Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Bạn phải biết đến những cấm kỵ lớn dưới đây
1. Uống sữa đậu nành với ăn trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.
Không nên uống sữa đậu nành cùng với ăn trứng
Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
2. Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
3. Không dùng đường nâu
Video đang HOT
Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.
4. Không uống “chay”, không uống khi đói
Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thê.
5. Tránh uống sữa chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uông sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Uống sữa đậu nành chưa nấu chín dễ bị ngộ độc
Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là đê các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.
6. Chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
7. Chú ý bổ sung kẽm khi uống sữa đậu nành thường xuyên
Đậu nành chưa nâu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin… Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín như đã nói ở trên. Và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm đê tránh thiêu chât.
8. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uông sữa đâu nành vì uông sẽ dân đên đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
9. Không uống cùng kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuôc kháng sinh chứa chât tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uông cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Những điều cấm kỵ sau bữa ăn
Những thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngay sau bữa ăn như ăn thêm hoa quả tráng miệng, uống trà nóng, tắm rửa, chạy bộ, đã được khuyến cáo nhiều lần. Để bổ sung vào danh sách này, bạn có thể tham khảo thêm một vài lời khuyên sau.
Hút thuốc
Giáo sư Dương Lực thuộc Viện Y học Trung y Trung Quốc trên "Sinh mệnh thời báo" cho biết, một số người thường hút thuốc ngay sau bữa ăn. Kì thực, việc này chỉ giải quyết "khâu" thoải mái tâm lý cho cơn nghiện thuốc lá, chứ không có lợi cho sức khỏe.
Bởi sau bữa ăn, nhu động dạ dày vào thời điểm hoạt động cao nhất, lượng máu tuần hoàn của hệ tiêu hóa bắt đầu tăng. Nếu như hút thuốc lúc này, phổi và tổ chức hô hấp sẽ phải tiếp nhận khói thuốc, lượng lớn các thành phần có hại trong thuốc lá hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể, khiến hệ tiêu hóa phải chịu kích thích theo dẫn đến các bộ phận trong cơ thể tổn hại nhiều hơn lúc bình thường hút thuốc gấp 10 lần.
Hát karaoke
Dạ dày rộng ra sau khi ăn no, lượng máu lưu thông tăng nhanh, ca hát ngay lúc này sẽ khiến cơ hoành sa xuống, khoang bụng tăng thêm áp lực, khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, nghiêm trọng có thể dẫn đến một số bệnh về dạ dày. Nên để dạ dày được nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng trước khi hát.
Lái xe
Sau bữa ăn, theo yêu cầu của hệ tiêu hóa, phần lớn máu sẽ dồn vào bộ phận dạ dày, tạm thời máu cung cấp cho não bị giảm, lái xe ngay lúc này dễ dẫn đến khó kiểm soát tình huống giao thông, gây tai nạn. Hơn 30 phút sau ăn là thời điểm an toàn để tiếp tục lái xe.
Nới cạp quần
Nếu vừa ăn no mà lập tức nới rộng cạp quần sẽ làm áp lực vùng bụng giảm đột ngột, thức ăn đang bị dồn ép (do cạp quần quấn chặt bụng từ lúc trước khi ăn) sẽ nhanh chóng trôi tự do từ dạ dày xuống ruột, điều này dễ dẫn đến sa dạ dày, xoắn quai ruột. Do đó không nên ăn quá nhiều một lúc, hoặc nới cạp quần trước khi ăn.
Đi ngủ
Rất dễ phát phì nếu sau khi ăn lập tức lên giường "đánh" một giấc. Chuyên gia y tế cảnh báo rằng, phải nghỉ ngơi ít nhất 20 phút rồi mới được đi ngủ. Hơn nữa, sau ăn ngủ ngay sẽ giảm dịch tiêu hóa, thức ăn chưa được tiêu hóa hết đọng lại dạ dày khiến giấc ngủ không chất lượng và gây hại dạ dày.
Theo Đỗ Mai (An ninh thủ đô)
Thai phụ ăn trứng giúp con đỡ bị ốm sau này Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai nên ăn nhiều trứng và thịt nạc để con giảm được nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau này. Chất dinh dưỡng có tên là choline, có ở trong thịt nạc, trứng, đậu và súp lơ xanh, có thể giúp giảm nguy cơ trẻ bị...