Những căn bệnh nguy hiểm ẩn chứa sau cơn đau bụng
Nhiều người chúng ta nghĩ rằng đau bụng là bệnh bình thường, không quan trọng. Tuy nhiên ẩn chứa sau những cơn đau bụng đó lại là một loạt các căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Đau bụng là một triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều người chúng ta nghĩ rằng đau bụng là bệnh bình thường, không quan trọng. Tuy nhiên ẩn chứa sau những cơn đau bụng đó lại là một loạt các căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Vô sinh
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng… Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.
Thực tế, trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng…
Viêm ruột thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện thường thấy là đau bụng, đầu tiên cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị rồi lan xuống vùng hố chậu phải, và nó gây đau liên tục, âm ỉ và tăng dần, đau quặn và buốt.Viêm dạ dày cấp
Buồn nôn, nôn nhiều, ăn xong nôn ngay có dịch chua, thậm chí nôn ra máu. Ngoài ra, các triệu chứng khác dễ nhận biết như lưỡi sưng và miệng hôi.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Do viêm dạ dày cấp chỉ là phản ứng viêm hạn chế ở niêm mạc mang tính khởi phát và diễn biến nhanh do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Nhưng nếu quá trình này diễn biến nhiều đợt có thể gây viêm mãn tính vì niêm mạc bị phá hủy và tổn hại chức năng của hệ miễn dịch.
Viêm thận (viêm bể thận) là do di chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu gây viêm tiết niệu và di chuyển lên bể thận. Nguyên nhân khác như ứ đọng và tắc đường lưu thông của nước tiểu cũng có thể gây sỏi thận và u tuyến tiền liệt. Triệu chứng đau của bệnh này chủ yếu là đau lưng, sườn và bụng.
Video đang HOT
Đi tiểu dắt, buốt, màu nước tiểu bất thường, thậm chí tiểu ra máu. Với viên sỏi nhỏ, chúng ta có thể uống nhiều nước để đẩy nó ra ngoài, nếu không phải phẫu thuật để tránh sỏi tái phát, suy thận, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Nếu bị đau đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, tiểu buốt, tiểu khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ thì có thể lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những triệu chứng này thường khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung – tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn), sa sinh dục, viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, giãn tĩnh mạch tiểu khung…
Đau bụng tâm lý
Bệnh này thường gặp ở trẻ em độ tuổi đi học. Thi thoảng các em bị lên cơn đau bụng nhưng sau khi kiểm tra y tế không thấy bất kỳ tổn thương nào. Bệnh khởi phát với những cơn đau lâm râm vừa phải. Người bệnh nôn nao, xanh, hay chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi. Thường thì đau bụng tâm lý không xác định được vị trí cụ thể, nó có thể đau từ thượng vị xuống hạ vị. Các chuyên gia cho rằng, do chấn thương tâm lý và cảm xúc, stress gây ra tình trạng này.
U nang buồng trứng, thai ngoài tử cung
Khi chưa có biến chứng thì khối u nang rất khó phát hiện và chỉ phát hiện khi chúng ta đi khám siêu âm phụ khoa định kỳ. Lâu dần được dẫn tới biến chứng xoắn u gây đau quặn bụng cấp tính, đau từng cơn dồn dập và tăng dần cường độ, kèm theo nôn, mất nước, chất điện giải… Đối với thai ngoài tử cung, khi thai chưa vỡ, phụ nữ thường thấy ra huyết và đau bụng, nhưng khi thai vỡ, bụng đau từng cơn liên tục và tăng dần khiến bệnh nhân có thể ngất xỉu. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Doisongphapluat
9 thói quen gây hại mà nhiều người vô tình mắc phải
Lười uống nước, trùm chăn khi ngủ, ngoáy tai... là những thói quen mà nhiều người đang vô tình mắc phải, khiến cho sức khỏe của họ bị ảnh hưởng, nhất là trong thời tiết lạnh của mùa đông.
1. Liếm môi khiến môi khô, nứt nẻ
Nhiều chị em sai lầm khi cho rằng liếm môi lúc thời tiết khô hanh là đang cung cấp chất ẩm cho môi, giúp môi mềm mại hơn.
Các nhà khoa học trên trang Health khuyến cáo, trong nước bọt chứa amylase (tạo thành một chất dịch hơi dính). Khi liếm, môi sẽ được phủ một lớp dính đó, gặp gió, nước trong chất dịch sẽ bốc hơi chỉ còn lại chất amylase trên bề mặt môi. Chính chất này làm cho môi bị co lại và tình trạng khô nứt sẽ tệ hại hơn. Do đó khi bị khô môi tuyệt đối không liếm mà nên bôi dầu dừa, mật ong, son dưỡng ẩm hoặc vasaline, đồng thời uống đủ nước sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
2. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều, càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn và nước càng sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước đun đi đun lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bởi trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat.... Khi nước đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trên tăng lên đáng kể, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
3. Đợi khát mới uống nước
Vào thời tiết mùa đông, nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể giảm nên nhiều người thậm chí không uống nước vì không cảm thấy khát. Đây là thói quen của hầu hết mọi người, và phải điều chỉnh ngay lập tức. Vì chỉ uống nước khi khát sẽ làm cơ thể không đủ lượng nước cần thiết. Nếu thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể.
4. Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Bình thường con người hít vào oxy, thở ra CO2 và nhiều chất độc hại. Do đó nếu trùm chăn kín đầu khi ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra. Hậu quả là sau một đêm ngủ, bạn sẽ cảm thấy uể oải, choáng váng, ăn không ngon miệng, sụt giảm trí nhớ.
5. Vận động sớm sau khi ngủ dậy
Vì trời lạnh nên nhiều người nghĩ rằng phải vận động ngay sau khi ngủ dậy để giữ ấm cơ thể, đây là một thói quen sai lầm. Trong giấc ngủ, đặc biệt khi trời lạnh, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được chuyển sang chế độ thấp nhất. Do đó khi bạn vừa tỉnh dậy, các bộ phận vẫn ở trong trạng thái hoạt động thấp, nếu bạn ra khỏi giường và vận động ngay thì cơ thể sẽ không kịp điều tiết. Hệ quả là dẫn đến các bệnh về máu và tim như huyết áp, tim mạch, xuất huyết não.
Các nhà nguyên cứu khuyên mọi người sau khi ngủ dậy nên nằm trên giường
một lát để đánh thức các cơ quan rồi mới ra khỏi giường. Sau đó uống một cốc nước, chờ cho nước thấm sâu vào cơ thể rồi mới vận động thể dục.
6. Không uống nước khi ngủ dậy
Trời lạnh nên nhiều người lười uống nước khi ngủ dậy vì cho rằng cơ thể không vận động nên không cần nước, thậm chí có người còn bảo rằng uống nước như vậy dễ bị đau bụng.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Chính vì vậy, việc bổ sung nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả. Hãy uống ít nhất từ 400-500 ml nước ấm ngay sau khi ngủ dậy để bảo vệ sức khỏe.
7. Gấp chăn màn ngay sau khi ngủ dậy
Quá trình hô hấp thải ra gần 150 loại khí độc, trong mồ hôi của con người cũng chứa hơn 150 loại hóa chất có hại, đa số chúng đều bị hút vào chăn màn khi chúng ta đắp ngủ. Nếu bạn gấp chăn màn ngay sau khi ngủ dậy, những chất này sẽ nằm mãi ở đó, gây mùi hôi, buổi tối bạn tiếp tục đắp vào sẽ bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các nhà khoa học khuyên khi ngủ dậy nên lật ngược và giũ chăn màn đồng thời mở toang cửa để những hóa chất độc hại đó bay đi hết rồi mới gấp lại.
8. Ngoáy tai
Ráy tai là chất tiết tự nhiên do tuyến ráy tai của lớp da phủ trên phần sụn của ống tai ngoài tiết ra. Ráy tai cùng với hệ thống lông tơ ở cửa tai bắt giữ những phần tử (bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn, vi nấm) xâm nhập và trục xuất chúng ra ngoài.
Ngoáy tai thường xuyên sẽ làm mất đi lớp ráy bảo vệ, thậm chí làm trầy xước da, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa, nếu ngoáy tai không đúng cách sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong gây cản trở hoặc bít tắc ống tai, thậm chí sẽ dẫn tới các hậu quả nguy hiểm như thủng màng nhĩ, chảy mủ, mất thính lực, tiến sĩ Rachel Vreeman, trợ lý giáo sư tại Đại học Indiana (Mỹ) phân tích.
9. Ăn chất lỏng
Chất lỏng hay thức ăn ở dạng lỏng giúp nhanh chóng lấp đầy dạ dày và hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn thức ăn đặc. Từ đó, giúp giảm cânnhanh nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng cao và không để lại lượng đường hay chất béo trong đường ruột.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là chế độ ăn uống không thể đảm bảo calo và dinh dưỡng cho cơ thể về lâu dài. Nếu áp dụng theo chế độ ăn lỏng để giảm cân thì có thể giảm cân nhanh chóng và nhưng đồng thời cũng tăng cân nhanh trở lại khi ngừng ăn. Chưa kể, ăn theo chế độ lỏng sẽ thường xuyên gây cảm giác thèm ăn vì vị giác không được nếm vị thức ăn mỗi ngày.
Theo Phununews
8 thắc mắc của tất cả những ai làm cha mẹ lần đầu Lần đầu làm cha mẹ với quá nhiều điều mới mẻ, hẳn là ai trong chúng ta cũng bỡ ngỡ và có hàng trăm câu hỏi cần lời giải đáp. Dưới đây là những nỗi băn khoăn phổ biến thường khiến các ông bố bà mẹ trẻ bối rối nhất. 1. Tại sao phân của con tôi màu xanh lá cây? Chất lượng...