chuyện trước kia, bây giờ số khách đi “ké” kiểu Majed Miya quá nhiều buộc nhà tàu phải cử nhân viên lên soát vé, dĩ nhiên là rẻ hơn rất nhiều so với vé hạng 1, hạng 2.
Trên đồng bằng sông Ganges của Bangladesh có tới gần 3.000 km đường sắt đan xen nhau, đưa các chuyến tàu tới thủ đô Dhaka, và thành phố Calcutta (Ấn Độ). Được biết, phần lớn hệ thông đường sắt ở đây do người Anh xây dựng vào năm 1862, trước khi Bangladesh giành độc lập 100 năm.
Phụ nữ, người già, trẻ em đều chấp nhận mạo hiểm vì không có tiền
Trên một chuyến tàu tới Dhaka, cậu thanh niên Ibrahim không một xu dính túi ngồi trên nóc tàu và đăm chiêu nghĩ tới một kế hoạch bắt đầu cuộc sống mới.
Một bé gái phải bỏ ra 5 taka (0,069 USD) để được ngồi xổm giữa trục nối hai toa tàu.
Theo VietNamNet
Trà đá miễn phí ngày hè ở Sài Gòn
Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát giải khát trong những ngày nắng nóng... nhiều người ở Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí gần đường.
Thùng trà đá miễn phí trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.
6h sáng, vợ chồng chú Thanh đã pha xong thùng trà đá và mang ra trước cửa nhà phục vụ người đi đường. Tính cả tiền 1/4 cây đá và một kg trà, mỗi ngày vợ chồng chú "đầu tư" khoảng 30.000 đồng cho thùng trà đá
Cô Thanh cũng không quên đặt thêm biển "trà đá miễn phí" để người đi đường khỏi ngần ngại khi muốn uống nước. Cô cho biết, ban đầu chưa có nhiều người vì họ còn ngần ngại, nhưng dần dần thấy người này uống, người khác cũng ghé vào nên ngày một đông. Mỗi ngày vợ chồng cô phải tiếp thêm nước hai lần. Chuẩn bị luôn cả một thau nước nhỏ để người đi đường dùng rửa ly trước khi uống.Gần một trạm xe buýt trên đường Võ Văn Tần, quận 3, cô Nguyễn Thị Minh nhà ở ngã ba Trần Quốc Thảo - Võ Văn Tần cũng đặt một bình trà đá miễn phí. Cô Minh cho biết, ban đầu để bình trà trước nhà, nhưng có ít người biết nên đã đặt bình trà ở gần trạm xe buýt. Bây giờ có rất nhiều người uống, mỗi ngày cô phải thêm nước 2 lần.
Chú xe ôm này đang chạy trên đường, thấy có trà đá miễn phí nên ghé vào, ngồi luôn trên xe, nghiêng người lấy nước uống. Chị Huệ đang trên đường đi làm cũng ghé ngang lấy một chai nước để đem đến chỗ làm. Chị Bảy đang nhờ một người đi đường lấy giùm bình nước để uống dọc đường. Chị cho biết từ ngày có bình trà đá, mỗi ngày chị cũng tiết kiệm được cả chục nghìn. "Bán hàng rong như thế này cả ngày ở ngoài đường nên mau khát nước lắm, có bình trà đá vừa tiết kiệm được tiền mua nước, vừa đỡ mất công chạy đi mua", chị nói. Một người thu lượm ve chai đang tranh thủ lấy chai nước để uống cho đoạn đường sắp tới. Anh cho biết: "Mỗi khi khát nước tôi chịu khó chạy về đây để lấy nước uống".Theo VNExpress