Những căn nhà kỳ dị trên đường nội đô đẹp nhất TP HCM
Méo mó, cheo leo, xập xệ… là hình ảnh rất nhiều ngôi nhà ven tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, khiến con đường có 12 làn xe trông nhếch nhác.
Con đường nối từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1 đi qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức, được xây dựng với số vốn gần 495 triệu USD, sẽ làm giảm ùn tắc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả khu vực này. Các cửa hàng, quán xá mọc lên ngày càng nhiều bên con đường này.
“Một minh chứng cụ thể là giá đất 2 bên tuyến đường đã lên đến 50 triệu đồng/m2″, lãnh đạo TP HCM cho biết trong cuộc họp kinh tế – xã hội vừa qua. Tuy nhiên, do tuyến đường băng ngang qua khu dân cư nên khi giải phóng mặt bằng nhiều căn nhà đã bị cắt chỉ còn một phần diện tích đất rất nhỏ.
Dọc theo tuyến đường đẹp, hiện đại này có rất nhiều căn nhà hình thù nhỏ dưới to trên…
… và dài chưa đầy 2m
Hoặc có những căn nằm cheo leo trên một bức tường dày.
Thậm chí có những căn chỉ dài khoảng 1m, rộng 2m như thế này.
Do bị cắt ngang, phần đất còn lại quá nhỏ, cửa nhà nằm sát ngay mặt đường nên lối vào nhà cũng là một vấn đề “nan giải”. Chủ nhân ngôi nhà này đã “sáng chế” chiếc cầu thang bắc từ vỉa hè lên tầng 2 của căn nhà, còn tầng trệt do thấp hơn mặt đường nên bị biến thành “hầm ngầm”.
Video đang HOT
Ở nhiều căn nhà khác, chủ nhân phải xây một cầu thang song song với con đường để làm lối dẫn xe vào nhà.
Một số căn nhà lụp xụp khác sử dụng cầu thang gỗ như nhà sàn.
Hầu hết 2 bên đường các căn nhà đều phải làm bậc thềm dốc rất cao vì không còn đất.
Những căn nhà xập xệ, tạm bợ với việc phơi phóng quần áo thế này đã khiến tuyến đường được nội đô đẹp nhất Sài Gòn trở nên nhếch nhác.
“Không biết nên khóc hay nên cười vì biển báo cũng rất ‘ý nghĩa’ với các bậc thềm vào nhà của mình”, chủ một căn nhà trên tuyến đường đã nói vui khi chỉ vào tấm biển báo hiệu cầu vượt dành cho người đi bộ cách đó vài mét.
Theo quyết định 135 năm 2007 của UBND TP HCM, vị trí mặt tiền, lô đất có diện tích dưới 15 m2, chiều rộng nhỏ hơn 3m, thì chỉ được cải tạo theo hiện trạng cũ, không xây mới. Quyết định 45 năm 2009 của UBND TP HCM cũng có quy định, nếu lô đất có diện tích từ 15 m2 đến dưới 36 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 m trở lên, thì được phép cải tạo sửa chữa theo quy mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng mới tối đa 2 tầng. Chiều cao công trình không quá 13,4 m (đối với đường có lộ giới từ 20 m trở lên) và không quá 12,2 m (đường có lộ giới từ 12 đến 20 m).
Hữu Công
Theo VNE
Tuyến đường 340 triệu USD ở Sài Gòn
Ngày mai (28/9), công trình sẽ chính thức được đưa vào sử dụng sau 5 năm thi công và được đặt tên của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài dài 13,7km nối từ sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) đến nút giao Linh Xuân (quận Thủ Đức) được khởi công từ tháng 6 năm 2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 340 triệu USD.
Trước mắt, UBND TP sẽ tổ chức thông xe (giai đoạn 1) từ nút giao Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp) đến nút giao ngã tư Bình Triệu (quận Thủ Đức) dài 5,5km.
Được biết, tuyến đường sẽ được đặt tên của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Dự kiến, toàn tuyến đường từ nút giao Linh Xuân (trên QL1) đến sân bay Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào năm 2014.
Hình ảnh PV TS ghi lại trước ngày thông xe:
Cầu vượt chạy qua ngã tư Bình Triệu. Tuyến đường giúp người dân có thể đi thẳng từ khu vực Bình Triệu đến sân bay Tân Sơn Nhất sau khoảng 10 phút chạy xeẢnh: Đinh Tuấn
Đây là con đường nội đô hiện đại và đẹp nhất của TPHCM tới thời điểm hiện tạiẢnh: Đinh Tuấn
Ngã rẽ xuống giao lộ Hàng Xanh - Thủ Đức Ảnh: Đinh Tuấn
Việc sớm đưa vào sử dụng một phần công trình đường này sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực nội thành qua các tuyến Bến xe miền đông; Nơ Trang Long; Đinh Bộ Lĩnh; Bạch Đằng; Hoàng Văn Thụ...Ảnh: Theo Tri Thức
Cầu Bình Lợi 2 vượt sông Sài Gòn trên tuyến đường từ ngã tư Bình Triệu về sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đinh Tuấn
Con đường có chiều rộng từ 30-60m, tương đương 6-12 làn xe. Ảnh: Đinh Tuấn
Các công nhân gấp rút lắp đặt đèn giao thông - Ảnh: Đinh Tuấn
Hoàn tất công đoạn cuối cho ngày khánh thành. Ảnh: Đinh Tuấn
Công nhân sơn dải phát quang trên đường - Ảnh: Đinh Tuấn
Cầu dài hơn 1km gồm 8 làn xe, có 2 mái vòm bằng thép lớn nhất Việt Nam do một công ty Hàn Quốc thiết kếẢnh: Đinh Tuấn
Cầu vượt đi bộ băng ngang qua tuyến đường - Ảnh: Đinh Tuấn
Cùng với tuyến đường, cầu Bình Lợi mới sẽ giải quyết áp lực giao thông cho cầu Bình Lợi cũ, có tuổi đời 111 năm, đã xuống cấpẢnh: Theo Tri Thức
Vũ Đoan
Theo_VietNamNet
TP HCM sắp khánh thành hàng loạt công trình trọng điểm Đường vành đai phía Đông, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài; cầu Sài Gòn 2... là những công trình trọng điểm sắp được TP HCM đưa vào sử dụng để giảm ùn tắc. UBND TP HCM vừa có kế hoạch thông xe và đưa vào sử dụng hàng loạt công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố....