Những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ khi trời rét
Theo các bác sĩ, trẻ có thể bị biến chứng, thậm chí tử vong do các bệnh dễ mắc trong thời tiết lạnh giá khi không được điều trị đúng cách, kịp thời.
Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc chìm trong giá rét. Nhiệt độ tại đồng bằng phổ biến 11-14 độ C, trong khi khu vực miền núi rét 8-11 độ C. Đợt rét đậm, rét hại này có thể duy trì đến ngày 18/12. Ngay sau đó, khu vực đón thêm một đợt không khí lạnh mới khiến nhiệt độ xuống thấp hơn nữa.
Thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều trẻ mắc bệnh, chủ yếu là các vấn đề về đường hô hấp, cảm lạnh, viêm phổi,… Đây đều là những bệnh rất nguy hiểm với trẻ.
Viêm phổi
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm, rất dễ gặp ở trẻ, đặc biệt vào thời tiết giá lạnh. Bệnh này cần đưa đến cơ sở y tế ngay, nếu không khả năng tử vong cao.
Viêm phổi thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tỷ lệ trẻ tử vong vì viêm phổi có thể lớn gấp nhiều lần so với các bệnh khác. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm, khoảng một triệu trẻ em chết vì viêm phổi, chiếm 15% tổng số ca tử vong trong độ tuổi này.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Đơn nguyên Hồi sức Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cho hay các biểu hiện của biêm phổi thường rất đa dạng và phức tạp. Ở giai đoạn sớm, trẻ có thể chỉ sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc. Giai đoạn sau, trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn tiến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím môi, tím đầu chi,… Ngoài ra, bé có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý đến nhịp thở của trẻ. Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh, nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên. Trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở 40 lần/phút trở lên.
Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm, rất dễ gặp ở trẻ. Ảnh: Ohpama.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hằng, việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, giảm ho điều trị cho con tại nhà. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phổi do virus. Ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đờm, làm thông thoáng đường thở, cha mẹ không cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng và các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết khi mắc cúm mùa, trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong 2-7 ngày.
Tuy nhiên, với trẻ em, người lớn tuổi, người bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa,… bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải có nguy cơ mắc cúm biến chứng.
Để phòng bệnh, tiến sĩ Lâm khuyến cáo cha mẹ phải đeo khẩu trang cho con khi tiếp xúc người nghi ngờ hoặc mắc cúm, tăng cường rửa tay, vệ sinh hô hấp, tránh tập trung đông người trong mùa dịch, tắm nước ấm trong phòng kín gió.
Tiêm vaccine phòng cúm cũng là biện pháp hiệu quả. Trẻ bị cúm cần được cách ly và người chăm sóc bệnh nhi đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng,…
Trẻ có triệu chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác (hen phế quản) phải nhập viện điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay kháng virus Tamiflu khi trẻ mắc cúm mùa thông thường.
Viêm đường hô hấp
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hanh, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết lạnh giá là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển. Viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Thời tiết lạnh giá là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển. Ảnh: Vocal.
Viêm đường hô hấp trên gồm các trường hợp viêm mũi – họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Viêm đường hô hấp dưới thường nặng như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản,…
Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, khàn tiếng, có thể sốt nhẹ hoặc cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng sẽ lui dần và khỏi bệnh trong 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhi có sức đề kháng kém, bị bội nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể bị suy thở, sốt cao, co giật hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng (thở nhanh, co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng,…) để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Bác sĩ Hanh cũng khuyến cáo để phòng bệnh cho trẻ trong những ngày giá rét, cha mẹ cần chú ý đảm bảo giữ đủ ấm cho con (lưu ý giữ ấm chân, tay, ngực, cổ, đầu). Tuy nhiên, bạn không nên ủ ấm quá mức khiến trẻ toát mồ hôi, dẫn đến nhiễm lạnh, viêm phổi. Ngoài ra, cha mẹ hạn chế cho trẻ ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp.
Bên cạnh đó, trẻ cần ăn uống đủ chất, nhiều hoa quả để nâng cao sức đề kháng, uống nước ấm, tránh sử dụng thực phẩm lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Nhà cửa nên vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không đốt củi, sưởi than trong phòng kín.
Cuối cùng, phụ huynh cần cho trẻ tham gia đầy đủ lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng, không nên vì thời tiết lạnh trì hoãn việc này.
Dấu hiệu phân biệt bệnh hen và viêm đường hô hấp ở trẻ em
Tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ là 10%, cao gấp đôi so với người lớn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của các bé.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy- Trưởng Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội, bệnh hen không chỉ có một nguyên nhân đơn thuần mà có phối hợp nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ví dụ: Gia đình có người mắc hen thì trẻ có nguy cơ cao bị hen hoặc do môi trường ô nhiễm, do lối sống như chế độ ăn quá nhiều đạm, hay tình trạng dị ứng trong cộng đồng ngày càng cao thì tỉ lệ mắc hen càng cao.
Bệnh hen ở trẻ tiến triển theo tình trạng hormone, nghĩa là trong 5 năm đầu đời, trẻ rất dễ mắc hen và bệnh sẽ thuyên giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, ở một số trường hợp, bệnh sẽ giảm đi nhưng bệnh lại tiến triển thành hen mạn tính ở một số trường hợp khác.
Tỷ lệ mắc hen ở trẻ cao gấp đôi người lớn (Ảnh minh họa: KT)
Việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ do dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hen là trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng đột nhiên khó thở, khò khè, tái đi tái lại khoảng 3 lần trong một năm hoặc trẻ khó thở sau khi vận động mạnh.
Cơn hen thường xuất hiện về đêm và sáng, còn ban ngày trẻ ổn định, bình thường. Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp, trẻ thường bị ho, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, viêm amidan hoặc viêm tai giữa, thậm chí sốt cao nhưng bệnh thường diễn biến cấp tính trong vòng 5 -7 ngày sẽ khỏi và không tái lại nhiều lần.
Hen phế quản ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Song, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị thì có thể kiểm soát được bệnh. Hen phế quản là một bệnh mạn tính nên phải xác định điều trị lâu dài, cần sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với bác sĩ. Việc dùng thuốc điều trị hen tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ và dùng loại nào, khi nào dừng sẽ do bác sĩ quyết định.
Ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát bệnh hen, cha mẹ cũng chú ý tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen cấp tính như giữ cho nhà cửa sạch sẽ, tránh khói bụi, phấn hoa hoặc lông chó mèo. Trẻ mắc hen vẫn có thể đi học và sinh hoạt bình thường và có thể chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chú ý khởi động kỹ hoặc dùng thuốc giãn phế quản trước khi vận động.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyến cáo, thời tiết mùa đông - xuân là yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến bùng phát cơn hen cấp tính. Các bậc cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, luôn nhắc trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tuân thủ việc điều trị thật tốt.
Tại BV Đại học Y Hà Nội đã thành lập Câu lạc bộ Hen nhi khoa, các bố mẹ có con mắc hen có thể tham gia câu lạc bộ này để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc con.
Nguy hại khi tự ý cho trẻ dùng Tamiflu Tamiflu có thể giúp giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm. Tuy nhiên, loại thuốc này không chữa khỏi bệnh cúm và nguy cơ mang đến rất nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ nếu không được sử dụng đúng cách. Không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng thuốc Tamiflu. Ảnh minh họa. Nhận biết bệnh cúm Cuối năm...